9 lợi ích tuyệt vời của tỏi
Chống nhiễm trùng, chữa đau răng, trị mụn… là những công dụng đáng kể của tỏi cho việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.
1. Trị mụn
Tỏi là một trong những nguyên liệu trị mụn hiệu quả bởi chúng chứa chất kháng khuẩn và vitamin, có tác dụng chống viêm nhiễm. Bạn có thể nghiền tỏi và cho thêm chút nước rồi đắp lên vùng da có mụn trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước lạnh. Thực hiện phương pháp này với tần suất 2-3 lần/ tuần để đạt hiệu quả cao.
2. Chữa đau răng
Tính chất gây tê của tỏi rất hữu ích cho bệnh đau răng. Khi mắc hiện tượng này, bạn nên thoa chút dầu tỏi lên răng hoặc ngậm tỏi nghiền đều hữu hiệu.
3. Giảm đau họng
Tỏi chứa chất chống oxy hóa, có lợi cho việc chữa bệnh ho, đau họng và viêm thanh quản. Nếu ngứa họng, bạn nên nhai tỏi sống hoặc ăn cùng cà rốt để giảm mùi. Thêm vào đó, nó cũng là phương thuốc tự nhiên chữa cúm hiệu quả.
4. Cải thiện các bệnh liên quan đến tim mạch
Video đang HOT
Tiêu thụ tỏi tốt cho tim mạch vì nó giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp, ngăn chặn đột quỵ và các bệnh liên qua đến tim. Ngoài ra, nó còn làm sạch động mạch, tĩnh mạch và thúc đẩy máu lưu thông.
5. Ngăn ngừa đông máu
Ăn tỏi sống thúc đẩy quá trình sản xuất nitric oxide trong máu, làm tan máu đông, hỗ trợ cho việc giãn nở mạch máu.
6. Giảm cholesterol
Cholesterol gồm hai loại: HDL tốt cho sức khỏe và LDL gây hại cho máu. Allicin trong tỏi tốt cho máu và tim mạch vì nó ngăn chặn lượng LDL tăng, giúp giảm cholesterol. Bạn nên tiêu thụ nhiều tỏi dưới dạng sống hoặc chín khoảng 3-4 lần/ tuần để cơ thể thêm khỏe mạnh.
7. Phòng chống ung thư
Tính chất chống ung thư tự nhiên của tỏi được chứng minh là tốt cho hệ miễn dịch. Nó có khả năng ngăn chặn nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Ngoài ra, loại củ này còn có thể tiêu diệt các tết bào ung thư trong cơ thể.
8. Chống nhiễm trùng
Vitamin C, B6, allicin, kali, canxi, selen, magiê và flavonoid trong tỏi chống nhiễm trùng rất tốt. Các chất này còn tiêu diệt vi khuẩn, virut, tế bào nấm candida hiệu quả.
9. Giảm lượng đường trong máu
Do tác dụng tăng lượng insulin trong máu nên tỏi có ích đối với những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, đây chỉ là loại thực phẩm hỗ trợ, không thể loại bỏ bệnh tiểu đường hoàn toàn, vì thế bạn nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị tốt hơn.
Theo ngôi sao
Chữa đau họng bằng nước ép củ quả
Nước chanh ấm sẽ giúp cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn và tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
Nước cam - Ảnh: Hạ Huy
Nước gừng ép có tính kháng khuẩn giúp tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn nào hiện diện trong cổ họng. Nhâm nhi nửa chén nước gừng nhỏ nếu bạn thấy cổ họng ngứa ran.
Nước ép cà rốt chứa nhiều vitamin C loại bỏ viêm cổ họng. Uống một chén nước ép cà rốt mỗi ngày, trong vòng 3 ngày sẽ giúp chữa lành cổ họng đang đau.
Nước ép tỏi có thể chữa lành cổ họng trong thời gian ngắn. 4 muỗng canh nước ép tỏi ấm là đủ để có cổ họng thông suốt.
Nước ép nam việt quất có thể chữa lành viêm họng khi ở giai đoạn đầu. Chỉ cần 2-3 ngụm nước trái cây nam việt quất là đủ.
Nước cam chứa hàm lượng cao vitamin C; nước ép nha đam cũng trị đau họng hiệu quả.
Nước ép cà chua hòa thêm ít muối uống 2 lần mỗi ngày có tác dụng điều trị tốt.
Nước lá bạc hà có đặc tính kháng khuẩn chống viêm nhiễm ở cổ họng. Bạn có thể thêm nước lá bạc hà vào sữa chua cho dễ dùng.
Nước thơm ép có chứa một loại enzyme được gọi là bromelain. Nó có đặc tính kháng viêm giúp giảm sưng tấy, kích ứng trong cổ họng.
Nước ép kiwi chứa nhiều protein chống ho khan.
Nước ép chuối: Hàm lượng kali nhiều trong chuối chữa viêm họng rất tốt. Khi thời tiết trở lạnh, ăn một trái chuối mỗi ngày để ngừa cảm lạnh và ho.
Nước mơ có tác dụng chống viêm họng nếu mơ không quá chua.
Theo TNO
Mẹo chữa đau răng cực hiệu quả Đã bao giờ bạn lâm vào tình trạng bị đau răng? Nếu chưa có thời gian đi khám bác sĩ, bạn có thể tìm thấy một số nguyên liệu trong nhà bếp để có thể chữa trị tạm thời cảm giác đau nhức răng. Ảnh minh họa. Dưới đây là một số mẹo vặt giúp bạn giảm đau răng: Nước đá Đây là...