9 lời khuyên tiền bạc đắt giá giúp chị em độc thân ngày càng giàu có
Nhiều người nói rằng phụ nữ không hơn nhau ở tấm chồng mà hơn nhau ở tài khoản ngân hàng. Càng bắt đầu tiết kiệm sớm, bạn sẽ càng có được lợi thế. Dưới đây là những lời khuyên tiền bạc hữu ích giúp bạn tiết kiệm bất chấp thu nhập.
Sống đạm bạc là điều không dễ dàng khi bạn phải hạn chế ham muốn mua sắm của mình, hướng đến những điều lớn hơn. Song một khi đã làm được, điều này sẽ khiến bạn trở nên giàu có.
1. Thay đổi tư duy về tiền bạc
Thay đổi suy nghĩ của bạn về tiền bạc là một trong những chiến lược hàng đầu để giúp bạn tiết kiệm hiệu quả. Để đạt được mức tiết kiệm tối đa, bạn cần phải thay đổi tư duy trong việc chi tiêu. Có nhiều thử thách đã được đưa ra, trong đó có “Thử thách không chi tiêu” thực sự thú vị.
Nghe qua có vẻ lạ lùng và không tưởng song nó sẽ giúp bạn đạt được kết quả bất ngờ. Bạn sẽ nhận ra những niềm vui mới khi sống đơn giản hơn và hạn chế mua sắm. Cảm giác nhìn thấy số tiền tiết kiệm và đầu tư của bạn đang tăng lên hàng tháng, hàng ngày chắc chắn rất thú vị.
Hãy xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm, quyết định xem bản thân có thể xoay sở trong bao lâu để theo kịp “Thử thách không chi tiêu”. Sau đó vạch ra những điều sẽ trở thành động lực cho bạn và bắt đầu.
2. Cắt giảm các chi phí lớn
Đối với các chị em độc thân, hai khoản tốn kém nhất thường là tiền nhà và phương tiện đi lại.
Nếu chị em nào đang sống chung với gia đình thì họ là những người có được lợi thế nhất trong việc chi tiêu và tiết kiệm. Khi đó bạn không mất đồng nào cho tiền nhà và hãy lấy đó làm lợi thế của mình để tăng nhanh chóng tài khoản tiết kiệm.
Nếu ở trường hợp còn lại, dưới đây là những bước cụ thể có thể giúp bạn giảm chi phí nhà ở.
a. Làm thế nào để tiết kiệm chi phí chỗ ở?
Mỗi giải pháp dưới đây đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và hoàn cảnh sống của chúng ta cũng không ai giống ai hết. Đó là lý do việc quyết định gắn bó với lựa chọn nào là tùy thuộc vào bạn, miễn sao phù hợp. Khi xem xét từng giải pháp, hãy nghĩ đến các tình huống có thể xảy ra trong dài hạn, tránh vội vàng đưa ra những quyết định theo cảm tính.
Chuyển đến một căn nhà có diện tích nhỏ hơn.
Chuyển đến sống với cha mẹ bạn.
Chuyển đến một thành phố có chi phí sinh hoạt “mềm” hơn.
Cho thuê phòng còn thừa.
Chia sẻ tiền thuê nhà với bạn cùng phòng.
b. Làm thế nào để tiết kiệm chi phí đi lại?
Video đang HOT
Một số điều chỉnh này có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn trong thời gian đầu. Tuy nhiên, nếu xét về dài hạn, thay đổi này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất hiệu quả trong lâu dài.
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Đi bộ hoặc đi xe đạp nếu quãng đường ngắn.
Đi chung xe với đồng nghiệp, bạn bè.
Bảo dưỡng xe định kỳ để đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu nhất.
3. Hạn chế các chi phí không cần thiết
Tiền mua thuốc lá, đồ uống, giải trí đều xét vào khoản chi phí không cần thiết. Bạn có thể sống thoải mái khi không có những thứ này. Không có món nào trong số này giúp tăng thêm giá trị cơ bản trong cuộc sống của bạn. Chúng ta thường không mua vì lý do hợp lý mà mua vì lý do cảm xúc.
