9 bí quyết để hồi phục nhanh sau mổ đẻ
Mỗi trường hợp sinh mổ đều khác nhau. Việc phục hồi có thể mất nhiều thời gian hơn với những trường hợp mổ đẻ cấp cứu.
Nhiễm trùng, các vấn đề với vết mổ, và các bệnh lý nền, như đái tháo đường, cũng có thể làm cho thời gian hồi phục lâu hơn. Điều quan trọng nhất để hồi phục nhanh hơn là hỏi bác sĩ về những gì dự kiến sẽ xảy ra và sau đó làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Đi bộ ngắn, thường xuyên giúp giảm nguy cơ cục máu đông.
Những lời khuyên sau đây có thể giúp quá trình hồi phục sau mổ đẻ diễn ra nhanh hơn:
1. Nghỉ ngơi nhiều
Nghỉ ngơi là điều cốt yếu để hồi phục sau bất kỳ phẫu thuật nào. Tuy nhiên đối với nhiều bậc cha mẹ mới sinh con, việc nghỉ ngơi gần như không thể khi có mặt một em bé sơ sinh sơ sinh trong nhà. Trẻ sơ sinh giờ giấc rất thất thường và có thể chỉ ngủ 1 hoặc 2 giờ mỗi lần.
Người mẹ nên luôn cố gắng ngủ khi bé ngủ, hoặc có người nhà giúp đỡ để có thể tranh thủ chợp mắt.
Bạn sẽ rất dễ cảm thấy choáng ngợp bởi việc nhà hoặc tiếp đón khách khứa. Nhưng hi sinh giấc ngủ cho việc nấu nướng hoặc dọn dẹp nhà cửa có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bạn. Sẽ hợp lý hơn nếu cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt
2. Nhờ giúp đỡ
Chăm sóc em bé sơ sinh đòi hỏi nhiều công sức. Việc chăm sóc em bé sau một ca phẫu thuật lớn có thể khiến bạn kiệt sức, và không phải tất cả những người mẹ mới sinh đều có thể xoay xở làm điều này một mình. Hãy nhờ sự iúp đỡ của chồng, , hàng xóm, người thân hoặc bạn bè.
Sẽ rất hữu ích nếu tìm được người giúp nấu nướng hoặc trông em bé trong khi người mẹ nghỉ ngơi hoặc tắm gội.
Sinh con có thể là một trải nghiệm cảm xúc cho tất cả những người tham gia.
Những người mẹ sinh cấp cứu hoặc sinh con sau chấn thương, cũng như những người phải mổ đẻ dù không muốn, có thể phải xử lý những cảm xúc khó khăn về ca sinh.
Những cảm xúc mới này có thể làm cho quá trình chuyển sang làm cha mẹ trở nên khó khăn hơn so với những người khác, và có thể gây ra những cảm giác dằn vặt và xấu hổ.
Nhiều người sẽ được lợi nếu được giúp đỡ để xử lý những cảm xúc này.
Hãy tâm sự với chồng, bạn bè hoặc bác sĩ trị liệu. Nhận hỗ trợ sớm có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và có thể giúp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh được điều trị nhanh hơn.
Video đang HOT
4. Đi bộ thường xuyên
Nên bỏ tập tạ và tập thể dục aerobic cường độ cao trong vài tuần đầu tiên sau mổ. Thay vào đó, đi bộ có thể giúp giữ gìn vóc dáng và duy trì sức khỏe tâm thần tốt.
Đi bộ cũng làm giảm nguy cơ đông máu và các vấn đề về mạch máu hoặc tim. Một số bạc cha mẹ mới con thích đi bộ với những người đồng cảnh ngộ trong một nhóm, hoặc gặp gỡ hàng xóm khi cùng đẩy em bé đi đạo.
5. Quản lý đau
Không cần phải chịu đau trong khi đương đầu với những đòi hỏi khác của việc chăm sóc em bé. Bạn phải uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Nếu thuốc không tác dụng hoặc nếu đau nhiều hơn, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
6. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng
Một số bác sĩ sẽ yêu cầu người mẹ tự đo nhiệt độ sau mỗi 24 giờ để theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để xem có cần làm như vậy hay không.
