9 tháng, PNJ lãi sau thuế hơn 694 tỷ đồng, tăng trưởng 38%
PNJ vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng 2018, với mức tăng trưởng về cả doanh thu thuần và lãi gộp.
Cụ thể, trong quý III/2018, PNJ đạt 3.151 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 38% so với mức 2.279 tỷ đồng của cùng kỳ. Lãi gộp tăng gấp rưỡi, từ 396 tỷ đồng, lên 600 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 19%, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Lợi nhuận trước thuế quý III/2018 của PNJ đạt 221 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 177,7 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, PNJ đạt 10.508 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận trước thuế đạt 869 tỷ đồng, tăng 38%, đạt 79% so với kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 694,4 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ, EPS đạt 4.283 đồng.
Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc PNJ cho biết, tính đến thời điểm cuối quý III/2018, số lượng khách hàng mới của Công ty tăng 50% và số lượng khách hàng cũ quay lại tăng 58% so với cùng kỳ.
Đây là một trong những lý do góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng. Hiện nay, với cơ cấu dân số trẻ, đời sống ngày càng cải thiện, tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh về số lượng, thị trường trang sức Việt Nam vẫn còn dư địa phát triển rất lớn.
Theo báo cáo phân tích của CTCK VPBank (VPBS), trong phân khúc tầm trung và cao cấp, thị phần của PNJ ước đạt 27%. Với chủ trương phát triển mạnh hệ thống phân phối cùng nguồn lực hiện có, con số này có thể tăng lên mức 28% vào cuối năm 2018 và lên mức 30,4% vào năm 2020.
Thùy Vinh
Video đang HOT
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên chiều 6/11: Sức cầu yếu, VN-Index quay đầu giảm điểm
Tuy áp lực bán không mạnh, nhưng do sức cầu thị trường quá yếu nên VN-Index không giữ được sắc xanh có được trong phiên sáng và quay đầu giảm điểm trong phiên chiều.
Trong phiên giao dịch sáng, dù mở cửa tăng khá tốt, nhưng lực cầu yếu khiến VN-Index không thể vượt qua ngưỡng 930 điểm mà quay trở lại giằng co nhẹ quanh tham chiếu.
Trong bối cảnh thị trường thiếu động lực tăng, những trụ đỡ cũng dần yếu đà nên VN-Index nhanh chóng rơi qua tham chiếu trong phiên chiều.
Thực tế, áp lực bán không mạnh, nhưng do sức cấu quá yếu khiến VN-Index quay đầu giảm điểm trong nửa cuối phiên chiều.
Đóng cửa, với 142 mã tăng và 139 mã giảm, VN-Index giảm 3,48 điểm (-0,38%) về 922,05 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 139,21 triệu đơn vị, giá trị 3.102,6 tỷ đồng, tăng 2% về lượng, nhưng giảm 2% về giá trị so với phiên 5/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,67 triệu đơn vị, giá trị 589,4 tỷ đồng.
Nhiều mã vốn hóa lớn và bluechips đã yếu đà trong phiên chiều, qua đó gây áp lực lên VN-Index. Tác động tiêu cực nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi hầu hết giảm điểm. VCB giảm 1,2% về 55.800 đồng; BID giảm 2,4% về 32.000 đồng; MBB giảm 1,6% về 21.500 đồng; CTG giảm 1,1% về 23.250 đồng... Nhiều mã lớn khác như MSN, PNJ, PLX, VJC... cũng đều giảm khá mạnh.
Ngược lại, các mã VNM, TCB, HSG, STB, CII, SAB... tăng điểm để hỗ trợ chỉ số. Trong đó, VNM dù tăng không mạnh, ở mức 1% lên 117.700 đồng, nhưng là một trong những mã đóng góp tích cực nhất trong việc hỗ trợ chỉ số.
Việc dòng tiền hạn chế tại nhóm bluechips ảnh hưởng tới động lực hồi phục của thị trường, cũng như thanh khoản. HSG khớp lệnh cao nhất với 5,32 triệu đơn vị, đứng thứ 2 thị trường.
