9 dấu hiệu ung thư ít ngờ nhất
Các dấu hiệu ung thư không phải lúc nào cũng rõ ràng. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ qua những triệu chứng bất thường dưới đây.
Ợ nóng
Hiện tượng ợ nóng đi kèm cảm giác buồn nôn và cảm thấy vướng víu ở cổ có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày. Trong trường hợp đã sử dụng các loại thuốc giúp giảm đau song không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám để phát hiện chính xác nguyên nhân tình trạng.
Khó thở
Đây được xem là triệu chứng đầu tiên của một số nạn nhân ung thư phổi. Ngoài ra, bạn còn có thể bị ho kéo dài một vài tuần. Sự khác biệt chính giữa những cơn ho do ung thư với cơn ho thông thường là chúng không có đờm, chủ yếu ho khan.
Các triệu chứng giống cúm
Chuyên gia cho biết triệu chứng sớm của ung thư hạch, ung thư bạch huyết gồm đau nhức và sốt – tương tự như bệnh cúm. Cảnh báo về hiện tượng này, Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng cho rằng đây rất có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư máu.
Khàn giọng
Nếu sau hơn hai tuần bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc dị ứng mà giọng nói của bạn vẫn bị khàn thì bạn nên tiến hành kiểm tra để tìm căn nguyên tình trạng. Rất có khả năng đây là dấu hiệu của ung thư thực quản, ung thư phổi hoặc thậm chí là ung thư tuyến giáp.
Đau tay, vai
Video đang HOT
Ban đầu, nó chỉ là những cơn đau nhẹ rồi ngày càng tăng về cường độ. Cảm giác đau không giống như bị đau cơ mà bạn có cảm giác tương tự như bị dây thần kinh chèn ép hoặc viêm khớp. Đau tay, vai đôi khi là triệu chứng của ung thư phổi. Nó gây ra khi hạch bạch huyết mở rộng rồi đè lên dây thần kinh.
Đầy hơi
Trường hợp đầy bụng do thức ăn có thể dễ dàng được giải quyết song nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài mà bạn không thể giải thích được thì tốt nhất bạn nên đi khám để nhận được những lời khuyên tốt nhất. Đầy hơi là một trong những triệu chứng phổ biến của ung thư buồng trứng.
Đi tiểu khó
Hiện tượng tiểu khó, ít đi tiểu hoặc tiểu dắt dễ bắt nguồn do sưng tiền liệt tuyến. Nhìn chung, đàn ông gặp khó khăn trong việc đi tiểu là một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của ung thư tiền liệt tuyến.
Mệt mỏi
Đây là biểu hiện tiềm ẩn của bệnh ung thư nhưng thường bị bỏ qua. Rõ ràng có rất nhiều ngày bạn cảm thấy mệt mỏi và chúng ta không thể vội vàng kết luận đó là do bệnh ung thư. Tuy nhiên, sự mệt mỏi do ung thư thường khác với sự mệt mỏi do bạn làm việc quá vất vả trong ngày.
Vị trí các hạch bạch huyết là ở hai bên cổ, dưới nách và xung quanh vùng háng. Thường thì chúng cũng có thể sưng nhẹ nếu bạn bị bệnh nhiễm trùng và sẽ giảm sưng khi bạn khỏi bệnh.
Theo Kiến Thức
Quý ông cảnh giác khi viêm niệu đạo
Nếu thấy đường tiểu ra dịch, mủ, có khả năng bạn bị nhiễm trùng qua đường tình dục và có thể lây cho những người khác.
Niệu đạo là đoạn ống nối giữa bàng quang đến lỗ tiểu. Niệu đạo là đường ra chung cho cả đường tiểu và đường tinh, do vậy sự nhiễm trùng tại niệu đạo có thể gây tác hại cho cả hệ thống đường tiểu và đường tinh. Viêm niệu đạo thường là vì một tác nhân do lây truyền qua đường tình dục hoặc do tạp trùng.
- Do lậu: Lậu là một trong các tác nhân thường gặp trong bệnh lây qua đường tình dục, có thể gây ra viêm niệu đạo.