Danh sách các giao dịch thường được bạn quyết định theo cảm xúc tiếp theo gồm quần áo, xem phim, sản phẩm làm đẹp. Nếu nghĩ lại một cách bình tĩnh và khách quan, bạn sẽ nhận ra mình đã tiêu tốn không ít tiền cho các sản phẩm làm đẹp bởi sự hứng thú sau khi xem quảng cáo về những xu hướng mới nhất.
Đừng mua những sản phẩm đắt tiền chỉ vì bạn có đủ số tiền đó. Trước khi mua một món đồ, đặc biệt là đồ xa xỉ, hãy suy nghĩ về chất lượng thực sự và giá của sản phẩm, liệu chúng có tương xứng không và cho bản thân thời gian chờ trước khi đưa ra quyết định.
4. Theo dõi nguồn tiền
Dù là nam hay nữ, làm công việc gì, bạn đều cần phải biết được chi phí và thu nhập của mình hàng tháng. Giám sát dòng tiền liên quan đến việc theo dõi khi nào và bao nhiêu tiền vào túi bạn; khi nào và bao nhiêu tiền đang rời bạn mà đi.
Bạn có thể sử dụng các ứng dụng để theo dõi nguồn tiền hoặc đơn giản là dùng một cây bút cùng một cuốn sổ và ghi chép thủ công. Việc biết được mình có bao nhiêu tiền, tiền của mình đang “đi” đâu sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tài chính tốt hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn xác định nơi nào mình cần cắt giảm để tiết kiệm, nơi nào nên cân nhắc chi tiêu hơn.
5. Thương lượng để có mức giá tốt hơn
Chỉ vì giá họ thông báo là A không có nghĩa bạn phải trả đúng số tiền là A mới có thể nhận được sản phẩm. Sự thật là với một chút khéo léo, bạn sẽ thương lượng thành công và tiết kiệm được những khoản tiền không nhỏ. Đó có thể là tiền thuê nhà, thực phẩm bạn mua hàng ngày, đồ nội thất hay bất cứ thứ gì.
6. Lên kế hoạch trước cho các bữa ăn
Cách tốt nhất để bạn thực hiện việc tiết kiệm chính là chuẩn tự nấu ăn ở nhà thay vì đi ăn ngoài. Nấu ăn ở nhà nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu không làm đúng, bạn có thể sẽ chi tiêu còn tốn hơn thay vì tiết kiệm. Đó là lý do vì sao bạn cần phải lập kế hoạch này một cách chiến lược.
Hãy ghi ra những món bạn thích ăn, lên kế hoạch cho thực đơn tuần để dễ dàng mua sắm hơn. Đừng la cà vào những quầy hàng không có sản phẩm bạn định mua, không đi mua đồ khi đói và không để lãng phí thực phẩm. Đó chính là những mẹo “nhỏ mà có võ”, giúp tài khoản tiết kiệm của bạn ngày càng tăng.
7. Mua sắm quần áo hợp lý hơn
Thời trang là khoản ngốn không ít tiền của các chị em, đặc biệt là hội chị em độc thân. Nếu đưa ra được các quyết định chi tiêu hợp lý hơn, bạn sẽ tiết kiệm được số tiền không nhỏ ở khoản này.
Hãy nhớ rằng các sản phẩm được quảng cáo rất có thể là sản phẩm mới nhất và đắt nhất của thương hiệu đó. Trước khi mua, bạn nên nghĩ xem liệu ở nhà mình đã có món đồ nào tương tự chưa, mình có mặc thường xuyên không, chúng có thể kết hợp với món đồ nào mình đã có hay phải mua thêm… Thêm vào đó, chỉ chăm chăm nhìn vào giá để mua quần áo thật rẻ không phải là chiến lược thông minh.
8. Tạo ra các nguồn thu nhập phụ
Số tiền bạn có thể tiết kiệm phụ thuộc vào hai điều. Yếu tố đầu tiên là số tiền bạn kiếm được mỗi tháng và yếu tố thứ hai là số tiền bạn chi tiêu mỗi tháng.
Để tăng khả năng tiết kiệm, bạn cần tăng thu nhập và giảm chi tiêu. Hãy nghĩ đến việc kiếm một công việc bán thời gian để làm vào thời gian rảnh hoặc kiếm tiền từ những sở thích, sở trường của mình. Bạn luôn có thể tìm được thêm những công việc kiếm ra tiền và phù hợp với bản thân khi thực sự muốn.