Ngoài ra, cũng phải lưu tâm đến các dấu hiệu nhiễm trùng khác, như sưng, đau dữ dội, vệt đỏ ở vết mổ hoặc rét run. Liên lạc với bác sĩ hoặc đến ngay phòng cấp cứu nếu các triệu chứng này xuất hiện.
Sự kết hợp của thay đổi nội tiết tố, cơ bụng yếu, và nằm nhiều có thể dẫn đến táo bón. Táo bón nặng có thể gây đau và việc rặn có thể làm tổn thương vết mổ.
Uống nhiều nước và hỏi bác sĩ về việc uống các thuốc nhuận tràng. Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ, như trái cây và rau, có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
8. Nhận sự hỗ trợ để nuôi con bằng sữa mẹ
Đẻ mổ có liên quan đến nguy cơ cao gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Một chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp cha mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công, ngay cả khi gặp phải những thách thức, chẳng hạn như phải tách khỏi em bé sau khi sinh. Nếu việc nuôi con bằng sữa mẹ không thuận lợi, người mẹ nên nhờ sự giúp đỡ.
Nếu người mẹ còn đang bị đau, hãy ngồi trong một chiếc ghế thoải mái, có tựa và sử dụng đệm cho con bú, hoặc cho con bú ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng có thể giúp cho con bú dễ dàng hơn.
9. Tìm sự giúp đỡ cho các vấn đề lâu dài
Một số phụ nữ bị đau kéo dài sau mổ đẻ. Một số khác bị yếu cơ, tiểu không tự chủt hoặc trầm cảm. Những vấn đề này là phổ biến, và không nên cảm thấy xấu hổ nếu bị như vậy. Cũng không cần thiết phải im lặng chịu đựng.
Nếu các triệu chứng vẫn diễn ra sau làm hẹn khám cuối cùng sau sinh, người mẹ mới nên liên lạc với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Họ có thể chuyển bnaj đi khám chuyên khoa hoặc cho lời khuyên để giải quyết các triệu chứng ở nhà.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Làm thế nào để hồi phục nhanh sau mổ đẻ?
Đẻ mổ có thể tác động lớn đến sức khỏe tâm thần và thể chất của người mẹ trong những tuần sau đẻ. Để hồi phục nhanh thì những biện pháp dưới đây có thể hữu ích.
Mổ đẻ khá phổ biến, chiếm khoảng 31,9% số ca sinh tại Mỹ. Mổ đẻ có thể giúp cứu sống cả người mẹ và em bé, nhưng cũng mang theo những rủi ro và có thể mất nhiều thời gian để hồi phục sau đó.
Tự chăm sóc, đặt ra những kỳ vọng hợp lý, và có đội ngũ y tế hỗ trợ sẽ giúp cho quá trình hồi phục dễ dàng hơn.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh mổ
Nhiều hướng dẫn gợi ý rằng phải mất từ 4- 6 tuần để người mẹ hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ. Tuy nhiên, điều này khác nhau giữa mọi người và một số nghiên cứu cho thấy thời gian phục hồi có thể lâu hơn đáng kể. Vì dụ, có nghiên cứu thấy 60% phụ nữ có bị đau vết mổ tới rạch 24 tuần sau khi sinh.
Ngay sau mổ
Hầu hết phụ nữ sinh mổ sẽ được gây tê màng cứng hoặc gây tê tủy sống. Kiểu gây tê này làm mất cảm giác của cơ thể nhưng vẫn cho phép người mẹ hoàn toàn tỉnh táo.
Có thể mất vài giờ để phục hồi lại cảm giác sau khi gây tê ngoài màng cứng. Người mẹ sẽ không thể tự đi bộ hoặc đi vệ sinh, trong thời gian hậu phẫu ngay sau mổ này. Hầu hết người mẹ sẽ được đặt ống thông trong vài giờ sau mổ để giúp đi tiểu.
Nếu cần gây mê, thì cần một thời gian để người mẹ tỉnh. Người mẹ có thể cảm thấy váng vất, buồn nôn, sợ hãi, hoặc lú lẫn khi thoát mê.
Đối với nhiều bậc cha mẹ, mối quan tâm lớn nhất lúc này là em bé. Thường thì nhân viên y tế của bệnh viện sẽ đón em bé khỏi người mẹ sau khi sinh. Hiện nay, nhiều bệnh viện đã cung cấp gói dịch vụ sinh mổ nhẹ nhàng.