- Không do lậu: Viêm niệu đạo do một tác nhân khác không do lậu như Clamydia (nhóm tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục), hoặc từ mầm bệnh khác (vi khuẩn hoặc virus). Những tác nhân khác cũng có thể gây nên viêm niệu đạo như: sau khi đặt thông tiểu, nhiễm nấm, dị ứng xà phòng, hóa chất, chất diệt tinh trùng, sẽ làm hẹp dần niệu đạo.
Khoảng 30% số bệnh nhân viêm niệu đạo không tìm được tác nhân. Một số bệnh nhân có thể bị viêm niệu đạo do lậu và không do lậu cùng lúc.
Ảnh minh họa: Gawker.com.
Ai có thể bị viêm niệu đạo?
Bạn có nguy cơ cao bị viêm niệu đạo nếu có quan hệ tình dục, độ tuổi dưới 35 và thay đổi bạn tình gần đây. Đàn ông quan hệ tình dục đồng giới và những người có quan hệ không dùng bao cao su cũng có nguy cơ cao hơn.
Các triệu chứng thường gặp khi viêm niệu đạo:
- Chảy dịch hoặc mủ vàng - xanh ra lỗ tiểu là dấu hiệu phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng có.
- Tiểu đau, tiểu buốt, đôi khi tiểu khó và lắt nhắt nhiều lần.
- Cảm giác ngứa, khó chịu và bị kích thích mắc đi tiểu dọc theo dương vật.
Một số người hoàn toàn không có triệu chứng.
Làm thế nào để bớt viêm niệu đạo?
Các triệu chứng có thể xuất hiện rầm rộ hay nhẹ nhàng, thậm chí có thể mất triệu chứng sau một thời gian, nhưng tác nhân có thể vẫn tồn tại trong niệu đạo và bùng lên triệu chứng vào bất cứ lúc nào.
Vì vậy, bạn vẫn có khả năng còn bị nhiễm và có thể truyền sang cho người quan hệ với mình ngay cả khi các triệu chứng đã bớt đi. Vài loại vi khuẩn khiến viêm niệu đạo ở nam giới (chẳng hạn chlamydia) có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng ở phụ nữ. Một số lưu ý cho bạn:
- Nên đến gặp bác sĩ nam khoa - niệu khoa hoặc da liễu sớm nhất có thể khi thấy có dịch tiết hay ra mủ bất thường, tiểu rát, tiểu buốt, khó tiểu hoặc kích thích đi tiểu nhiều lần.
- Giữ vệ sinh tốt trước và sau khi quan hệ.
- Tự bảo vệ mình bằng bao cao su khi thay đổi bạn tình hoặc với bạn tình mới mà mình không chắc chắn an toàn.
- Uống thật nhiều nước để giúp làm sạch đường tiểu và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự điều trị qua tham khảo trên mạng hay bạn bè truyền miệng sẽ khiến cho việc điều trị chậm trễ và tăng khả năng kháng thuốc của các chủng vi khuẩn.
Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ, ra mủ hay dịch tiết từ niệu đạo không đồng nghĩa hoàn toàn với lậu. Nếu vẫn còn ngộ nhận điều này, bệnh nhân và chính bác sĩ cũng sẽ chỉ điều trị lậu (nhiều khi đúng là lậu, nhiều khi không phải) và hoàn toàn bỏ sót việc tầm soát để tìm các tác nhân khác không phải do lậu để điều trị cho đứt điểm, tránh tình trạng hẹp niệu đạo gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh sau này.
Bác sĩ Lê Anh Tuấn
Trưởng khoa niệu - nam khoa, Bệnh viện quốc tế Thành Đô
Theo VNE
Hơn nửa phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu Phụ nữ đang độ tuổi sinh hoạt tình dục mà thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu thì nên xem lại tư thế quan hệ nhằm tránh gây tác động niệu đạo. Ảnh: sheknows.com. Tỷ lệ mắc bệnh trong cả đời người là 53% với nữ và 14% với nam, theo số liệu của Dự án về bệnh lý tiết niệu Bắc Mỹ....