9 loại cây ‘hút’ sóng, bức xạ điện từ, lọc không khí cực tốt: Nhà dùng nhiều điện thoại, TV nên có 1 chậu
Trồng những loại cây này trong nhà không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn hút bức xạ điện từ rất tốt.
Cây dương xỉ
Cây dương xỉ dễ trồng, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống trong nhà. Loại cây này có thể làm giảm nồng độ formaldehyde từ các đồ dùng trong gia đình và ngăn chặn các tia bức xạ có hại phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, TV…
Ảnh minh họa.
Nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất từ cây dương xỉ có tác dụng bảo vệ, giúp làm giảm tổn thương gây ra bởi việc tiếp xúc quá mực với bức xạ tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời.
Loại cây này không ưa ánh sáng gay gắt, bạn nên trồng chúng ở nơi thoáng mát, có bóng râm và tưới nước thường xuyên.
Cây lan ý
Cây lan ý thường mọc thành bụi với các cuống lá dài, nhỏ và hướng lên trên. Lá cây xanh đậm, hoa màu trắng như hình vỏ sò. Đây là loài cây xứ nóng, thân thảo, thích nghi với môi trường ít ánh sáng nhưng phải tưới nhiều nước.
Cây lan ý có thể lọc được benzen VOC – một chất gây ung thư có trong sơn, các chất đánh bóng đồ nội thất.
Cây thường xuân là một loại cây leo, dễ trồng. Cây có tán lá rậm rạp, có khả năng hấp thụ tốt bụi bẩn và các chất ô nhiễm trong không khí bao gồm formaldehyde, benzene… Trong đó, formaldehyde là chất được thải ra từ các vật liệu như thảm, gỗ dán, nhựa gỗ… Hít phải chất này có thể gây đau đầu, nóng rát cổ họng… Về lâu dài, có thể gây ra ung thư.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ cũng có khả năng hấp thụ chất độc hại trong không khí như cây thường xuân. Nghiên cứu cho thấy, 1 lá lưỡi hổ có thể hút được 30mg formaldehyde/ngày. Nếu trồng 6 chậu lưỡi hổ trong phòng rộng 30m2 thì sau 5 ngày, lượng formaldehyde trong phòng có thể được khử sạch.
Video đang HOT
Cây nha đam có phần lá phát triển mạnh, mong nước. Cây có thể trồng ở bất cứ nơi đâu, từ ngoài sân vườn cho đến bàn làm việc.
Cây nhà đam có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn trong không khí, hấp thụ mùi khó chịu và hút bức xạ máy tính cực kỳ hiệu quả. Loại cây này rất dễ trồng và chăm sóc. Phần thịt trong suốt bên trong lá cây nha đam còn có tác dụng dưỡng da, dưỡng tóc rất tốt.
Cây đa búp đỏ
Cây đa búp đỏ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Loại cây này dễ trồng, dễ sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng. Trồng đa búp đỏ có thể giúp hút bụi và các khí độc trong không khí như carbon monoxide, hydrogen fluoride… Cây còn giúp hút cả khói thuốc trong môi trường.
Cây dây nhện có phần lá mêm mại, đẹp mắt. Bạn có thể để cây này trang trí trong phòng khách hoặc để trên bàn làm việc. Cây dây nhện có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm, làm sạch không khí. Sẽ tốt hơn nếu bạn đặt cây ở những nơi có sóng bức xạ điện từ, gần các thiết bị điện tử…
Cây có cảnh có khả năng thanh lọc không khí, hút khí benzene, formaldehyde và bức xạ điện từ do máy tính phát ra.
Trồng cọ cảnh trong nhà không chỉ giúp không gian sống trở nên xanh mát mà còn tốt cho hệ hô hấp của con người.
Cây xương rồng có khả năng hút sóng bức xạ điện từ, hút bụi và thanh lọc không khí. trên thân cây có những lỗ khí nhỏ. Lỗ khí này đóng lại vào ban ngày và mở ra vào ban đêm để hút khí carbon dioxide, nhả khí oxi, làm làm tăng nồng độ anion trong không khí, mang lại lợi ích cho sức khỏe.
6 loại hoa này như "thần hộ mệnh" của ngôi nhà, vừa diệt khuẩn, khử mùi hôi lại giúp bạn ngủ ngon hơn
Bạn có biết những loại hoa, cây cảnh nào được mệnh danh là "cây sức khỏe" không? Hãy tìm hiểu xem nhé!
Hoa và cây xanh không chỉ mang lại nhiều màu sắc hơn cho cuộc sống mà còn góp phần tăng cường sức khỏe thể chất. Một số trong số chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn, hấp thụ khí độc hại như formaldehyde, khử mùi hôi và thậm chí giúp con người dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
Nếu đặt những cây này trong nhà thì chẳng khác gì nhà bạn có thêm một "thần hộ mệnh" cả. Vậy bạn có biết những loại hoa, cây cảnh nào được mệnh danh là "cây sức khỏe" không? Hãy tìm hiểu xem nhé!
1. Măng tây
Là một loại cây trồng trong chậu, bạn có thể đặt trang trí ở phòng khách hoặc trên bàn làm việc. Nó có vẻ ngoài thanh mảnh, trông có vẻ yếu ớt nhưng lại có sức sống mãnh liệt và đặc biệt dễ chăm sóc.
