9 loại dược liệu được giới chuyên gia đánh giá cao
Cây dược liệu là những loại cây có khả năng chữa bệnh hoặc hỗ trợ điều trị một căn bệnh nào đó. Chúng còn được gọi là thảo dược và được sử dụng nhiều trong Đông y hoặc y học cổ truyền.
Trên thực tế, vào đầu thế kỷ XXI, có đến 252 loại thuốc tân dược cơ bản và thiết yếu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép có nguồn gốc từ thảo dược. Đến nay, các loại cây dược liệu vẫn được mọi người tin dùng khi muốn chữa trị một căn bệnh nào đó.
Dưới đây là 9 loại dược liệu được giới chuyên gia đánh giá cao về đặc tính điều trị bệnh.
1. Cây bạch quả (gingko)
Bạch quả là một trong những loại thảo dược tồn tại lâu đời nhất trong lĩnh vực y học cổ truyền. Ở Trung Quốc, nó cũng là một trong những loại dược liệu chính trong các bài thuốc.
Khi còn tươi, lá cây bạch quả được bào chế thành dạng viên nang, viên nén hoặc chiết xuất thành tinh dầu. Trong khi đó, lá bạch quả khô được khuyến khích tiêu thụ như một loại trà.
Tác dụng nổi bật nhất của cây bạch quả là tăng cường sức khỏe não bộ. Vì thế, những bài thuốc bào chế từ loại cây dược liệu này thường được dùng để điều trị cho người bị mất trí nhớ từ nhẹ đến trung bình. Nó cũng có khả năng làm chậm sự suy giảm nhận thức trong chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Gần đây, kết quả của một số cuộc nghiên cứu còn cho rằng thành phần trong cây bạch quả có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Mặc dù vậy, trên một số thử nghiệm ở chuột cho thấy, sử dụng cây bạch quả lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan và tuyến giáp. Dù điều này vẫn chưa được chứng minh ở người nhưng những người bị men cao và đang gặp các vấn đề về tuyến giáp cần đặc biệt thận trọng khi muốn sử dụng loại cây này.
Bạch quả cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt hoặc dị ứng. Nó có khả năng tương tác với một số loại thuốc hoặc chất làm loãng máu. Vì thế, người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ để có hướng dẫn và chỉ định cụ thể khi muốn dùng cây bạch quả.
2. Củ nghệ
Bộ phận có nhiều tác dụng nổi bật nhất trong cây nghệ là củ nghệ. Theo Đông y, củ nghệ có đặc tính chống ung thư và có khả năng ngăn ngừa đột biến gene.
Củ nghệ cũng nổi tiếng với đặc tính chống viêm. Nó thường được dùng để giảm nhẹ triệu chứng cho người bị viêm da, viêm khớp, viêm dạ dày. Không những thế, bột nghệ hoặc tinh bột nghệ là loại gia vị không thể thiếu trên kệ bếp của nhiều gia đình.
3. Cây anh thảo
Cây anh thảo có hoa màu vàng rực rỡ. Tinh dầu chiết xuất từ hoa anh thảo có khả năng điều trị bệnh chàm da.
Dầu hoa anh thảo có đặc tính chống viêm. Vì thế, nó cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng hoặc giảm đau do viêm nhiễm.
Video đang HOT
Các nghiên cứu gần đây cũng có thấy dầu từ hoa cây anh thảo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bị đa xơ cứng, rối loạn hormone nội tiết hoặc quá nhạy cảm với insulin.
Cũng như những loại cây dược liệu khác, chiết xuất từ các bộ phận của cây anh thảo có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược. Vì thế, trước khi muốn sử dụng các loại dược liệu có chiết xuất từ cây anh thảo, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.
4. Hạt lanh
Hạt lanh là loại hạt được thu hoạch từ cây lanh. Trong khi đó, cây lanh là một loại thực vật được trồng nhiều ở Canada và vùng Tây Bắc nước Mỹ. Tuy nhiên, người Việt Nam có thể mua được hạt lanh ở các siêu thị hoặc cửa hàng trực tuyến. Người ta thường dùng hạt lanh để ép lấy dầu hoặc dùng nguyên hạt.
Tác dụng nổi bật nhất của hạt lanh là chống viêm và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hạt lanh có thể hỗ trợ giảm cân và giảm huyết áp.
Để tận dụng các lợi ích chữa bệnh của hạt lanh, nhiều người thường thêm nó vào sinh tố hoặc món salad trộn. Trong các công thức nấu ăn, bột từ hạt lanh là một trong những nguyên liệu bổ dưỡng cho các món canh, soup hoặc hầm. Ngày nay, chiết xuất hạt lanh đã được bào chế thành dạng viên nang để tăng tính tiện ích.
