9 tháng đầu năm, nhiều nhà băng lãi lớn
Dù chưa chính thức công bố báo cáo tài chính nhưng nhiều nhà băng đã hé lộ mức lợi nhuận và tăng trưởng tích cực đạt được sau 9 tháng đầu năm. Nhiều ngân hàng cũng kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ tiếp tục “cải thiện” trong quý IV/2019 và tổng thể cả năm 2019.
9 tháng năm 2019, lợi nhuận hợp nhất của Vietcombak đạt 17.592 tỷ đồng đạt 85,8% kế hoạch năm 2019
Rục rịch báo lãi lớn
Tính đến thời điểm hiện tại đã có ít nhất 3 ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh sau 9 tháng đầu năm. Đơn cử như Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết, lợi nhuận trước thuế đạt 2.491 tỷ đồng, tăng 89,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng cho biết các nguồn thu nhập tiếp tục tăng trưởng ổn định, tổng thu nhập thuần đạt 10.861 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 7.405 tỷ đồng, tăng 34,1%. Các hoạt động kinh doanh khác cũng có sức tăng trưởng ấn tượng, thu dịch vụ đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 21,1% (thu từ dịch vụ bảo hiểm đạt hơn 280 tỷ đồng, chiếm 13,3% trong tổng thu dịch vụ). Nguồn thu từ kinh doanh ngoại hối đạt 422 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ 2018. Ngoài ra, thu từ hoạt động khác đạt 845 tỷ đồng, tăng 176,2%. Ở chiều hướng ngược lại, Ngân hàng tiếp tục chú trọng kiểm soát chi phí và dự tính kéo dài đến hết năm.
Cũng ghi nhận mức lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận đột biến sau 3 quý kinh doanh là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank). Lợi nhuận hợp nhất của Vietcombak đạt 17.592 tỷ đồng, tăng 50,6% so với cùng kỳ 2018, đạt 85,8% kế hoạch năm 2019. Còn với TPBank, tổng lợi nhuận trước thuế 9 tháng 2019 đạt 2.404 tỷ đồng, tăng 790 tỷ đồng, tương đương tăng gần 50% so với cùng kỳ 2018 và hoàn thành trên 75% kế hoạch mục tiêu.
Video đang HOT
Còn đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), tính đến 31/7/2019, lợi nhuận trước thuế đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ năm trước, đạt 75% kế hoạch năm. Qua đó cũng cho thấy tín hiệu tích cực trong kết quả kinh doanh 9 tháng của Agribank.
Dù mới chỉ có 3 nhà băng hé lộ kết quả kinh doanh nhưng trong một cuộc điều tra về “xu hướng kinh doanh” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Dự báo, thống kê) tiến hành vào tháng 9/2019, 76,5% tổ chức tín dụng (TCTD) nhận định tình hình kinh doanh cải thiện tốt hơn, trong đó 20,6% là “cải thiện nhiều”.
Tiếp tục lạc quan trong quý IV/2019
Theo báo cáo của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nhìn từ đóng góp của các mảng doanh thu của 10 ngân hàng đầu ngành trong 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy dư địa tăng trưởng của ngành đến từ thu nhập dịch vụ khi mà thu nhập lãi tăng chậm lại. Cụ thể, thu nhập lãi 6 tháng đầu năm 2019 của 10 ngân hàng đầu ngành tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp khoảng 78% thu nhập hoạt động. Còn thu nhập dịch vụ tăng trưởng 47,2% so với cùng kỳ năm ngoài và đóng góp 10,7% thu nhập hoạt động. Đóng góp chính cho thu nhập dịch vụ sẽ đến từ mảng thanh toán, phí dịch vụ thẻ, dịch vụ trái phiếu và thu phí bảo hiểm.
Cũng theo kết quả cuộc khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến trong thời gian tới, 82,3% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ “cải thiện” trong quý IV/2019 và 87,1% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể trong năm 2019 “cải thiện” hơn so với năm 2018, trong đó 28,4 – 29,7% TCTD kỳ vọng “cải thiện nhiều” (cao hơn so với tỷ lệ 20 – 27,4% ghi nhận tại cuộc điều tra tháng 6/2019).
Dự kiến đến cuối năm 2019, 91% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương so với năm 2018, 3% TCTD kỳ vọng không đổi và 6% TCTD lo ngại suy giảm.
Thế Anh
Theo Baudauthau.vn
Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giảm xuống còn 1,96%
Theo kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2019 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tiếp tục giảm từ 2,11% xuống còn 1,96%.
Ảnh minh họa (Nguồn: Vietnambiz)
Theo kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2019 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tiếp tục giảm từ 2,11% xuống còn 1,96% nhờ tái cơ cấu danh mục cho vay, kiểm soát chặt chẽ và hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng.
Tính đến ngày 30/9/2019, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.491 tỷ đồng, tăng 89,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng tài sản đạt 450.200 tỷ đồng, tăng 10,9% so với đầu năm; huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 408.882 tỷ đồng, tăng 14,4%; cho vay đạt 290.934 tỷ đồng, tăng 13,1%.
Các nguồn thu nhập của Sacombank tiếp tục tăng trưởng ổn định, tổng thu nhập thuần đạt 10.861 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 7.405 tỷ đồng, tăng 34,1%.
Các hoạt động kinh doanh khác cũng có sức tăng trưởng ấn tượng, thu dịch vụ đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 21,1%; trong đó thu dịch vụ bảo hiểm đạt hơn 280 tỷ đồng, chiếm 13,3% trong tổng thu dịch vụ; thu kinh doanh ngoại hối đạt 422 tỷ đồng, tăng 35%. Thu từ hoạt động khác đạt 845 tỷ đồng, tăng 176,2%.
Dự kiến trong tháng 10/2019, Sacombank tiếp tục khai trương hoạt động Chi nhánh Nam Định, Thái Bình để nâng số lượng điểm giao dịch lên 570 điểm tại 50/63 tỉnh thành Việt Nam cùng hai nước Lào và Campuchia.
Năm 2019, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.650 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018. Tổng tài sản dự kiến đạt 455.500 tỷ đồng, tăng tối thiểu 12% so với năm 2018.
Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đạt 423.500 tỷ đồng, tăng trên 14%, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 418.600 tỷ đồng, tăng 17%.
Tổng dư nợ tín dụng đạt 298.100 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 16%, trong đó cho vay khách hàng đạt 297.600 tỷ đồng, tăng 16%./.
Lê Phương/BNEWS/TTXVN
9 tháng: Chính phủ đã trả nợ gần 237 nghìn tỷ đồng Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, 9 tháng đầu năm 2019, Chính phủ trả nợ được khoảng 236.829 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 195.640 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 41.189 tỷ đồng (nghĩa vụ trả nợ cấp phát khoảng 23.573 tỷ đồng, cho vay lại khoảng 17.615 tỷ đồng). Ảnh chỉ mang tính minh họa....