Sinh mổ nhẹ nhàng có nghĩa là nếu em bé khỏe mạnh, em bé có thể được đặt nằm trên ngực mẹ hoặc được người nhà bế trong khi bác sĩ khâu vết mổ trên bụng người mẹ.
Điều quan trọng là gia đình nên hỏi trước xem bệnh viện có dịch vụ đó hay không hay không và truyền đạt mong muốn của mình về việc chăm sóc em bé với nhân viên y tế.
Trong 24 giờ đầu
24 giờ đầu sau khi sinh mổ cũng có nhiều thách thức giống như sinh thường, bao gồm thích nghi với việc làm cha mẹ, cố gắng cho em bé bú, và đón tiếp khách đến thăm. Tuy nhiên những người mẹ sinh mổ còn phải đối mặt với một số thách thức khác.
Hầu hết phụ nữ sẽ nằm viện từ 2-4 ngày để hồi phục sau khi sinh mổ.
Huyết khối
Một trong những nguy cơ lớn nhất của sinh mổ là hình thành cục huyết khối ở chân, hay gặp ở những người thừa cân hoặc bất động trong thời gian dài.
Những người không thể đi bộ có thể cần mang băng ép đặc biệt ở chân để giữ cho máu lưu thông. Còn nếu có thể đi bộ thì cần dậy và đi lại càng sớm càng tốt.
Đau
Trong 24 giờ đầu tiên, cảm giác đau ở vết mổ là rất phổ biến. Nhiều phụ nữ cũng cảm thấy đau do tử cung co hồi. Những cảm giác này giống như đau bụng kinh nhưng mạnh hơn nhiều.
Theo dõi nhiễm trùng
Một y tá hoặc bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận vết mổ về các dấu hiệu nhiễm trùng. Họ cũng sẽ kiểm tra tình trạng ra máu ở âm đạo. Ngay cả sau sinh mổ, tử cung cũng phải đẩy ra những gì còn lại của thai kỳ. Ra máu âm đạo thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh và nhiều nhất là trong những ngày đầu tiên.
Những tuần đầu tiên
Nguy cơ nhiễm trùng cao nhất trong vài tuần đầu tiên. Chảy máu nguy hiểm, hay băng huyết, cũng dễ xảy ra trong thời gian này.
Người mẹ nên tránh tập thể dục trở lại trong vòng 6 đến 8 tuần. Cũng không nên lái xe trong 4 đến 6 tuần nữa sau mổ đẻ.
Vết mổ sẽ đau trong một hoặc hai tuần. Cơ xung quanh vết mổ cũng cảm giác yếu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau trong 2 tuần đầu tiên. Nên hỏi bác sĩ của họ về sự an toàn của việc cho con bú khi dùng thuốc giảm đau.
Các triệu chứng có xu hướng dần dần tốt lên khi vết mổ liền và tử cung co lại.
Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu. Chỉ khâu sẽ tự mất mà không cần cắt chỉ. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể cần cắt những mũi chỉ không tiêu được, thường là vài tuần sau khi sinh.
Hồi phục lâu dài
Hồi phục sau mổ đẻ cần có thời gian và có thể mất nhiều thời gian hơn là dự kiến của bác sĩ. Một số người mẹ bị đau cơ hoặc đau vết mổ kéo dài vài tháng. Một số khác lại vất vả với tình trạng tiểu không tự chủ do cơ đáy chậu bị yếu.
Tuy những thách thức này rất hay gặp, song không nên bỏ qua chúng. Bất kỳ triệu chứng khó chịu nào tồn tại dai dẳng sau khi sinh mổ đều cần được nói với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.
Việc chuyển đến bác sĩ chuyên khoa, chẳng hạn như chuyên về trị liệu đáy chậu hoặc tập luyện, có thể giúp phục hồi lâu dài.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Bà bầu phải hủy thai kỳ do chửa trên vết mổ sinh trước Người phụ nữ 36 tuổi (Quảng Ninh) đã đẻ mổ 2 lần, lần mang thai thứ ba chửa tại vết mổ trước. Ảnh minh họa Bệnh nhân mang thai lần ba đã 7 tuần nhưng không biết. Bác sĩ khoa Phụ Sản, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khám, nhận định đây là ca khó và phức tạp. Người bệnh...