9 biến chứng của tăng huyết áp cực nguy hiểm, nhất là số 1
Tăng huyết áp có thể xuất hiện và tiến triển mà không gây bất kỳ biểu hiện gì. Tuy nhiên, các biến chứng của tăng huyết áp thì lại hết sức nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân khi chúng xảy ra.
Đúng như cách mà người ta gọi nó, tăng huyết áp có thể xảy ra, xuất hiện mà không gây bất kỳ biểu hiện gì, tiến triển trong âm thầm cho đến khi chúng gây nên những biến chứng hết sức nguy hiểm. Cùng tìm hiểu một số biến chứng của tăng huyết áp nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải.
Nhồi máu cơ tim là một biến chứng của tăng huyết áp rất nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải. Tình trạng tăng áp lực trong lòng mạch liên tục khiến thành mạch bị xơ cứng nên làm các mảng xơ vữa ở thành mạch dễ bị vỡ ra hơn và di chuyển tự do, đồng thời sự tổn thương thành mạch cũng có thể hoạt hóa quá trình đông máu trong lòng mạch tạo thành cục máu đông.
Mảng xơ vữa hoặc cục máu đông khi di chuyển tự do đến các phân nhánh mạch máu của tim có kích thước nhỏ hơn kích thước của chúng thì sẽ bị chặn lại và gây bít tắc mạch máu đó, khiến cho máu không thể di chuyển đến nuôi các mô của tim. Tình trạng gián đoạn cung cấp máu cho tim này sẽ dẫn đến những cơn đau tim, nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Dưới đây là 10 hiểu lầm thường gặp về cơn nhồi máu cơ tim mà bạn cần ghi nhớ.
Nhồi máu cơ tim do biến chứng của tăng huyết áp (Ảnh: Internet)
2. Đột quỵ
Cùng với nhồi máu cơ tim thì đột quỵ cũng là một biến chứng của tăng huyết áp cấp tính và có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân một cách nhanh chóng.
Khi áp lực máu tăng lên quá cao, nó có thể khiến các mảng xơ vữa bị vỡ ra hoặc khiến thành mạch bị tổn thương và tạo cục máu đông di chuyển tự do. Khi các mảng xơ vữa, cục máu đông tự do này di chuyển đến não và bị tắc lại sẽ gây nên tình trạng đột quỵ nhồi máu não. Còn nếu trường hợp mạch máu não bị vỡ ra do áp lực lòng mạch tăng quá lớn sẽ gây nên đột quỵ xuất huyết não.
Cả đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não đều gây thiếu oxi não do bị gián đoạn lưu thông máu. Thiếu oxi trong thời gian chỉ vài phút đã có thể gây những tổn thương không thể hồi phục ở bệnh nhân. Do đó, đột quỵ được xem là một biến chứng của tăng huyết áp hết sức nặng nề và nguy hiểm.
Vậy bạn Cần làm gì khi bị đột quỵ? Sơ cứu thế nào để giữ lại mạng sống cho người bị đột quỵ?
Video đang HOT
Đột quỵ là biến chứng của tăng huyết áp rất nguy hiểm (Ảnh: Internet)
3. Tăng huyết áp gây phình mạch máu
Một biến chứng của tăng huyết áp cũng khá thường gặp trên thực tế phải kể đến là phình mạch máu. Do sự tăng áp lực liên tục nên tại các điểm yếu của mạch máu có thể bị giãn và phình ra, tạo thành một khối chứa đầy máu trong đó. Cùng với thời gian, khối này có thể càng ngày càng trở nên lớn hơn, đôi khi có thể bị nhầm lẫn với một khối u.
Khi các phình mạch máu lớn quá mức mà áp lực trong lòng mạch vẫn cao liên tục thì chúng có thể bị vỡ. Khi bị vỡ thì phình mạch máu với đầy máu chứa trong đó có thể gây xuất huyết ồ ạt ở người bệnh. Đặc biệt là với các phình mạch máu lớn ở động mạch chủ hoặc phình mạch máu ở các vị trí quan trọng như não,… thì khi vỡ lại càng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
4. Suy tim do biến chứng của tăng huyết áp
Trong các biến chứng của tăng huyết áp, suy tim là một biến chứng thường được đề cập đến. Tăng huyết áp dẫn đến hậu gánh của tim bị tăng lên và tim phải tăng co bóp để có thể tống máu đi khắp hệ mạch của cơ thể.