5. Tràm trà cũng là loại cây dược liệu được giới chuyên gia đánh giá cao
Tinh dầu chiết xuất từ cây tràm trà đã được chứng minh mang đến nhiều lợi ích cho các vấn đề về da. Thậm chí, kết quả của một cuộc nghiên cứu đã khẳng định siêu năng lực kháng khuẩn trên vết thương và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tại chỗ. Nhờ đặc tính này, tràm trà được xem là một loại cây dược liệu có nhiều đóng góp trong việc sản xuất các loại thuốc thảo dược kháng viêm, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
Tuy nhiên, chiết xuất từ cây tràm trà chỉ an toàn khi dùng ở dạng bôi. Nó có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm nếu bạn dùng theo đường uống. Hơn nữa, tinh dầu chiết xuất từ cây tràm trà có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia. Vì thế, bạn hoàn toàn có khả năng gặp phải các phản ứng dị ứng nếu da không tương thích với các thành phần của sản phẩm.
6. Cây dược liệu quý: Đông trùng hạ thảo
Không phải ngẫu nhiên mà đông trùng hạ thảo được xem là một trong những loại cây dược liệu quý bậc nhất trong thế giới thảo dược. Trong tự nhiên, loại dược liệu này mọc nhiều ở vùng cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya. Vòng đời phát triển của loại dược liệu này được mô tả như sau:
Ban đầu, một loại ấu trùng sâu non sống trong lòng đất ăn rễ cây để lớn lên. Nếu không có gì thay đổi, ấu trùng này sẽ phát triển thành bướm. Song, khi bị nhiễm nấm Cordyceps Sinensis, cuộc đời của ấu trùng sẽ chuyển sang một hướng khác.
Khi đó, nấm ký sinh sẽ dần lớn lên thành sợi bằng cách hút hết chất dinh dưỡng trong cơ thể ấu trùng. Đến mùa xuân, thân nó sẽ dài ra từ xác của ấu trùng sâu non rồi vươn lên mặt đất trở thành đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo mang đến nhiều lợi ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch, cường dương, dưỡng nhan và bồi bổ khí huyết. Với tác dụng chữa bệnh, đông trùng hạ thảo là loại cây dược liệu có ích cho người bị viêm phế quản, nhiễm trùng hoặc các bệnh ở đường hô hấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đông trùng hạ thảo có thể gây khó chịu ở dạ dày và gây các phản ứng dị ứng.
7. Chiết xuất hạt nho
Chiết xuất hạt nho là loại dược liệu được bào chế ở dạng lỏng hoặc dạng viên nang. Tác dụng nổi bật nhất của chiết xuất hạt nho là chống oxy hóa. Ngoài ra, nó còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng trong việc giảm cholesterol LDL (có hại) và giảm các triệu chứng lưu thông máu kém ở tĩnh mạch chân.
Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh người thường xuyên tiêu thụ chiết xuất hạt nho có khả năng ngăn chặn và chống lại tế bào ung thư. Bạn cũng có thể thụ hưởng các lợi ích của chiết xuất hạt nho từ rượu vang.
Tuy nhiên, loại dược liệu này có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Nó cũng có khả năng tương tác với các loại thuốc làm loãng máu hoặc thuốc điều trị bệnh huyết áp. Người có những vấn đề trên cần được sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ trước khi muốn sử dụng chiết xuất hạt nho.
8. Lavender (hoa oải hương)
Tinh dầu hoa oải hương là loại dược liệu có khả năng xoa dịu căng thẳng, thư giãn đầu óc. Oải hương là một loại hoa màu tím, mùi hương khá mạnh. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh mùi hương của hoa oải hương có tác động trực tiếp đến tâm trạng và khả năng nhận thức của con người. Loại dược liệu này cũng có tính an thần, giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ.
Khi sử dụng, bạn cần pha loãng với một loại dầu nền khác. Tinh dầu hoa oải hương thường được dùng ở đường bôi hoặc đường hít. Nó có thể gây độc khi bạn dùng đường uống.
9. Cây trinh nữ
Đặc điểm dễ nhận biết nhất của loại cây này là hoa màu tím. Khi chạm vào, lá cây khép lại làm người ta liên tưởng đến hình ảnh của một thiếu nữ e thẹn.
Cây cỏ ngươi có vị ngọt, tính hàn. Các bộ phận trên loại dược liệu này chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe con người. Trong Đông y, cây cỏ ngươi có khả năng giảm đau, an thần, trấn tĩnh, giảm ho, tiêu đờm. Vì thế, những người hay mất ngủ hoặc mắc chứng suy nhược thần kinh thường được các thầy thuốc khuyên dùng cây cỏ người để hãm lấy nước uống. Thông thường, người ta hay lấy rễ, lá hoặc thân cây rửa sạch, phơi khô trước khi nấu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tận dụng lợi ích của cây cỏ ngươi khi nó còn tươi.
Tùy theo sở thích, bạn có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp cây cỏ ngươi với me đất, lạc tiên hoặc mạch môn để sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Các loại cây dược liệu có thể giúp bạn chữa trị tận gốc một căn bệnh nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng là đối tượng sử dụng phù hợp. Để đảm bảo an toàn, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng.