9. Thiết lập tiết kiệm tự động
Các chuyên gia tài chính đều khuyên bạn nên nghĩ về khoản tiết kiệm cho bản thân như một hóa đơn thanh toán mỗi tháng. Ngay sau khi có thu nhập, bạn hãy chắc chắn rằng một phần trong chúng sẽ được gửi thẳng vào tài khoản tiết kiệm. Hãy coi nó như một hóa đơn, nhất định bạn phải thanh toán.
Cách đơn giản nhất để làm điều này là thiết lập tiết kiệm tự động từ tài khoản hiện tại của bạn. Bạn có thể bắt đầu với một số tiền nhỏ và cam kết bản thân sẽ tăng dần tỷ lệ tiết kiệm lên.
Lương 9 triệu một tháng, chi tiêu đúng nguyên tắc "giữ 7, tiêu 3", chưa đầy 4 năm cô nhân viên văn phòng mua được nhà tiền tỷ
Chỉ sau 4 năm phấn đấu, cô nhân viên văn phòng gốc Ninh Bình đã biến ước mơ ấy thành thực nhờ kế hoạch chi tiêu khoa học và nghiêm khắc của mình.
Với mức thu nhập ở tầm trung bình, nhà phải đi thuê lại sống độc thân, việc sở hữu một căn nhà riêng giữa lòng thành phố với nhiều người sẽ chỉ là ước mơ xa xôi.
Vậy nhưng chỉ sau 4 năm phấn đấu, cô nhân viên văn phòng gốc Ninh Bình đã biến ước mơ ấy thành thực nhờ kế hoạch chi tiêu khoa học và nghiêm khắc của mình.
Cô nhân viên văn phòng đó là Ngọc Hoa, 27 tuổi, quê Ninh Bình. Hoa ra trường năm 2016, đi làm với mức lương khởi điểm là 6 triệu đồng.
Do thu nhập còn thấp, cô vẫn thuê chung phòng trọ với 4 người bạn để giảm chi phí sinh hoạt. 5 tháng sau, Hoa nhảy việc với mức lương tốt hơn là 9 triệu/tháng, Hoa bắt đầu nghĩ tới việc phải lập kế hoạch chi tiêu thật cụ thể.
Hoa bắt đầu nghĩ tới việc phải lập kế hoạch chi tiêu thật cụ thể. (Ảnh minh họa)
Dù rằng lương không cao nhưng cô nghĩ nhất định vẫn phải có 1 khoản để dành. Hoa tự quy định chỉ tiêu 30% thu nhập, 70% dành tiết kiệm. Cô kể: "Mình vẫn thuê phòng bình dân, ở ghép cùng bạn. Hàng ngày đi làm mình mang cơm trưa tới công ty để tránh ăn ngoài vừa không đảm bảo lại dễ phát sinh chi phí. 2 bữa sáng tối mình với các bạn nấu ăn tại phòng" .
Hoa cho hay, mấy năm học hành ở trọ trên thành phố, thấm cảnh vất vả của việc ở nhà thuê nên lúc nào cô cũng mong ước bản thân có thể mua được nhà riêng. Biết rằng giấc mơ này không dễ dàng thực hiện nhưng cô tin chỉ cần quyết tâm là được. Có điều xuất phát điểm thấp hơn mọi người, thu nhập không dư giả nên Hoa phải đi "đường vòng" để có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Với mục tiêu rõ ràng như thế, hàng tháng nhận lương Hoa đều chia cụ thể từng khoản như sau:
Tiền phòng điện nước: 700k
Hoa chia sẻ, cô chấp nhập thuê trọ xa trung tâm 1 chút để giảm chi phí phòng trọ. Hoa cho rằng vì còn độc thân nên cô không quá cầu kỳ chỗ ở. Sáng đi làm sớm, chiều về muộn, tính ra Hoa chỉ ở chỗ trọ có mấy tiếng ngủ buổi tối, cô muốn mọi thứ giản tiện hết mức có thể.
Tiền xăng xe đi lại: 200k
Trọ xa công ty hơn chục cây số, Hoa chọn xe buýt đi làm cho an toàn: " Sáng mình dậy từ 5h sửa soạn, 6h bắt đầu lên xe buýt, đi hơn tiếng là đến nơi. Mình làm vé tháng cho rẻ, hôm nào có việc phải đi gặp khách hàng mới đi xe máy".
