9 học sinh nhập viện sau bữa ăn trưa
Sau bữa ăn trưa tại Trường Tiểu học Điện Biên 1 ( TP Thanh Hóa), đã có 9 học sinh bị đau bụng, phải nhập viện.
Trường Tiểu học Điện Biên 1, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: TTV.
Ngày 22/12, bà Nguyễn Thị Oanh, Trưởng phòng GDĐT TP Thanh Hóa cho biết, Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm đang làm việc với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Điện Biên 1 để lấy mẫu xét nghiệm thực phẩm, làm rõ nguyên nhân 9 học sinh bị nôn, ói sau buổi học.
Một suất ăn tại trưa tại Trường Tiểu học Điện Biên 1.
Cụ thể, theo phản ánh của các phụ huynh, sau bữa ăn trưa tại trường vào ngày 21/12, đến đầu giờ chiều, bất ngờ có học sinh bị nôn.
Video đang HOT
Ngay sau đó, giáo viên đã gọi người thân đón cháu về nhà.
Đã có 9 em học sinh tại trường phải nhập viện sau bữa ăn.
Cuối buổi chiều và tối cùng ngày, có thêm nhiều học sinh bị đau bụng, đi ngoài. Đến ngày 22/12, một số học sinh đã phải nhập viện với các biểu hiện đau bụng, đi ngoài, sốt nên phụ huynh đã phản ánh tới nhà trường.
Hiện tại, có 4 cháu đang nằm ở Bệnh viện Nhi, 5 cháu điều trị ở BVĐK TP Thanh Hóa với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Chi cục VSATTP lấy mẫu xét nghiệm thức ăn.
Bà Oanh cho biết, sau 72h kiểm tra, khi có kết quả cụ thể sẽ đưa ra hình thức xử lý.
Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
Giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở huyện Thường Tín
Xác định an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề đặc biệt quan trọng, đóng góp lớn trong việc cải thiện sức khỏe Nhân dân, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Do vậy, những năm qua công tác quản lý Nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Thường Tín luôn được quan tâm, phát huy trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Huy động các nguồn lực
Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết: "Toàn huyện hiện có 2.013 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp 1.021 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, lĩnh vực công thương quản lý 385 cơ sở và lĩnh vực y tế quản lý 607 cơ sở (467 cơ sở thức ăn đường phố, 76 cơ sở dịch vụ ăn uống, 52 bếp ăn tập thể...)".
Công tác kiểm tra vệ sinh ATTP thời gian qua luôn được các cấp, ngành của huyện Thường Tín quan tâm. Ảnh: Hữu Trường
Do số lượng các đơn vị, đối tượng phải quản lý ở trên địa bàn huyện thời gian qua rất lớn, do vậy công tác kiểm soát ATTP gặp không ít khó khăn, thách thức. Việc sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp không đúng quy trình, không rõ nguồn gốc mang tính tự phát còn khá phổ biến.
Cùng với đó, việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý. Trong khi đó, trước tình hình một số loại dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn phức tạp, nhu cầu tích trữ và sử dụng thực phẩm tại các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống tăng cao, đây là điều kiện cho thực phẩm lậu, thực phẩm bẩn, không an toàn tiêu thụ trên thị trường.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản: "Để giải quyết những khó khăn đó, các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và các đơn vị trên địa bàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATTP với đa dạng hình thức. Đồng thời, vận động người dân thực hiện tốt Cuộc vận động "Nói không với sản xuất, mua bán và tiêu dùng sản phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn".
Các lực lượng khác của huyện đã tích cực tuyên truyền, nhất là tăng cường trong tháng hành động ATTP và dịp lễ, Tết. Bên cạnh đó, huyện còn quan tâm đến lĩnh vực chế biến, kinh doanh thực phẩm; quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông sản an toàn ở các xã: Thư Phú, Hà Hồi, Tân Minh... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân".
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
Phó Phòng Y tế huyện Thường Tín Nguyễn Tiến Trọng chia sẻ, phòng luôn sẵn sàng huy động các nguồn lực để triển khai kế hoạch, chương trình về ATTP, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm nghiệm ATTP.
100% bếp ăn tập thể, nhất là bếp ăn của các trường học và công ty, DN tại 11 cụm công nghiệp trên địa bàn luôn được kiểm tra ATTP. "Đến nay các chủ cơ sở kinh doanh trên địa bàn tích cực, chủ động tìm hiểu và chấp hành, thực hành các quy định của pháp luật về ATTP, như: Có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP, giấy xác nhận kiến thức, khám sức khỏe định kỳ cho người trực tiếp chế biến thực phẩm, đầu tư xây dựng cơ sở, lưu sổ sách theo dõi, chứng từ, hóa đơn liên quan đến thực phẩm..." - ông Trọng thông tin.
Huyện khuyến khích các cơ sở chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi, chế biến, bảo quản thực phẩm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo cung ứng thực phẩm sạch cho thị trường. Nhờ đó, một số cơ sở sản xuất nông sản tại các xã: Tân Minh, Hà Hồi, Thư Phú đã tạo dựng được thương hiệu rau xanh. Cùng với đó, một số cơ sở ở xã Lê Lợi cũng xây dựng được thương hiệu thực phẩm sạch cung cấp thực phẩm cho các trường học.
"Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục tăng cường chỉ đạo 29 xã, thị trấn và cơ quan chuyên môn đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP. Phát huy vai trò và tăng cường trách nhiệm của Ban chỉ đạo liên ngành trong quản lý nhà nước về ATTP. Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong quản lý, kiểm tra, giám sát về ATTP. Tăng cường giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về ATTP đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân..." - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản khẳng định.
Công bố nguyên nhân khiến một trẻ tử vong sau khi ăn bánh su kem đêm Trung thu Ngày 14/12, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết 61 người ngộ độc, 1 người tử vong do bánh su kem trong sự kiện đêm Trung thu. Sau hơn 2 tháng điều tra theo 11 bước, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM vừa đưa ra kết luận vụ ngộ độc tập thể xảy ra sau sự kiện mừng...