9 cách tận dụng vỏ trứng vô cùng hiệu quả cho việc làm vườn
Những chậu cây cảnh trong nhà sẽ phát triển khỏe mạnh nhờ vào chút mẹo vặt nhỏ với vỏ trứng thế nhưng bạn đã biết chưa?
Trứng là nguồn protein rẻ và hiệu quả nhất mà bạn ăn, nhưng bạn có biết vỏ trứng cũng rất hữu ích không? Vỏ trứng được cấu tạo bởi hơn 95% chất khoáng. Chủ yếu là canxi cacbonat (37%), là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây. Vỏ trứng cũng chứa magiê, kali, sắt và phốt pho với số lượng tốt.
Để làm được điều này, chúng được bổ sung thêm 3,3% protein và một nguyên tố vi lượng mangan. Nếu tất cả những lý do này không đủ để khiến bạn hài lòng từ việc không ném vỏ trứng của mình, bạn nên biết rằng vỏ trứng cũng ngăn chặn một số loài gây hại như sên và ốc sên.
Điều đó đồng nghĩa với việc, sẽ thật lãng phí nếu bạn vứt bỏ vỏ trứng. Hãy tận dụng chúng một cách hợp lý để giúp cho việc trồng rau, làm vườn được tiện lợi hơn.
1. Làm phân bón cho đất
Trong khi vỏ trứng có lợi cho đất, và đặc tính của nó là phân hủy khá chậm. Chúng phải mất một thời gian dài để phân hủy và điều này đồng nghĩa với việc các cây trồng có thể hấp thụ chúng từ từ mà không hề làm tổn thương đến rễ.
Hơn nữa, các chất dinh dưỡng trong vỏ trứng sẽ cung cấp thêm canxi cho dễ cây hơn việc cân bằng độ pH. Vì độ pH thực sự không phải là một vấn đề lớn cho cây trồng trong chậu. Đất bầu có độ pH gần như là trung tính, vì vậy nếu bạn đã tái chế các cây trồng trong nhà của mình vào bất kỳ thời điểm nào trong năm thì đất vẫn có thể cân bằng tốt tính chất này.
Cách duy nhất để thực sự biết đất của bạn có quá chua hay không là làm xét nghiệm pH. Nếu bạn kiểm tra đất của bạn và thấy rằng đất đang quá chua đối với sự phát triển của cây, bạn sẽ cần một vài vỏ trứng đã được nghiền nát. Tiết kiệm vỏ trứng hơn việc vứt chúng vào thùng rác là việc làm có ý nghĩa. Dưới đây là một vài cách bạn có thể sử dụng vỏ trứng hiệu quả.
2. Ủ phân
Vỏ trứng của bạn có thể được rắc trong đống phân ủ nơi nó có thể phân hủy nhanh vì sự phong phú của các vi sinh vật sẽ hỗ trợ trong cả quá trình. Việc làm này được đánh giá là khá thông minh và hiệu quả. Vỏ trứng có thể thêm một lượng canxi có giá trị vào đất trong nhiều mùa.
3. Trồng hạt giống
Vỏ trứng để trồng hạt giống rau vào mùa xuân. Nếu bạn muốn trồng cây con vào khu vườn thì cũng không cần bỏ lớp vỏ trứng bên ngoài. Phá vỡ một chút dưới lớp đáy vỏ, điều này sẽ giải phóng rễ để chúng không bị mắc kẹt. Vỏ trứng bao bọc phần rễ cây sẽ phân hủy dần dần và cung cấp chất dinh dưỡng.
Video đang HOT
4. Thoát nước
Đối với nhiều cây trồng trong nhà, bạn nên thêm một lớp sỏi nhỏ vào đáy chậu trước khi thêm đất để có thể dễ dàng thoát nước. Hoặc cách làm đơn giản khác là sử dụng vỏ trứng giòn thay vì phải đi mua lớp đá cuội.
5. Trừ sâu và chống côn trùng
Một số thợ làm vườn chuyên nghiệp đã khẳng định tác dụng của vỏ trứng trong việc diệt trừ sâu và ngăn côn trùng phá hoại cây trồng. Cách đơn giản là bạn chỉ cần rắc vỏ trứng đập nhỏ lên toàn bộ bề mặt đất trồng.