Tiền ăn: 700k
Hoa cho hay, cô với các bạn góp tiền ăn, cùng đi chợ giúp giảm chi phí rất nhiều. Sáng cô đi chợ mua thức ăn cả ngày, nấu bữa sáng nhiều lên để mang cơm tới công ty. Ngoài ra, mỗi lần về quê cô luôn tận dụng mang rau gạo, thực phẩm có sẵn ở nhà lên cũng đỡ một phần tiền chợ.
Tiền quần áo: 500k
Có mục tiêu mua nhà, Hoa đề cao phương châm "thắt lưng, buộc bụng", quần áo cô chỉ mua đủ dùng, cũng không mua hàng đắt tiền. Mỗi mùa cô nhân viên văn phòng này chỉ sắm 2 tới 3 bộ mới mặc đan xen với đồ cũ. Vậy nhưng cô vẫn cảm thấy rất thoải mái và tự tin với chính mình.
Sinh nhật, cưới hỏi: 1 triệu
" Đang thanh niên, nhiều bạn bè nên khoản tiền chi tiêu giữ quan hệ này mình không thể "thắt" chặt quá. Tuy nhiên, mình cũng chỉ đi dự những đám cưới hỏi thật sự thân thiết còn lại xa quá hoặc không quá thân quen thì mình gửi phong bì, quà chúc mừng. Khoản tiền này mình luôn để cố định, có tháng dùng tới có tháng không. Tiền thừa lại, mình lại dồn vào tiết kiệm" , Hoa kể.
Với mức chi tiêu trên, mỗi tháng Hoa dành ra 6 triệu tiết kiệm. Thi thoảng cô còn nhận làm thêm bên ngoài cũng kiếm được. Số tiền này Hoa tuyệt đối không tiêu mà chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng. Trong vòng 2 năm đầu, tính cả gốc lẫn lãi Hoa để tích lũy được 240 triệu.
" Cuối năm 2018, hàng xóm nhà mình có bán 1 mảnh đất gần đường làng với giá 360 triệu. Mình thấy vị trí mảnh đất đẹp, gần chợ, gần trường học nên quyết định vay thêm tiền bố mẹ mua mảnh đất ấy", Hoa chia sẻ.
Ảnh minh họa
Hoa tính với đồng lương ít ỏi của cô nếu cứ để tích đủ mới mua nhà trên Hà Nội sẽ còn rất lâu mới thực hiện được. Trong khi đó tiền gửi ngân hàng cũng không được lời nhiều, do đó cô mới đầu tư mua đất. Tuy đất quê lên giá không nhanh bằng đất thành phố song đổi lại giá mua vào thấp, sau này được giá cô bán cũng hơn để tiền ngân hàng.
May mắn, cuối năm 2020, đường làng dưới quê Hoa mở rộng hơn 3m, xe cộ đi lại tấp nập, mảnh đất của Hoa thành đất mặt đường. Hoa rao bán được 880 triệu, cộng với 250 triệu tiền tiết kiệm ngân hàng được tổng cộng 1.130 tỷ. Hoa vay mượn anh chị em trong nhà mua căn chung cư 1.4 tỷ, hiện cô đã dọn về nhà mới.
Cô cho biết, tuy hàng tháng vẫn phải dành dụm tiền trả nợ nhưng cô thấy rất vui vì bản thân đã tự mua được căn hộ riêng của mình. Cô chia sẻ thêm rằng nếu vẫn giữ nguyên tắc chi tiêu của mình, cô tin chỉ chưa đầy 2 năm nữa cô sẽ trả hết khoản nợ bố mẹ và anh chị em của cô.
Sau 5 năm ở nhà thuê, trai 9X tậu được căn hộ một phòng ngủ xịn ra trò, mê nhất sofa và bếp đảo hiện đại Cuối cùng thì chàng trai trẻ cũng có chốn riêng tư thuộc về mình và thoải mái decor theo sở thích. Ở nhà thuê decor vẫn được thôi nhưng ít nhiều cũng sẽ có điểm bất cập. Chàng trai 9X tên Thành Long trong bài viết sau cũng đồng ý với quan điểm đó. Và sau 5 năm ở nhà thuê thì Long...