9 giờ sửa gương mặt ‘như hóa thạch nghìn năm’
Anh Lê Văn Mến, 35 tuổi, có gương mặt biến dạng như hóa thạch, ngày 19/9 trải qua ca mổ lần hai thu gọn 65% gương mặt.
Tiến sĩ Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện JW, phẫu thuật viên chính, cho biết kết quả đánh giá điện cơ và dẫn truyền thần kinh trước mổ khiến ê kíp “đứng ngồi không yên vì lo lắng”. Toàn bộ cấu trúc cơ và các sợi cơ xơ hóa nặng, mất hết cấu trúc, đặc biệt cơ vòng miệng, cơ mút bị tiêu hủy hoàn toàn, tuyến nước bọt lẫn lộn trong máu.
“Nếu ở lần mổ trước, gương mặt bệnh nhân được đánh giá tựa hóa thạch nghìn năm thì lần này, công đoạn bóc tách những mô cơ đó càng khó khăn hơn”, bác sĩ Dung chia sẻ.
Các thành viên nhiều đêm hội chẩn trước mổ với chuyên gia trong và ngoài nước, nghiên cứu tài liệu y khoa và liên tục đo vẽ cho bệnh nhân Mến ở tất cả tư thế để đảm bảo những đường vẽ chuẩn xác.
Sau ca mổ ngày 19/9, dù còn băng bó nhưng gương mặt anh Mến thon gọn hơn rất nhiều, thấy được khuôn miệng. Ảnh: Hải Đăng.
Theo bác sĩ Dung, quá trình gây mê đối diện nhiều cam go, nếu không cẩn trọng có thể đâm thủng vách ngăn mũi và chọc thẳng khối u bên lỗ mũi trái. Môi trên của bệnh nhân quá gần với nơi đặt nội khí quản gây mê, gây khó khăn trong quá trình định hình đường mổ. Nếu xâm lấn vùng da này quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu nuôi gây hoại tử vùng miệng rất nguy hiểm.
Kíp mổ mất hơn 5 giờ để tạo hình môi trên, thu gọn hoàn toàn môi dưới, tạo hình hai bên mép miệng. Ở chặng mổ tiếp theo, các bác sĩ chuyển bệnh nhân về tư thế ngồi để điều chỉnh vùng môi trên và định hình lại đường mổ để cắt bỏ hai khối viêm phù nề, chảy xệ hai bên má.
Video đang HOT
“Thật sự quá khó để xác định vị trí chính xác của tuyến nước bọt giữa một vũng máu đỏ tươi”, bác sĩ Dung nói. Việc đặt dao mổ đi từ mép miệng vòng một đường lớn kéo dài đến của vùng má, nếu không cẩn thận hoặc dao mổ đi lệch một chút có thể dẫn đến nguy cơ đứt ống tuyến nước bọt hai bên má.
Tổng diện tích hai khối viêm phù nề ở hai má được cắt bỏ cắt bỏ là 150 cm2. Các phẫu thuật viên gặp nhiều trở ngại khi khâu cuống tất cả mô xơ do cơ mặt của bệnh nhân đã bị tiêu hủy hoàn toàn suốt 15 năm qua.
“Dù gian nan nhưng kết quả đúng như kỳ vọng, gương mặt bệnh nhân Mến đã hoàn thiện 65%, tạo hình được khuôn miệng rõ ràng”, bác sĩ Dung cho biết. Đôi mắt ông đỏ ngầu vì tập trung cao độ hơn 9 giờ mổ.
Gương mặt bệnh nhân Mến thon gọn 50% sau mổ lần một. Ảnh: Hải Đăng.
Tối 19/9, anh Mến tỉnh táo khi bác sĩ gọi tên ở phòng hồi sức, các dấu hiệu sinh tồn ổn. Gương mặt vẫn còn băng bó nhưng gọn gàng hơn rất nhiều, các đường nét mũi miệng dần rõ ràng. Ánh mắt anh vui mừng khi bác sĩ cầm gương cho soi.
Sau lần mổ cắt bỏ phần da chảy xệ vùng cổ, taọ hình bước đầu vùng mặt cách đây một tháng, anh Mến rất hào hứng vì “15 năm rồi, cuối cùng cũng thấy được cằm của mình”, “mọi thứ như giấc mơ”. Đôi mắt không còn lật mi hay căng đỏ vì sức nặng của gương mặt gây ra.
Trước mổ, khuôn mặt anh Mến biến dạng nặng suốt 15 năm. Ảnh: Hải Đăng.
Bệnh nhân Lê Văn Mến bị chảy xệ gây biến dạng mặt từ năm 20 tuổi, phải ngủ ngồi vì không thể thở khi nằm. Các bác sĩ hội chẩn với nhiều chuyên gia nước ngoài, gửi mẫu sinh thiết đi nhiều nơi, giải mã 23.000 gene nhưng hiện vẫn chưa tìm được đáp án chính xác của căn bệnh. Dự kiến bệnh nhân trải qua 4-5 lần mổ trong khoảng hai năm với mục tiêu khuôn mặt có thể gần như bình thường.