Đồng thời, cây măng tây còn được mệnh danh là thần hộ mệnh của gia đình, bởi loại cây này có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Nó có thể ức chế sự sinh sản của một số loại vi trùng, vi khuẩn. Không chỉ có tác dụng thanh lọc không khí mà nó còn mang lại cảm giác tươi mát, dễ chịu cho mắt khi đặt trong nhà.
2. Cây nguyệt quế
Đây là một loại cây bụi có hoa màu vàng nhạt, tỏa ra mùi thơm quyến rũ, nhưng lại trang nhã. Nếu yêu thích vẻ đẹp và mùi thơm của nó, bạn có thể trồng nguyệt quế ngoài sân hoặc trồng trong chậu hoa đặt ở ban công, sân thượng đều được. Chỉ cần trồng một chậu, đến mùa hoa nở cả căn nhà của bạn sẽ tràn ngập sắc hương.
Hoa nguyệt quế tuy có mùi thơm nồng nhưng lại có tác dụng đặc biệt. Mùi thơm này tuy thân thiện với con người nhưng lại là "kẻ thù" của vi trùng, vì nó có thể ức chế sự sinh sôi của một số loại vi khuẩn như Glucococcus, Pneumococcus và Mycobacteria lao. Vào mùa thu đông, trồng một chậu nguyệt quế trong nhà có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể con người.
3. Cây hương thảo
Hương thảo cũng là một loại cây cảnh rất phổ biến, lá màu xanh, tán lá tỏa hình tròn, dáng rất đẹp mắt và trang nhã. Bạn có thể trồng trong chậu rồi đặt trong nhà hoặc đặt trên bàn làm việc, bậu cửa sổ đều được.
Cây hương thảo không chỉ được dùng làm cảnh mà nó còn có tác dụng rất thiết thực. Cụ thể, lá của cây hương thảo có thể cho thêm vào một số món ăn phương Tây tăng hương vị của món ăn. Ngoài ra, cây hương thảo còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, có thể đuổi muỗi và diệt vi trùng, do đó rất tốt cho sức khỏe.
4. Cây ngũ gia bì
Trong phòng khách, phòng ngủ, phòng học hay thậm chí là ban công bạn có thể trồng một chậu ngũ gia bì. Đây là loại cây cảnh thân thảo, lá xanh quanh mọc kiểu dạng kép chân vịt, cứ một cụm cuống lá sẽ có từ 6-8 lá cùng loại.
Trong phong thủy, cây ngũ gia bì tượng trưng cho sự gắn kết, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, mong muốn gia đình bạn luôn được ổn định, hạnh phúc và bình an. Trồng một chậu trong nhà còn mang đến may mắn về tiền tài, sự nghiệp cho gia chủ.
Ngoài ra, ngũ gia bì còn có khả năng hấp thụ khí formaldehyde và nicotin rất mạnh. Nếu nhà bạn mới sửa sang hoặc trong nhà có người hút thuốc lá thì bạn có thể trồng một chậu để làm giảm tác hại của khí độc đối với các thành viên trong gia đình. Loại cây này cũng có mùi hương giống như mùi hương của cây bạc hà, khiến muỗi sợ hãi mà tránh xa, nên nó còn có tác dụng đuổi muỗi.
5. Cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ được mệnh danh là loài cây "bất tử", vì cây sống lâu năm, hễ lá chạm đất sẽ bén lễ và nhanh chóng mọc thành cây mới. Lá lưỡi hổ có những đường vân màu vàng trông rất đẹp mắt, lá thẳng đứng như một thanh kiếm giơ cao lên trời. Trong phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trấn trạch, xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo, mang tới bình an, tài lộc cho gia đình.
Không chỉ làm đẹp không gian sống mà lưỡi hổ còn được mệnh danh là bậc thầy trong việc thanh lọc không khí, khử khí độc hại như formaldehyde. Đồng thời, loại cây cảnh này còn có thể giải phóng oxy mọi lúc giúp con người ngủ ngon giấc hơn. Thông thường, chỉ cần đặt ở góc là có thể phát huy tác dụng rất lớn, lưỡi hổ còn dễ trồng và dễ chăm sóc.
6. Cây xương rồng
Trên lá xương rồng có nhiều gai nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến giá trị làm cảnh, bạn có thể trồng trong chậu hoa rồi đặt ở góc trong nhà. Nếu sợ gai của cây xương rồng mang sát khí không tốt, dễ làm người khác bị thương thì bạn có thể chọn những loại xương rồng không gai hoặc gai mềm mại không gây cảm giác đau khi chạm vào như xương rồng Aster, xương rồng tai thỏ, xương rồng Gymno,...
Xương rồng được biết đến là chuyên gia thanh lọc không khí, vì nó không chỉ có thể giải phóng oxy mọi lúc, giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn có tác dụng ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, vi trùng trong không khí. Ngoài ra, nó có thể hấp thụ hầu hết các loại khí độc hại và bảo vệ sức khỏe con người một cách toàn diện.
7 loài cây cảnh ưa nắng là lựa chọn hàng đầu để bạn phủ xanh không gian sống Những loại cây trồng ưa nắng này sẽ giúp đem đến một bầu không gian trong lành, tươi mát cho cả gia đình bạn. Nếu ngôi nhà của bạn luôn ngập tràn ánh nắng và nhận được nguồn ánh sáng tự nhiên lý tưởng từ bên ngoài thì việc lựa chọn những loại cây phát triển tốt dưới ánh nắng là điều quan...