6. Bổ sung canxi cho cà chua
Cà chua và bí ngồi dễ bị mắc bệnh thối gốc mà một trong những nguyên nhân gây ra là sự thiếu hụt canxi. Trộn vỏ trứng nghiền vào đất khi bạn gieo hạt để ngăn ngừa bệnh và giúp cây lớn khỏe.
7. Giúp hẹ tốt tươi
Bạn có biết rằng, việc thả vài vỏ trứng đã nghiền nát ở phía dưới chậu nơi trồng hẹ, chúng sẽ phân hủy dần dần và cung cấp một lượng dưỡng chất tuyệt vời giúp hẹ phát triển tốt tươi vượt trội hơn bất kỳ loại phân bón nào.
8. Vỏ trứng bảo vệ cây con
Với những cây con mới trồng xuống đất, bạn có thể sử dụng vỏ trứng để phủ xung quanh gốc, vừa để bảo vệ cây con vừa tạo yếu tố trang trí xinh xắn cho cây.
9. Làm sạch dụng cụ làm vườn
Các vỏ trứng được nghiền mịn là công cụ tuyệt vời để chà sạch tất cả mọi thứ. Chúng đủ cứng, sắc và thô ráp để mài mòn các vết bẩn nhưng lại không làm xước bề mặt kim loại. Đôi khi bạn có thể sử dụng chúng để cọ rửa những chiếc chảo gang đặc biệt khó chịu hoặc tương tự với những cái bay hoặc xẻng xúc đất.
2 năm bón đủ chất cây vẫn tong teo, mẹ Hà Nội xin chồng một điều được vườn xanh mướt
Thay đổi một điều nhỏ, chị Liên Phạm thu hoạch được khu vườn như ý, rau trái xum xuê.
Nhắc đến làm nông và trồng trọt, người ta vẫn thường nhớ đến câu tục ngữ: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Với 5 năm kinh nghiệm làm vườn, chị Liên Phạm (36 tuổi, Hà Nội) đúc kết vị trí cũng quan trọng không kém. Quyết định dời khu vườn ở tầng 4 lên nóc nhà, người mẹ đền từ Hà Nội đã gặt hái những thành quả ngoài mong đợi.
Sau khi chuyển vị trí khu vườn trông thoáng đãng và tươi tốt hơn.
Năn nỉ chồng mãi để được chuyển vườn lên nóc nhà
Chị Liên tâm sự, chị kết hôn khi 22 tuổi và lần lượt có 2 người con 14 tuổi và 12 tuổi. Chị bén duyên với làm vườn khoảng 5 năm trước, với mong muốn cả gia đình được ăn rau trái sạch. Ban đầu, chị làm vườn tại sân phơi đồ ở tầng 4. Vì sân có mái che nên thiếu nắng nên dù chăm sóc tỉ mỉ và bón đủ chất, cây vẫn yếu ớt và tong teo, không thể xanh tốt.
"Trước mình trồng rau ở sân phơi quần áo, vì lắp mái che nên không có nắng, trồng vất vả lắm. Cây cho đủ chất mà nó tứ tong teo. Mình trồng được 2 năm rồi xin chồng mãi mới lên vườn như bây giờ", chị Liên tâm sự.
Vườn cũ nhà chị Liên ở tầng 4, có mái che nên chỉ trồng được rau, không phát triển xanh tốt như hiện tại.
Sau khi nhận được sự đồng ý của gia đình, người mẹ 2 con một mình chuyển vườn từ tầng 4 lên nóc nhà. Chị thuê thợ về lắp thêm cầu thang, hàn sắt bao quanh, làm giàn và kệ,... hết 20 triệu đồng chưa tính đến tiền chậu và cây giống. Sau đó một mình chị lại lọ mọ vác chậu, khuân đất lên vườn mới trong suốt 1 tuần mới xong. Nhớ lại khoảng thời gian di dời vườn, chị Liên cảm thấy: "Mình như siêu nhân". Chị bộc bạch: "Vườn có một mình mình chăm sóc thôi nên không nhờ được ai. Mình cũng không nghĩ mình có thể tự làm được như vậy".