Khi mới bắt đầu, tim vẫn có thể bù trừ bằng cách tăng nhịp tim,… Sau đó, các buồng tim bắt đầu giãn rộng và thành tim trở nên dày lên để tăng sức co bóp của cơ tim nhằm tạo sự hoạt động bù trừ. Tuy nhiên, khi tăng huyết áp diễn ra quá lâu thì các cơ chế bù trừ không còn hiệu quả và tim không thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp máu cho cơ thể dẫn đến tình trạng suy tim xảy ra.
Bệnh nhân tăng huyết áp có thể bị biến chứng suy tim (Ảnh: Internet)
5. Biến chứng suy thận
Nguyên nhân hàng thứ hai gây suy thận trên thực tế là do biến chứng của tăng huyết áp, chỉ đứng sau tiểu đường do suy thận.
Trên cả hai thận ở người có tổng hơn 2 triệu tiểu cầu thận, là đơn vị chức năng đảm bảo khả năng lọc máu của thận. Khi tình trạng tăng huyết áp khiến áp lực dòng máu đi qua hệ thống mạch máu và các tiểu cầu thận tăng lên. Tình trạng này diễn ra lâu dài khiến mạch máu thận và các tiểu cầu thận bị xơ hóa và tổn thương, khiến chúng không thể tiếp tục thực hiện được vai trò lọc máu.
Trong khi đó, các tiểu cầu thận hư hại lại không thể được tái tạo mới, nên chức năng của các tiểu cầu thận này sẽ được các tiểu cầu thận bình thường khác tăng hoạt động để bù trừ. Nhưng khi bù trừ diễn ra quá mức thì những tiểu cầu thận còn lại cũng dần bị mất chức năng và số lượng tiểu cầu thận ngày càng giảm dần. Điều này tiếp tục diễn tiến cho tới khi số lượng các tiểu cầu thận còn lại không đủ để duy trì khả năng lọc máu và thanh lọc chất thải của thận nữa, khiến bệnh nhân bị suy thận.
Hơn nữa, sự tổn thương ở các tiểu cầu thận lại tiết ra các chất gây tăng huyết áp, dẫn đến huyết áp lại càng tăng cao hơn và gây ảnh hưởng đến thận nghiêm trọng hơn. Vì vậy, mối quan hệ của suy thận và tăng huyết áp giống như một vòng xoắn bệnh lý, tăng huyết áp gây tổn thương thận và tổn thương thận lại càng làm tăng huyết áp.
Suy thận và tăng huyết áp có mối liên hệ mật thiết với nhau (Ảnh: Internet)
6. Bệnh võng mạc do tăng huyết áp
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp là một biến chứng khá thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Các mạch máu tại võng mạc của bệnh nhân tăng huyết áp có thể bị tổn thương do áp lực trong lòng mạch tăng cao gây biến dạng, xuất tiết, thậm chí vỡ ra. Dựa vào hình thái mạch máu ở võng mạc, người ta chia bệnh võng mạc do biến chứng tăng huyết áp thành bốn mức độ.
Độ 1: Thành các mạch máu ở võng mạc trở nên sáng bóng.
Độ 2: Các mạch máu co nhỏ lại, động mạch và tĩnh mạch bắt chéo nhau.
Độ 3: Võng mạc xuất huyết và xuất tiết.
Độ 4: Bệnh nhân vừa xảy ra xuất huyết, xuất tiết tại võng mạc vừa có phù gai thị.
Nếu tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát và bệnh võng mạc do biến chứng của tăng huyết áp tiếp tục tăng lên thị có thể dẫn đến mất thị lực.
Bệnh võng mạc là biến chứng của tăng huyết áp rất thường gặp (Ảnh: Internet)
7. Biến chứng mạch máu ngoại biên
Các mảng xơ vữa bị vỡ ra hoặc các cục máu đông tạo thành bởi tổn thương thành mạch do hậu quả biến chứng của tăng huyết áp có thể làm các mạch máu ở ngoại biên bị bít tắc. Điều này dẫn đến gián đoạn nuôi dưỡng các cơ quan ở ngoại vi gây nên tình trạng đau, chuột rút, tê bì,..
Nhưng một điều đáng buồn đó chính là hầu hết các trường hợp tổn thương mạch máu ngoại biên do biến chứng của tăng huyết áp thường dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khác, chẳng hạn như sự lão hóa,… Do đó chúng thường không được phát hiện sớm và để lại nhiều hậu quả nặng nề, đôi khi có thể dẫn đến hoại tử và cần phẫu thuật cắt cụt chi để điều trị.
