9 loại thảo mộc tốt nên sử dụng trong nấu ăn
Những loại thảo mộc cho thêm vào ngoài việc làm món ăn thêm phần hấp dẫn còn tốt cho sức khỏe.
Húng tây: Húng tây là loại rau thơm ngon và có nhiều đặc tính chữa bệnh. Nó giàu chất chống oxy hóa, đặc tính kháng khuẩn hơn nữa giàu vitamin K, canxi, sắt, magie, các vitamin … có tác dụng điều trị đau bụng, tiêu chảy, viêm khớp, đau họng và nhiều bệnh khác.
Rau ngò (cần tây): Loại rau này thường được sử dụng để trang trí lên các đĩa thức ăn. Không những vậy, một loạt công thức nấu ăn còn sử dụng rau này như thành phần chính. Đây là thực phẩm cung cấp cho cơ thể rất nhiều lợi ích sức khỏe, giúp làm lành vết thương, giữ xương rắn chắc, ngăn ngừa thiếu máu, chữa rối loạn dạ dày…
Rau mùi: Nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa rau mùi và mùi tây nhưng đây là hai loại thảo mộc khác nhau. Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và hạ sốt. Hơn nữa, trong rau mùi có chứa tinh dầu có tác dụng gây hưng phấn tình dục, được dùng hỗ trợ điều trị trong các trường hợp suy yếu sinh lý.
Bạc hà: Bạc hà thường liên quan đến các loại bánh ngọt, nó có đặc tính làm mát và thêm hương vị mát cho các món ăn. Bên cạnh đó, rau bạc hà có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa và chữa chứng chán ăn ở nhiều người.
Hương thảo: Hương thảo có vị đắng nhẹ rất quyến rũ. Mùi của cây hương thảo có thể át mùi tanh của thịt cá, tạo thêm vị đặc biệt khi làm các món nướng như pizza, gà nướng, tôm nướng. Bên cạnh nấu nướng, cây hương thảo giúp đuổi muỗi hiệu quả, mùi của loại cây này cũng giúp con người tư duy và ghi nhớ tốt hơn.
Xạ hương: Tại các nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha thì loại cỏ này được sử dụng như một loại gia vị trong chế biến món ăn bởi mùi thơm nhẹ, đặc trưng giúp món ăn thêm phần thơm ngon và độc đáo. Cỏ xạ hương không hề “kén chọn” nguyên liệu đi kèm từ những loại rau củ như nấm, khoai tây, cà rốt,… cho tới những nguyên liệu giàu protein như thịt, cá… tất cả đều có thể kết hợp. Tuy nhiên, cần nấu chín loại gia vị này với những nguyên liệu khác để thưởng thức hương vị trọn vẹn.
Video đang HOT
Thì là: Thì là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong các món canh cá, chả cá. Nó còn có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, trầm cảm…
Kinh giới: Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là cây thuốc dùng làm thuốc chữa bệnh thì lấy cả cây trừ rễ. Rau kinh giới có vị cay, tính ấm, không độc, có thể làm tan phong nhiệt, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Xô thơm: Xô thơm được sử dụng trong các món ăn như thịt lợn, đậu, khoai tây, phô mai và sốt bơ nâu. Loại thảo mộc này là nguồn cung cấp chất xơ, canxi, magiê, sắt, mangan và vitamin B, C, E và đồng./.
CTV Nguyễn Như/VOV.VN
Khoai lang nướng Hasselback: Món Tây ngon dễ làm
Công thức khoai lang nướng Hasselback dưới đây là sự kết hợp tuyệt vời của các hương vị. Hỗn hợp gia vị từ dầu quả bơ, hạt phỉ và rau thơm sẽ giúp món khoai lang nướng thêm thơm ngon.
Hành hoa, phô mai dê và siro phong giúp mang lại vị ngọt tự nhiên cho khoai lang.
Khoai lang nướng Hasselback có lớp vỏ ngoài giòn, bên trong mềm và thơm
Công thức khoai lang nướng Hasselback được lấy cảm hứng từ khoai tây Hasselback. Khoai tây Hasselback được lấy từ tên của nhà hàng phát minh ra món ăn này, Hasselbacken ở Stockholm, Thụy Điển.
Khoai tây Hasselback có lớp ngoài giòn như khoai tây chiên, nhưng phần bên trong mềm mại và có kết cấu kem, giống như khoai tây nướng. Tuy nhiên, hương vị thấm nhuần giữa các lát khoai thay vì chỉ bao quanh bên ngoài như khoai nướng. Chính điều tuyệt vời này đã "hạ gục" các tín đồ ẩm thực trên khắp thế giới.
Nguyên liệu:
5 củ khoai lang cỡ trung bình
1/4 cốc dầu quả bơ (avocado oil)
3/4 cốc phô mai dê
1/2 cốc hạt phỉ (hazelnuts)
2 thìa canh hương thảo
1 thìa canh cỏ xạ hương
1/2 cốc siro phong
1/4 cốc hành hoa, thái nhỏ
1 thìa canh tỏi, băm nhỏ
1 thìa cà phê muối
1 thìa cà phê hạt tiêu
Cách làm khoai lang nướng Hasselback - món Tây ngon miệng, dễ làm:
1. Làm nóng lò nướng đến 400 độ F (205 độ C).
2. Cho dầu quả bơ, hạt phỉ, hương thảo, cỏ xạ hương, tỏi, muối và hạt tiêu vào máy xay, xay nhỏ.
3. Khoai lang rửa sạch, cho lên thớt. Chèn hai cái thìa/muôi gỗ ở hai bên để khoai không bị lăn đi khi cắt. Cắt khoai thành những lát dọc (nhưng chỉ cắt khoảng 3/4, để lại phía dưới không cắt), mỗi lát cách nhau 1cm.
4. Xếp khoai lang vào khay nướng. Trải đều hỗn hợp gia vị và thảo mộc vừa xay lên trên củ khoai và các khe hở ở mỗi lát cắt.
5. Nướng khoai trong 1 tiếng, hoặc cho đến khi khoai chín mềm.
6. Mang khoai ra. Rắc hành hoa, phô mai dê và rưới siro phong lên trên những củ khoai lang nướng.
Bạn có thể sáng tạo bất kỳ nguyên liệu nào cùng với khoai tây. Để có thêm chất béo, bạn có thể chọn bơ thực vật, bơ ghee hoặc dầu quả bơ. Phần gia vị cũng thế, tùy theo sở thích và thói quen ăn uống của bạn.
Bạn có thể ăn kèm khoai lang nướng với bít tết, thịt gà hoặc bất cứ thứ gì. Thậm chí, bạn có thể ăn kèm với salad.
Theo Healthplus
Bật mí công thức làm nộm đu đủ cúng gia tiên: Vừa đơn giản, vừa đẹp mắt, lại giòn ngon vô cùng Nộm đu đủ là một món ăn đơn giản, nhưng lại giòn ngon, đặc biệt ý nghĩa, đặc biệt là trong những dịp giỗ chạp, cúng gia tiên. Hãy cùng tham khảo công thức dưới đây nhé. Nguyên liệu: - 1 quả đu đủ xanh khoảng 800 gram - 1 củ cà rốt 150 gram - 150 gram lạc - Rau thơm gồm...