9 mẹo sinh tồn có thể cứu sống bạn trong mọi hoàn cảnh bạn không nên bỏ qua
“Bỗng nhiên một ngày, bạn bị lạc vào một khu rừng và điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, làm sao để đối mặt với điều đó” .Trên đây chỉ là một ví dụ chẳng may bạn sẽ gặp phải. Để bước qua nó một cách dễ dàng thì không phải là điều khó khăn nếu bạn đã đọc qua bài này
1. Bị thương ở nơi không gần bệnh viện, lá cây có thể được dùng như băng keo y tế tự nhiên. Đặt chúng vào vết thương của bạn, gắn chặt bằng sợi dây và lúc này lá cây sẽ ngăn vết thương khỏi bị nhiễm trùng và chảy máu. Dùng muối để khử trùng tốt nhất, giúp bạn nhận trị các vết ngứa và côn trùng cắn, hãy hòa muối và nước và ngâm vết thương trong đó.
2. Sử dụng đồng hồ như la bàn. Quay số 12 trên mặt đồng hồ đeo tay về phía bên trái. Di chuyển cánh tay sao cho kim chỉ giờ hướng về phía mặt trời. Lúc này, phần giữa kim giờ và số 12 trên mặt đồng hồ là hướng chính Nam.
3. Sử dụng chanh và tiền xu để tạo ra điện. Bạn chỉ cần làm như sau: cắt hai vết cắt trên quả chanh, nhét đồng tiền xu vào, và nối hai đồng tiền với dây. Chỉ đơn giản như vậy bạn đã có thể tạo ra một lượng điện năng nhỏ.
4. Bạn không có nến, nhưng bạn cần ánh sáng? Các loại bút sáp màu có thể được sử dụng thay thế cho nến. Một chiếc bút sap thông thường có thể cháy trong nửa giờ.
Video đang HOT
5. Trải dài miếng ni-lông trên mặt đất, hơi nước sẽ ngưng tụ trên bề mặt tấm ni-lông sau một đêm, những gì bạn cần làm sau đó chỉ đơn giản là sử dụng một dụng cụ thủy tinh để lưu trữ nó. Đây là cách tự nhiên và đơn giản nhất để thu nước ngọt có thể sử dựng được từ thiên nhiên
6. Nếu bạn đang ở trong rừng rậm hoặc bất cứ nơi nào khác mà không hề có đồng hồ, không cần phải lo lắng bởi vì với kỹ thuật này sẽ giúp bạn biết khoảng thời gian mặt trời sẽ còn chiếu sáng còn lại cho đến khi hoàn toàn tắt nắng. Để bàn tay nằm ngang sao cho ngón trỏ chạm vào phần cuối mặt trời, đếm số ngón tay từ điểm cuối đó cho đến đường chân trời, mỗi một ngón tay tương đương với 15 phút chiếu sáng của mặt trời cho đến khi hoàng hôn.
7. Chúng ta thường thấy trong những bộ phim về ngày tận thế là một thế giới mịt mờ khói bụi, điều đó có thể không xảy ra vì tận thế nhưng môi trường đang ngày một mất trong lành và nó hoàn toàn có thể xảy ra trong khi bạn đang trong điều kiện không có gì che chắn bảo vệ phổi khỏi những dị vật bụi to. Vì vậy, bạn có thể sử dụng một chiếc áo ngực như mặt nạ chống bụi.
8. Hãy tạo ra ngọn lửa nhanh chóng bằng cách sử dụng búi bùi nhùi thép và một cục pin hai chiều! Nhưng hãy cẩn thận, bởi vì bùi nhùi théo là một chất dẫn điện tốt và rất nhanh chóng.
9. Sử dụng băng keo để quấn bàn chân, nó có thể giúp bạn đối phó với việc bị đau chân, chống lại phồng rộp nếu bạn phải đi bộ dài.
Theo www.phunutoday.vn
Hà Nội trồng cả trăm cây phong lá đỏ khi chưa thử nghiệm
Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội cho biết việc trồng phong ở phố Trần Duy Hưng là "thử nghiệm". Thành phố chưa từng trồng ở vườn ươm hay công viên.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, phong lá đỏ đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm trên đường phố, nếu phù hợp sẽ được nhân rộng ở nhiều địa điểm khác. Trước đó, thành phố chưa trồng thử nghiệm loại cây này ở vườn ươm hay công viên.
Về việc trồng phong trong vườn ươm và ở đường phố khác nhau như thế nào, ông Mạnh từ chối trả lời.
Hiện, khoảng 100 cây phong lá đỏ đã được trồng ở dải phân cách giữa con phố Trần Duy Hưng. Sau một vài năm, tuyến đường này được kỳ vọng sẽ mang vẻ đẹp của các nước châu Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc...
Việc xuất hiện của loại cây này trên đường phố Hà Nội khiến người dân tò mò, thích thú. Trong khi đó, nhiều người không khỏi hoài nghi khi cho rằng loài cây này không phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.
Giới chuyên gia cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Một số cho rằng phong lá đỏ khó sống trong điều kiện thời tiết oi bức ở Hà Nội và tốn công chăm sóc. Bên cạnh đó, lá cây rụng xuống đường có thể gây cản trở giao thông, ảnh hưởng mỹ quan.
Trước đó, tại hội thảo về cây xanh, hồ nước ngày 13/1, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết khí hậu Việt Nam thuận lợi để nghiên cứu, tiếp thu những giống cây, hoa mới trên thế giới.
Chủ tịch Hà Nội cho rằng khoảng một năm nữa thành phố hoàn toàn có thể "nhiệt đới hóa" được giống cây phong và chúng vẫn mang màu sắc như khi trồng tại vùng khí hậu châu Âu. Thành phố đang phối hợp với một doanh nghiệp xây dựng vườn ươm giống cây, hoa để đáp ứng nhu cầu của thành phố cũng như xuất khẩu.
Phong lá đỏ là loại cây thuộc xứ lạnh, có chiều cao 6-7 m và đường kính thân khoảng 25 cm. Vào mùa thu, lá cây chuyển màu đỏ hoặc cam rồi rụng khi đông đến.
Hà Nội đang thực hiện chương trình trồng một triệu cây xanh cho đến năm 2020. Toàn thành phố đã trồng được khoảng 500.000 cây, góp phần xây dựng môi trường xanh, cải thiện không khí và tạo cảnh quan đô thị. Những loại cây mới được đưa vào trồng gồm phong lá đỏ, hoa ban, long não, cọ dầu, chà là, giáng hương...
Theo Thắng Quang - Trà My (Zing)
Ấn Độ: Một mình đào 8km đường xuyên 5 quả núi cho con đến trường Một người đàn ông Ấn Độ dùng đục và cuốc để đào suốt 2 năm quãng đường 8km cho con đến trường dễ dàng hơn. Người đàn ông Ấn Độ đào 8km đường cho con đến trường. Theo Daily Mail, ông Jalandhar Nayak, 45 tuổi là một trong số ít những người còn bám trụ tại ngôi làng hẻo lánh ở Gumsahi, bang...