9 di sản thế giới có nguy biến mất vĩnh viễn
Nhiều di sản được tổ chức UNESCO công nhận đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Vườn quốc gia Everglades, bang Florida, Mỹ
Với diện tích rộng hơn 600.000 ha, vườn quốc gia Everglades là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như báo Florida và lợn biển. Mặc dù vậy, tổ chức UNESCO cho biết môi trường ô nhiễm và lưu lượng nước vào khu đầm lầy giảm đã khiến môi trường sống dưới nước và sinh vật biển ở đây suy giảm nhanh.
Thành phố cổ Jerusalem
Jerusalem là thành phố linh thiêng của người theo Do Thái, đạo Cơ Đốc và đạo Hồi. Nơi đây có tới 220 công trình lịch sử bao gồm những khu cầu nguyện cho người hành hương như đền thờ Hồi giáo Dome of the Rock và Bức tường Than Khóc. UNESCO cho cho biết tổ chức này “quan ngại sâu sắc” với những hành động được gọi là “khai quật” của Israel quanh thành phố cổ này, phá hoại một số di tích lịch sử. Israel cũng bị cáo buộc ngăn chặn một số dự án trùng tu.
Rạn san hô Belize Barrier
Belize nổi tiếng với những công trình của người Maya cổ và điểm lặn lý tưởng Great Blue Hole hay hệ sinh thái Belize Barrier, rạn san hô lớn nhất ở bán cầu bắc. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm rùa biển, lợn biển, cá sấu nước mặn. Tuy nhiên, hệ sinh thái này đang phải đối mặt với những đe dọa từ hoạt động khai thác hải sản quá mức và dự án khai thác dầu khí.
Thành phố Abu Mena, Ai Cập
Thành phố này là một địa điểm hành hương quan trọng của người theo đạo Cơ Đốc vào thời kỳ Trung Cổ. Nơi đây vẫn lưu giữ được những công trình cổ như nhà thờ, tòa nhà hành chính, đường phố, tu viện, nhà dân, cửa hàng… Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp tại đây đã dẫn tới mức ngầm giảm, khiến nhiều tòa nhà bị sụp đổ hoặc không ổn định với nhiều hố tử thần xuất hiên.
Video đang HOT
Di sản rừng nhiệt đới Sumatra, Indonesia
Với diện tích 2,5 triệu ha, di sản rừng nhiệt đới trên đảo Sumatra ở Indonesia là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật quý hiếm như loài đười ươi Sumatra. Nơi đây cũng cung cấp những bằng chứng địa sinh học về quá trình phát triển của hòn đảo. Nhưng khu di sản đặc biệt này đang đối mặt với những đe dọa nghiệm trọng như phát triển giao thông, nạn chặt phá rừng và săn bắn trái phép,…
Nhà thờ Bagrati và tu viện Gelati, Georgia
Hai công trình kiến trúc nổi tiếng này ở Georgia đã được đưa vào danh sách có nguy cơ biến mất, sau khi dự án tu bổ chúng không theo khuyến cáo của tổ chức UNESCO. Nhà thờ Bagrati được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 tại thành phố Kutaisi, trong khi tu viện Gelati gần đó nổi tiếng với nghệ thuật khảm lộng lẫy và tranh tường độc đáo theo phong cách từ thời Trung Cổ.
Khu khảo cổ học Chan Chan, Peru
Chan Chan là thủ đô của vương quốc Chimu đại trước bị đế chế Incas thôn tính. Nơi đây nổi tiếng với thành lũy, đền thờ, quảng trường và nghĩa địa cổ vẫn còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, những công trình này có nguy cơ biến mất do thời tiết khắc nghiệt, bao gồm hiện tượng El Nio.
Rừng nhiệt đới Atsinanana, Madagascar
Quần đảo Madagascar đã tách rời khỏi lục địa cách đây hơn 60 năm, nên nơi đây có nhiều loài động thực vật đặc hữu không có ở nào khác trên thế giới. Sự đa dạng sinh học của quần đảo này phụ thuộc vào rừng nhiệt đới Atsinanana được chia thành 6 vườn quốc gia. Nhưng nạn phá rừng và săn bắn trái phép đang là vấn đề nhức nhối ở đây.