Sức khoẻ bệnh nhân trong vụ nổ khí gas ở Hà Nội ra sao?
Chiều 26/8, thông tin từ Bệnh viện E cho hay, bệnh nhân là nạn nhân trong vụ tai nạn nổ bình gas tại xưởng cơ khí ở Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) hiện đã qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Tiệp (Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E) là một trong những bác sĩ trong kíp trực ngày 25/8 tham gia trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân Triệu Văn X (sinh năm 1988, trú tại Đại Từ, Thái Nguyên).
BS Tiệp cho biết, khoảng 16h50' ngày 25/8, một bệnh nhân được cấp cứu 115 chuyển đến trong tình trạng: lơ mơ, mất tri giác, hai cẳng chân dập nát, biến dạng, ra máu liên tục (trên băng ca), vết thương ở cổ tay mất một phần mềm mặt trước 1/3 giữa cẳng tay phải và bị bỏng nhiệt độ 1-2 vùng mặt, cổ, thành ngực trước...
Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân không ổn định: mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp giảm thấp. Bệnh nhân xuất hiện hiện tượng kích thích mạch, dần dần mất tri giác.
Các bác sĩ cấp cứu cho anh X tại Bệnh viện E.
Do ngừng tuần hoàn, bệnh nhân được hồi sức tích cực bóp bóng, đặt nội khí quản chỉ sau 2-3 phút vào viện. Các bác sĩ garo vị trí 1/3 dưới của hai bên đùi để hạn chế mất máu cho bệnh nhân. Bệnh nhân được chuyển ngay lên phòng mổ cấp cứu chỉ sau 2-3 phút vào viện.
Tại phòng mổ, bệnh nhân được hồi sức tích cực, truyền máu cấp cứu (khoảng 2.000ml hồng cầu và 2.000ml huyết tương). Đồng thời, các bác sĩ Bệnh viện E đã tiến hành hội chẩn liên khoa: Cấp cứu, Chấn thương chỉnh hình, Ngoại Tổng hợp, Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Hồi sức tích cực, Gây mê hồi sức.... và báo cáo GS.TS Lê Ngọc Thành (Giám đốc Bệnh viện E) quyết định cứu sống bệnh nhân trong lằn ranh sự sống và cái chết.
BS CKII Kiều Quốc Hiền, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình đã cùng với các bác sĩ trong kíp trực cấp cứu đêm 25/8 đã chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân.
Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân tổn thương xương và phần mềm, mạch máu và thần kinh của hai cẳng chân của bệnh nhân bị dập nát, tổn thương do bỏng (đã bị cháy xém) không còn khả năng bảo tồn. Sau đó, kíp mổ quyết định cắt cụt hai cẳng chân bị dập nát trên, bảo tồn tối đa phần chân còn khả năng phục hồi cho bệnh nhân.
Các bác sĩ tiến hành xử lý đến tổn thương phần tay phải gồm vết thương mất da và cơ với diện tích lớn khoảng 15x15cm, lộ khối cơ dập nát. Các bác sĩ đã cắt bỏ phần tổn thương và bất động tay phải bằng máng bộ cẳng bàn tay cho bệnh nhân, sau đó tiếp tục cắt lọc đến những vết thương nhỏ với diện tích từ 1-4cm khắp cánh tay trái và đùi phải bệnh nhân...
Sau ca mổ trong 3 giờ, bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực để theo dõi các chỉ số sinh tồn.
Theo ThS.BS Nguyễn Đình Thuyên - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân vào khoa trong tình trạng hôn mê, thở máy và đã cắt cụt 1/3 trên cẳng chân hai bên và có nhiều vết thương sâu trên cơ thể... Bệnh nhân đã được tiến hành hồi sức tích cực, thở máy, truyền dịch, giảm đau, lợi tiểu và đặc biệt theo dõi 24/24.
Sau 10 giờ được hồi sức tích cực, đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và cai máy thở, tỉnh táo, giao tiếp tốt và ăn qua sode.
Trước đó, vào chiều 25/8, người dân sống ở gần xưởng cơ khí của gia đình ông Nguyễn Hữu Soái (ở xóm 2, Cổ Điển, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội) bất ngờ nghe tiếng nổ lớn như "tiếng bom nổ", sau đó chạy vào hiện trường thì phát hiện một người bị thương nặng và một người tử vong tại chỗ, xung quanh xưởng phía bên trong đổ nát.
Cứu sống bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở trên xe taxi Vì ngại dịch bệnh COVID-19, ông Nguyễn Văn D. (67 tuổi, quận 6) không đến bệnh viện tái khám và cũng không sử dụng thuốc đều đặn như trước nên đột ngột lên cơn khó thở. Ngay lập tức, người nhà đã gọi xe taxi đưa ông D đi bệnh viện nhưng ông đã ngưng tim, ngưng thở ngay trên đường đi. Ngày...