Chị Liên bắt đầu chuyển vườn lên nóc tầng 4 vào năm 2019, đến nay người mẹ Hà Nội hoàn toàn hài lòng với quyết định của mình. Hơn thế, gia đình chị ban đầu từ phản đối giờ đã chuyển sang ủng hộ hoàn toàn, thậm chí còn cho rằng nên chuyển vườn sớm hơn. Ở nóc nhà, vườn nhận được đầy đủ ánh sáng nên phát triển tốt hơn, cây khỏe mạnh, xum xuê, xanh mướt. Chị Liên còn có thêm chỗ trồng cây ăn trái và 20 cây sung Mỹ.
Quyết tâm chuyển vườn lên nóc nhà, chị Liên được vườn như ý.
Cây được đón nắng nên khoẻ mạnh, xanh tốt.
Khu vườn 40m2 xanh um, thu hoạch 20kg mỗi vụ
Ấn tượng đầu tiên về khu vườn nhà chị Liên là "nhỏ nhưng có võ". Chỉ với 40m2 vườn sân thượng, mẹ đảm trồng được đủ các loại rau xanh, rau gia vị và cả cây ăn trái như ổi, lựu, các loại sung mỹ, các loại dưa mùa hè, mâm xôi, ngô, khoai tây, kale, cà chua, cà tím, nghệ, gừng, các loại rau cải, cải bắp, súp lơ, su hào... Mùa nào thức nấy nên bữa cơm gia đình luôn đa dạng. Chị Liên bật mí riêng vụ dưa mùa hè, mỗi loại dưa đều thu hoạch được khoảng 20kg trái ngon ngọt.
Sau khi chuyển lên nóc nhà, khi vườn xanh tốt, xum xuê.
Bên cạnh đó, chị còn cố gắng sắp xếp để khu vườn trông gọn gàng và ngăn nắp nhất. Chị phân chia cây ăn quả và cây ăn lá ra những góc riêng, đặt những chậu trồng sát nhau để tiết kiệm diện tích và tận dụng phần không gian trên cao. Cây ăn quả đặt ngoài rìa, rau xanh ở giữa vườn, cây leo giàn sát mép rào chắn để tối ưu.
"Mình dùng chậu nhựa thông minh, chậu ghép để trồng rau ăn lá. Cây ăn quả mình trồng chậu bán thuỷ canh. 2 thùng kê lên nhau, thùng trên là đất và thùng bên dưới là nước nên hợp trồng bầu, bí, mướp, dưa", chị Liên chia sẻ.
Góc vườn nào cũng được sắp xếp tươm tất, sạch đẹp.
Chia sẻ bí quyết trồng cây xanh tốt, chị Liên cho biết mình làm vườn theo hướng hữu cơ nên chịu khó sử dụng nguyên liệu tự nhiên. "Mình trộn đất, trâu hun (tươi), phân gà, bã đậu, đầu cá (bã cua) rắc nấm trichoderma tưới ấm đậy kín 15 ngày mới trồng cây. Mình ngâm ủ phân đậu tương, chuối, trứng sữa, nước rác để tưới cho cây. Với cây rau ăn lá thì tuần tưới 1 lần phân nước hữu cơ. Rau ăn quả thì tuần 2 lần. Mình phun trichoderma, thuốc lào ngâm tuần 1 lần để phòng nấm bệnh và phòng bọ chích hút hại cây", người mẹ Hà Nội bật mí.
Khu vườn "nhỏ nhưng có võ" với đủ loại rau trái tươi tốt.
Ý tưởng giúp không gian cửa sổ bớt đơn điệu Bệ cửa sổ không chỉ là một bộ phận của cửa sổ mà nó còn góp phần tô điểm cho ngôi nhà thêm đẹp và cuốn hút. Có rất nhiều cách để trang trí bệ cửa sổ, từ đơn giản cho đến độc đáo theo ý thích của riêng bạn chỉ với vài vật dụng phổ biến. 1. Trang trí cửa sổ bằng...