9 tháng, TPBank đạt 3.024 tỷ đồng lợi nhuận
TPBank vừa công bố kết quả kinh doanh quý quý III/2020 cho thấy, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng đạt 7.103 tỷ đồng, tăng 22,79% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, so với cuối quý III/2019, chi phí hoạt động chỉ tăng 19,64%, thấp hơn tốc độ tăng doanh thu, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) cũng đã giảm đáng kể. Kết quả trên đã mang lại cho TPBank 3.024 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25,78% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 74,33% kết hoạch cả năm đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
Tổng tài sản của Ngân hàng đến cuối quý III tăng gần 26% so với cùng kỳ năm 2019, đạt trên 193.000 tỷ đồng. Tổng huy động tăng 25,24%, đạt 173.445 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt trên 124.000 tỷ đồng, nằm trong giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Video đang HOT
Được biết, tỷ lệ nợ xấu TPBank tính đến cuối tháng 9 vẫn tiếp tục được kiểm soát dưới 2%. Trái với những lo ngại trước đó khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ nợ xấu thấp cho thấy sự thành công của TPBank trong hoạt động kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro.
TPBank hiện cũng là một trong những ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao trên thị trường. Đến cuối tháng 8/2020, hệ số CAR của TPBank đạt 10,81% tính theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn nhiều so với mức 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
TPBank duy trì hoạt động hiệu quả như trên là dựa trên nền tảng bền vững được xây dựng trong nhiều năm qua, và sự ứng biến linh hoạt trước thách thức mới nhằm tận dụng tốt nhất những lợi thế của một ngân hàng số để đa dạng hóa nguồn thu. Trong đó, thu từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 809 tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng thu nhập hoạt động và 26,8% tổng lợi nhuận trước thuế. Đóng góp lớn nhất vào nguồn thu dịch vụ tới từ hoạt động thanh toán, thu phí dịch vụ và kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
Tăng trưởng lợi nhuận và chỉ số an toàn vốn nói trên đã củng cố vị thế TPBank là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn nhất hệ thống, với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) lần lượt là 22,63% và 1,80%. Đây là mức tăng trưởng bền vững trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đã phải đối mặt với hai đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19, khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn.
Kiểm toán chỉ tên hàng loạt ngân hàng vượt room tín dụng
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi tới Quốc hội khóa XIV về công tác kiểm toán Nhà nước năm 2020 cho thấy, có 6 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt room.
Shinhan Bank vượt hạn mức tăng trưởng tín dụng 132 tỷ đồng
Về hoạt động ngân hàng, mua bán nợ, Kiểm toán Nhà nước cho biết, đơn vị này đã phát hiện một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng nhà nước.
Danh sách cụ thể bao gồm 6 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đại chúng 13.656 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn 8.654 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bảo Việt 3.153 tỷ đồng, Ngân hàng Shinhan Bank (HQ) 132 tỷ đồng, Ngân hàng Mizuho Hồ Chí Minh 192 tỷ đồng, Ngân hàng Busan - CN HCM 83 tỷ đồng, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga 69 tỷ đồng.
Từ nhiều năm nay, NHNN ngoài đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung của cả hệ thống còn áp hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho từng ngân hàng thương mại để kiểm soát tốc độ cung tiền, kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, hạn mức này được NHNN điều chỉnh khá linh hoạt theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát cũng như nhu cầu và sức khỏe của các ngân hàng.
Thông thường, các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu sẽ bị NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải để không gây rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, các ngân hàng có sức khỏe tài chính mạnh vẫn được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao.
Trong 9 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng 5,12% song nhiều ngân hàng như: Techcombank, VIB, VPBank, TPBank, Sacombank vẫn NHNN cho phép nâng room tín dụng cao. Trong top được tăng trưởng tín dụng cao nhất là Techcombank, VPBank, được nâng hạn mức tín dụng năm 2020 lên 19-23%. MBB cũng được điều chỉnh room tín dụng từ 11,75% lên 20%. Sacombank được nới room lên 14%.
'Big 4' chính thức có cơ sở pháp lý để tăng vốn điều lệ Việc tăng vốn điều lệ giúp các ngân hàng bảo đảm các tỷ lệ an toàn, đáp ứng mức đủ vốn theo chuẩn mực Basel II đồng thời có thêm dư địa phục vụ tăng trưởng. VietinBank đang khẩn trương thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ. (Ảnh: Vietnam ) Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ...