9 tháng, Sacombank ước hoàn thành 90% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2020
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho hay, ước 9 tháng đầu năm nay, Ngân hàng đã đạt 90% chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra cho cả năm 2020.
Tăng trưởng tín dụng của Sacombank đến hết tháng 9 đã đạt khoảng 9% (Sacombank đã được NHNN chấp thuận cho tăng trưởng tín dụng lên mức 14,5%); lợi nhuận đạt 90% kế hoạch cả năm và nợ xấu được kiểm soát dưới 3%.
Cũng theo đánh giá của Tổng giám đốc Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm, những tháng cuối năm cầu tín dụng sẽ cải thiện trong mùa kinh doanh cao điểm.
Trong thời gian qua, Sacombank cũng đẩy mạnh tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Đến 30/6/2020, Sacombank cho biết, đã cơ cấu nợ cho trên 1.000 khách hàng với dư nợ trên 7.300 tỷ đồng.
Miễn giảm lãi cho gần 700 khách hàng với dư nợ trên 5.100 tỷ đồng.Ước tính lợi nhuận cả năm sẽ giảm khoảng 1.000 -1.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Video đang HOT
Về mục tiêu về xử lý thu hồi 11.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay, theo bà Diễm, Ngân hàng có khả năng để hoàn tất vì tính đến nay, Sacombank đã xử lý được gần 10.000 tỷ đồng nợ xấu.
Tổng dự phòng rủi ro, Sacombank đã trích lập lũy kế từ đầu năm đến nay trên 6.000 tỷ đồng.
Việc đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ xấu đã tác động tích cực lên lợi nhuận. Dự kiến lợi nhuận đạt được của Sacombank trong năm nay sẽ vượt 20% chỉ tiêu đề ra, tức bằng với con số đạt được của năm 2019 (3.200 tỷ đồng).
Được biết, tại ĐHCĐ thường niên được tổ chức hồi tháng 6, Sacombank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả năm 2019. Tổng tài sản tính đến cuối năm 2020 dự kiến đạt 498.400 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước.
Sacombank xây dựng mục tiêu tổng nguồn vốn huy động đạt 457.200 tỷ đồng, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 452.400 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019.
Mục tiêu dư nợ tín dụng đạt 329.400 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%.
Theo Sacombank, với vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2020 dự kiến là 28.395 tỷ đồng, Ngân hàng sẽ chi 785 tỷ đồng để đầu tư tài sản cố định và sử dụng 18.154 tỷ đồng cho hoạt động kinh doanh sinh lời. Ngoài ra, Ngân hàng dự kiến bổ sung vốn có giá trị 214 tỷ đồng cho ngân hàng con tại Lào trong năm 2020.
7 tháng, Sacombank thực hiện được 63% kế hoạch lợi nhuận 2020
Trong 7 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Sacombank ước đạt khoảng 1.600 tỷ đồng, vượt 5% so với tiến độ và hoàn thành 63% kế hoạch cả năm.
Năm 2020, Sacombank đặt ra mục tiêu lợi nhuận ở mức 2.573 tỷ đồng, nhưng khá khiêm tốn (giảm khoảng 20%) so với năm 2019, do tác động của đại dịch Covid-19.
6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Sacombank đã quyết liệt triển khai đồng bộ mọi giải pháp nhằm vừa đảm bảo duy trì ổn định hoạt động ngân hàng và bám sát các mục tiêu của Đề án tái cơ cấu, vừa đẩy mạnh cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi cho khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19.
Đến 30/06/2020, Sacombank cho biết, đã cơ cấu nợ cho trên 1.000 khách hàng với dư nợ trên 7.300 tỷ đồng. Miễn giảm lãi cho gần 700 khách hàng với dư nợ trên 5.100 tỷ đồng.
Ước tính lợi nhuận cả năm sẽ giảm khoảng 1.000 -1.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sacombank cho biết, sẽ phấn đấu để đạt mức lợi nhuận cả năm 2020 vượt 20% so với mục tiêu đã được ĐHĐCĐ giao phó.
Tính đến 30/6/2020, tổng tài sản đạt gần 482.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm, đạt 63,2% kế hoạch; Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 436.000 tỷ đồng, tăng 6,2%, đạt 60,3% kế hoạch.
Tín dụng đạt hơn 311.000 tỷ đồng, tăng 4,9%, đạt 44,3% kế hoạch và đã được Ngân hàng Nhà nước cho nới room tín dụng lên 13,5%. Chất lượng tín dụng được kiểm soát với tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất lũy kế đạt hơn 1.400 tỷ đồng, tương đương 55,5% kế hoạch năm. Hệ số CAR đảm bảo tuân thủ quy định Thông tư 41 ngay từ đầu năm và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kéo giảm xuống dưới 30% so với mục tiêu kiểm soát 40% của NHNN.
Tổng doanh số thu hồi, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng đạt trên 9.900 tỷ đồng, đồng thời đã trích lập/phân bổ hơn 2.200 tỷ đồng các tồn đọng tài chính thuộc Đề án. Nhờ đó, tỷ trọng tài sản không sinh lời/Tổng tài sản tiếp tục được kéo giảm thêm 1,9% so đầu năm.
Lợi nhuận ngân hàng quý II: Bám sát kế hoạch điều chỉnh Lợi nhuận 6 tháng đang bám sát kế hoạch đề ra và các ngân hàng sẽ tăng tốc hoạt động trong nửa cuối năm để hoàn tất mục tiêu cả năm nếu dịch Covid-19 không bùng phát trở lại. Nhiều ngân hàng ghi nhận kết quả tích cực trong quý II Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tại ĐHCĐ thường niên 2020 diễn...