Những dấu hiệu cho thấy bạn cần thanh lọc ruột kết
Giải độc hoặc làm sạch ruột kết là một giải pháp giúp loại bỏ chất thải độc hại khỏi cơ thể bạn. Những chất thải này tích lũy trong ruột già, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nếu không được loại bỏ.
Giải độc hoặc làm sạch ruột kết là một giải pháp giúp loại bỏ chất thải độc hại khỏi cơ thể bạn - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Làm sạch ruột kết thường bao gồm rửa ruột già bằng bất kỳ chất lỏng nào an toàn cho cơ thể. Hầu hết những người đã khử độc ruột kết thường có hoạt động tiêu hóa tốt hơn, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tâm trạng và một cơ thể khỏe mạnh.
Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần làm sạch ruột kết, theo trang tin South Florida Register.
Mùi hôi
Cơ thể bạn có thể phát triển những chất độc ngay cả khi bạn đang sống một lối sống lành mạnh. Những chất độc này sau đó cố gắng thoát qua nước bọt hoặc mồ hôi gây ra mùi cơ thể hoặc hôi miệng. Việc giải độc ruột kết có thể loại bỏ những độc tố khỏi cơ thể và ngăn chặn mùi cơ thể và hôi miệng, theo South Florida Register.
Các vấn đề về tiêu hóa
Nếu bạn gặp phải táo bón gián đoạn, tiêu chảy hoặc a xít, đây là những dấu hiệu bạn cần làm sạch ruột kết. Những vấn đề tiêu hóa này xảy ra khi ruột kết tạo ra nhiều chất nhầy để xử lý các độc tố do thực phẩm và lối sống gây ra.
Làm sạch ruột kết có thể giúp loại bỏ các sản phẩm phụ không lành mạnh này khỏi cơ thể bạn.
Mệt mỏi
Mệt mỏi hoặc liên tục cảm thấy uể oải mặc dù được nghỉ ngơi và ngủ đúng cách là một dấu hiệu khác cho thấy ruột kết của bạn cần được giải độc. Mệt mỏi xảy ra vì cơ thể bạn dành phần lớn năng lượng đối phó các chất độc, khiến nó có ít hoặc không có năng lượng để đáp ứng các nhiệm vụ thường xuyên mà bạn thực hiện.
Các dấu hiệu khác
Các triệu chứng khác của sự tích tụ độc tố trong ruột kết bao gồm tăng cân, không giảm cân mặc dù thực hiện chế độ ăn kiêng và tập thể dục, da nhợt nhạt và mụn trứng cá, theo South Florida Register.
Những cách làm sạch ruột kết
Làm sạch ruột bằng men vi sinh
Làm sạch ruột bằng probiotic (men vi sinh) là một cách hiệu quả để loại bỏ các độc tố trong ruột già của bạn. Bổ sung probiotic và thực phẩm giàu probiotic cũng mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe. Các probiotic loại bỏ chất thải từ ruột kết bằng cách sản xuất vi khuẩn tốt trong dạ dày, giúp chế ngự các độc tố, theo South Florida Register.
Giấm táo và sữa chua là những thực phẩm giàu probiotic có thể giúp làm sạch kết một cách tự nhiên.
Sinh tố và nước ép
Những đồ uống này rất tốt cho hệ tiêu hóa vì chúng có chứa chất xơ và vitamin. Trên hết, nước ép và sinh tố giữ cho dạ dày và cơ thể của bạn trong tình trạng đủ nước. Nước ép táo, chanh và rau được khuyên dùng để làm sạch ruột kết hiệu quả, theo South Florida Register.
Trà thảo dược
Uống một tách trà thảo mộc mới làm 1 hoặc 2 lần mỗi ngày cũng là một cách tốt để loại bỏ độc tố trong ruột kết của bạn. Trà thảo dược cũng có thể làm giảm táo bón, đặc biệt là các loại thảo dược nhuận tràng như mã đề và nha đam.
Hạt chia và hạt lanh
Ăn những hạt này cung cấp cho cơ thể bạn chất xơ và a xít béo omega-3, vốn rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của bạn. Hạt chia và hạt lanh cũng đã được chứng minh có hiệu quả chống lại cảm giác nóng rát trong dạ dày. Bạn có thể pha hạt chia và hạt lanh với nước để uống hoặc rắc chúng lên đĩa rau trộn.
Loại bỏ chất thải nguy hiểm từ ruột kết có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều vấn đề sức khỏe đồng thời với việc cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Tuy nhiên, bạn chớ nên làm điều này quá mức, và hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu thực hiện việc giải độc ruột kết, theo South Florida Register.
Tỏi, cà chua, bông cải xanh là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chế biến và ăn sai cách thế này thì chẳng còn dinh dưỡng nữa Chế biến thực phẩm cũng quan trọng như chính các món ăn vậy bởi cách chúng ta xử lý các thực phẩm có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị dinh dưỡng của chúng. Khi dịch bệnh luôn "rình rập" quanh ta, sống một lối sống lành mạnh để phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Trong đó, người dân cần đặc biệt...