Dẫn đầu là OGC khi nhỉnh HSG đôi chút, đạt 5,34 triệu đơn vị. Bản thân OGC, cũng không còn bùng nổ như 2 phiên trước khi chỉ tăng 1% lên 3.040 đồng. FIT thậm chí phiên này còn giảm 1,6% về 3.670 đồng.
Chỉ có FIR là vẫn nóng hổi bỏng tay khi tiếp tục tăng trần kể từ khi niêm yết, đến nay tổng cộng là 14 phiên, thị giá tăng từ 12.000 đồng lên 34.400 đồng, tức tăng gần 190%.
Ngoại trừ một số mã như OGC, HNG, HAG, SCR, GTC..., đa phần nhóm cổ phiếu thị trường giữ sắc đỏ.
Trên sàn HNX, diễn biến cũng tương tự như trên HOSE khi chỉ số HNX-Index liên tục giằng co quanh tham chiếu, trước khi giảm khá mạnh trong phiên chiều khi áp lực bán gia tăng.
Đóng cửa, với 78 mã tăng và 60 mã giảm, HNX-Index giảm 0,98 điểm (-0,93%) về 104,55 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 36,81 triệu đơn vị, giá trị 504 tỷ đồng, tăng 21% về lượng và 11% về giá trị so với phiên 5/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,4 triệu đơn vị, giá trị 53,8 tỷ đồng.
Trong 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có 2 mã tăng là VCG và NTP, trong khi có tới 7 mã giảm. Đây là lý do chính khiến chỉ số HNX-Index giảm sâu.
Mã vốn hóa lớn nhất và tác động tiêu cực nhất là ACB giảm tới 2,6% về 29.400 đồng. Ngoài ra, PVS giảm 1% về 19.900 đồng; SHB giảm 1,3% về 7.600 đồng; VCS giảm 1,1% về 79.000 đồng... PVS khớp 4,4 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. SHB và ACB khớp lần lượt 2,9 triệu và 2,6 triệu đơn vị.
NTP tăng 0,2% lên 40.700 đồng. VCG tăng 3,3% lên 19.000 đồng và khớp 1,65 triệu đơn vị. NVB phiên này tăng 2,1% lên 9.600 đồng, khớp lệnh 2,04 triệu đơn vị.
Các mã BII, VCR, PVX, DSC đi ngược thị trường với mức tăng trần. Ngược lại, MPT, VIG, FID giảm sàn.
Trên sàn UPCoM, tuy giằng co mạnh, nhưng sắc xanh vẫn được duy trì đến cuối phiên nhờ nhiều mã lớn giữ được phong độ.
Đóng cửa, với 72 mã tăng và 65 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm ( 0,17%) lên 51,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,2 triệu đơn vị, giá trị 195 tỷ đồng, tăng 57% cả về lượng và giá trị giao dịch so với phiên 5/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 20,4 tỷ đồng.
Hai mã có thanh khoản cao nhất là BSR và POW đều tăng điểm. BSR tăng 1,2% lên 16.200 đồng và khớp 2,87 triệu đơn vị. POW tăng 2,2% lên 14.000 đồng và khớp 1,14 triệu đơn vị.
Nhiều mã lớn khác như OIL, HVN ACV, VGI, LTG, MCH... cũng đều tăng, song thanh khoản không cao.
Ngược lại, các mã VGT, QNS, VEA, MSR, VIB, KLB... giảm điểm. LPB đứng giá, BAB tăng giá.
N.Tùng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Yếu tố nào khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm sâu trong năm 2018? Ở hiện tại, chiến tranh thương mại khiến cho nhà sản xuất tư nhân trong chuỗi cung ứng Trung Quốc đang vô cùng khó khăn, nó khiến cho nhiều doanh nghiệp phải chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg Thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm điểm tồi tệ nhất thế giới trong năm 2018. Yếu tố tác động tiêu cực...