9 tháng, Kienlongbank mới hoàn thành 19% kế hoạch lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu lên 6,63%/cho vay
Lũy kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng đạt lợi nhuận 144,5 tỷ đồng, giảm 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Kienlongbank mới chỉ hoàn thành 19,3% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Kiên Long – Kienlongbank (mã KLB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2020 với phần lớn các mảng kinh doanh đều có dấu hiệu đi xuống.
Cụ thể, tín dụng vẫn đóng vai trò chính nhưng chỉ mang về cho ngân hàng khoản lãi gần 241 tỷ đồng, giảm 21,5% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 791 tỷ đồng, giảm 11,3%.
Lãi thuần từ mảng dịch vụ quý III/2020 không có nhiều biến động, đạt 19 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, mảng này lãi gần 55 tỷ đồng, tăng 10%.
Lãi từ kinh doanh ngoại hối kỳ này giảm 15,2% so với cùng kỳ, xuống 3,9 tỷ đồng, lãi lũy kế 9 tháng ở mức 22,8 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Mảng mua bán chứng khoán đầu tư kỳ này không ghi nhận lợi nhuận trong khi kỳ trước lãi hơn 35 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lãi từ hoạt động khác lại tăng đột biến gấp 3 lần, lên 19 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, mảng này lãi gần 82 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ.
Video đang HOT
Riêng mảng mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận tăng mạnh khi lợi nhuận 6 tháng đạt 38 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm trước.
Chi phí hoạt động quý III/2020 của ngân hàng giảm 11,2% so với cùng kỳ, ở mức hơn 237 tỷ đồng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 77,8%, xuống còn 4 tỷ đồng.
Dù vậy do hoạt động kinh doanh không mấy khả quan nên, kết thúc quý III/2020, Kienlongbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 42 tỷ đồng, giảm tới 51,7% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng đạt lợi nhuận 144,5 tỷ đồng, giảm 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả này, Kienlongbank mới chỉ hoàn thành 19,3% kế hoạch lợi nhuận của cả năm (750 tỷ đồng).
Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của Kienlongbank đạt 55,59 nghìn tỷ đồng, tăng 8,79% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ 0,94%, lên 33,79 nghìn tỷ đồng.
Tiền gửi của khách hàng tăng mạnh 21,48%, lên gần 40 nghìn tỷ đồng.
Về chất lượng tín dụng, tới cuối tháng 9/2020, Kienlongbank đang có tổng cộng 2.239 tỷ đồng nợ xấu, tăng tới gần 6,6 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ xấu chủ yếu gia tăng ở nợ nhóm 5, với mức tăng tới gần 9 lần, lên 2.133 tỷ đồng.
Ngân hàng cũng cho biết, trong số dư nợ đủ tiêu chuẩn thì có 97.329 triệu đồng dư nợ cho vay các khách hàng với mục đích phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như trước khi cơ cấu một lần theo quy định của Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN.
Trong số nợ có khả năng mất vốn này có 1.882 tỷ đồng dư nợ các khoản vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác được phân loại nợ nhóm 5 theo Quyết định số 2595/QĐ-NHNN ngày 18/12/2019 và các công văn khác có liên quan đến NHNN.
Tỷ lệ nợ xấu, do đó, bị kéo lên tới 6,63%/tổng cho vay, so với mức chỉ 1% hồi đầu năm.
Lợi nhuận sau soát xét của Eximbank giảm trên 27% so cùng kỳ
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (mã chứng khoán EIB - sàn HOSE) vừa có giải trình nguyên nhân lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm đã soát xét giảm trên 27% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán vừa được Eximbank công bố, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2020 sau soát xét đạt 554,6 tỷ đồng, giảm 196,3 tỷ đồng (tương đương giảm 26,14%) so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 đã soát xét đạt 441 tỷ đồng, giảm 169,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 (tương đương giảm 27,77%).
Nguyên nhân theo Eximbank, do thu nhập lãi thuần giảm 48,2 tỷ đồng (giảm 2,9%) so cùng kỳ năm 2019 do Ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ (gốc/lãi), giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN.
Đối với các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), kể từ ngày được tái cơ cấu lại, Eximbank không hạch toán dự thu mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu.
Chi phí hoạt động của Eximbank 6 tháng đầu năm 2020 sau kiểm toán giảm 62 tỷ đồng (giảm 4,37%) so với cùng kỳ năm 2019 do Ngân hàng chủ động rà soát và cắt giảm các chi phí hoạt động theo Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước nhằm tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 6,56 tỷ đồng (tăng 3,51%) so với cùng kỳ năm 2019.
Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 64,63 tỷ đồng (tăng 41,74%) so cùng kỳ năm trước; Lãi mua bán chứng khoán đầu tư giảm 26,41 tỷ đồng (giảm 38,99%) so cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro tăng 263,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 do Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng cụ thể.
Tính đến cuối tháng 6/2020, nợ xấu nội bảng của Eximbank là 2.157 tỷ đồng, tăng 11,6% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,71% lên 2,08%.
Tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Eximbank giảm 12,1% so với đầu năm, xuống 147.315 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng giảm 8,6% xuống 103.529 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng giảm 10,6% xuống 124.566 tỷ đồng.
HĐQT Eximbank vừa có nghị quyết hoãn tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 lần 3 dự kiến diễn ra ngày 17/8 tại Hà Nội. Trước đó, Eximbank đã hai lần phải hủy Đại hội đồng cổ đông vì không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự.
Đến thời điểm này, Eximbank vẫn chưa có lịch tiếp theo cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đang tổng hợp kết quả thanh tra động quản trị, điều hành, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và việc tổ chức đại hội đồng cổ động của Eximbank.
Nguồn thu chính giảm, Agribank báo lợi nhuận 6 tháng lao theo, nợ xấu tới hơn 24.000 tỷ Nợ xấu của Agribank tăng mạnh hơn 39% lên mức 24.464 tỷ đồng, trong nó nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 4.887 tỷ đồng lên tới 17.285 tỷ đồng. 6 tháng 2020, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) suy giảm hơn 5% về mức 20.114 tỷ đồng. Thậm chí, hoạt động mua...