8. Suy giảm trí nhớ, giảm trí lực
Một biến chứng của tăng huyết áp khác không được chúng ta quan tâm nhiều đó chính là suy giảm trí nhớ, giảm trí lực.
Người ta thấy rằng, ở bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ, khả năng suy nghĩ và học hỏi cũng giảm đi đáng kể so với người không mắc tăng huyết áp. Và nếu như tình trạng tăng huyết áp có thể được kiểm soát càng sớm thì nguy cơ bị sa sút trí tuệ lại càng được giảm đi một cách đáng kể, đặc biệt là đối với các đối tượng người cao tuổi mắc tăng huyết áp.
Tăng huyết áp có thể gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ (Ảnh: Internet)
Khả năng cương dương được chi phối bởi nhiều yếu tố bao gồm sự hoạt động của các cơ thắt mạch máu ở dương vật, lưu lượng máu đến dương vật,… Tăng huyết áp và các biến chứng của nó như suy tim,… có thể khiến lưu lượng máu cung cấp đến dương vật bị rối loạn.
Điều này gây nên một biến chứng của tăng huyết áp khác đó chính là rối loạn cương dương. Ngoài ra, sự xuất tinh và cảm giác ham muốn tình dục cũng giảm đi đáng kể và gặp nhiều khó khăn hơn ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Tuy nhiên, do đây là vấn đề tương đối nhạy cảm nên nhiều người thường ngại ngần không thực hiện thăm khám sớm dẫn đến tình trạng bệnh chỉ được phát hiện khi đã tương đối muộn và khó điều trị.
Có thể thấy rằng, mặc dù tăng huyết áp có thể âm thầm xảy ra nhưng những biến chứng của nó thì lại thực sự nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, để ngăn chặn các biến chứng của tăng huyết áp xảy ra thì người bệnh cần phát hiện và thực hiện điều trị tăng huyết áp sớm theo đúng các chỉ định của bác sĩ.
Tăng huyết áp khi mang thai có liên quan đến trí nhớ kém hơn
Một nghiên cứu của Hà Lan cho thấy, tăng huyết áp và tiền sản giật khi mang thai có liên quan đến trí nhớ kém hơn nhiều năm sau đó.
Nghiên cứu trên gần 600 phụ nữ mang thai bao gồm 481 người có huyết áp bình thường và 115 người bị huyết áp cao trong thai kỳ.
Trong số 115 phụ nữ bị tăng huyết áp, 70% bị tăng huyết áp thai kỳ (là huyết áp cao bắt đầu sau 20 tuần của thai kỳ ở những phụ nữ trước đó có các chỉ huyết áp số bình thường), 30% còn lại bị tiền sản giật. Các nhà khoa học đã kiểm tra trí nhớ những người tham gia nghiên cứu sau 15 năm.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kỹ năng tư duy, chẳng hạn như cân nặng của phụ nữ trước khi mang thai, trình độ học vấn và dân tộc, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những phụ nữ bị huyết áp cao khi mang thai có trí nhớ kém hơn nhóm không bị tăng huyết áp.
Theo các nhà khoa học, điều quan trọng là phải coi tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật là các yếu tố nguy cơ gây suy giảm nhận thức đặc trưng ở phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể nghĩ đây là một vấn đề tạm thời trong khi mang thai và không nhận ra rằng nó có thể có những ảnh hưởng lâu dài.
Tiến sĩ Maria Adank, Trung tâm Y tế Đại học Erasmus ở Rotterdam, Hà Lan tác giả của nghiên cứu cho biết, phụ nữ bị huyết áp cao bắt đầu mang thai, cũng như phụ nữ bị tiền sản giật, nên được theo dõi chặt chẽ sau khi mang thai. Bệnh nhân và bác sĩ của họ nên xem xét việc thay đổi lối sống và các phương pháp điều trị khác có thể giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Nguy hiểm của rượu đối với người có bệnh mạn tính Ngày lễ tết, hội họp, gặp nhau mời uống một chút rượu để chúc sức khỏe là một nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên uống nhiều rượu bia, ép nhau uống rượu bia thì không phải là nét "văn hóa" và hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người có sẵn bệnh nền thì càng cần phải...