Thành phố Liverpool, Anh
Thành phố Liverpool đã phát triển thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới vào thế kỷ thứ 18 và 19. Nơi đây đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Vương quốc Anh và trở thành một cảng lớn ở châu Âu. Mặc dù vậy, tổ chức UNESCO cảnh báo các dự án xây dựng lại tại khu vực này có thể phá vỡ các di sản lịch sử tại đây.
Theo Danviet
Trung Quốc quyên tiền để cứu Vạn Lý Trường Thành
Không chỉ bị thời tiết gây xói mòn, Vạn Lý Trường Thành còn phải đối mặt với nạn ăn cắp gạch, đẩy di sản thế giới vào nguy cơ biến mất.
Vạn Lý Trường Thành dài 21.000 km, kéo dài qua 9 tỉnh ở Trung Quốc
Một chiến dịch gây quỹ trực tuyến vừa được Quỹ bảo tồn Di sản Văn hóa Trung Quốcphát động. Mục đích của chiến dịch là quyên góp 11 triệu nhân dân tệ (gần 37 tỷ đồng), nhằm giúp bảo tồn Vạn Lý Trường Thành, một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất trên thế giới.
Cho đến này, khoảng 385.000 nhân dân tệ (1,3 triệu đồng) đã được thu từ hơn 24.000 người đóng góp.
"Mặc dù có sự hỗ trợ từ chính phủ, phần lớn Vạn Lý Trường Thành vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thậm chí đang biến mất dần", theo Dong Yaohui, Phó giám đốc của Hội Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc, một tổ chức phi chính phủ tham gia vào chiến dịch gây quỹ.
Vạn Lý Trường Thành đang phải đối mặt với những thách thức từ thiên nhiên, thậm chí nạn ăn cắp gạch của người dân địa phương
Vạn Lý Trường Thành dài 21.000 km, kéo dài khắp miền bắc Trung Quốc đi qua 9 tỉnh.
Nhiều chính quyền địa phương không có đủ kinh phí cũng như nhân lực để bảo tồn Vạn Lý Trường Thành, theo ông Dong.
Số tiền quyên góp được sẽ được sử dụng để khôi phục một phần 500 tuổi, dài 460 mét của Vạn Lý Trường Thành nằm ở Xifengkou, tỉnh Hà Bắc.
Ban tổ chức cũng hy vọng chiến dịch sẽ nâng cao nhận thức của việc bảo vệ di sản văn hóa nổi tiếng thế giới.
Mục đích của chiến dịch là quyên góp 11 triệu nhân dân tệ (gần 37 tỷ đồng), nhằm giúp bảo tồn Vạn Lý Trường Thành
Được xây dựng trong các giai đoạn khác nhau, từ thế kỷ III trước Công nguyên đến thời nhà Minh (1368-1644), bức tường nhằm bảo vệ một đế chế. Thế nhưng, nhiều bộ phận của nó giờ đang đổ nát.
Gạch bị đánh cắp để xây dựng nhà ở, làm nông nghiệp hoặc bán làm quà lưu niệm cho khách du lịch. Hiện tượng này càng làm trầm trọng thêm sự xói mòn tự nhiên do gió, mưa và bão cát.
Theo một khảo sát năm 2014, chỉ có khoảng 8,2% Vạn Lý Trường Thành đang ở trong tình trạng tốt.
Giờ chỉ có khoảng 8,2% Vạn Lý Trường Thành đang ở trong tình trạng tốt
Từ năm 2005, Chính phủ Trung Quốc đã phân bổ 1,9 tỷ nhân dân tệ (6,3 tỉ đồng) cho một dự án lâu dài để khôi phục từng phần của Vạn Lý Trường Thành, một di sản thế giới được UNESCO công nhận, thế nhưng đến giờ, các cơ quan vẫn chưa cung cấp kinh phí bảo tồn, ông Dong cho biết.
UNESCO vẫn chưa bình luận về sự việc.
Theo Trà My - CNN (Dân Việt)
Thế giới rục rịch chuẩn bị cho Hội nghị G20 40 lãnh đạo thế giới sẽ tề tựu về thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) vào ngày 4.9, tái khẳng định nỗ lực của họ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu thời hậu Brexit, hay Anh rời Liên minh châu Âu (EU). Tấm bảng chào mừng Hội nghị G20 ở Hàng Châu Ra đời vào năm 1999, G20 gồm các quốc gia...