9 bệnh đều có biểu hiện ợ nóng
Cũng như một số biểu hiện phổ biến như sốt, ho, đau bụng… ợ nóng có thể bắt gặp ở 9 loại bệnh sau:
Đau tim
Chứng đau thắt ngực là do thiếu máu đến tim, có cảm giác như ợ nóng. Nếu trên 50 tuổi và bị mắc chứng ợ nóng, đặc biệt nếu không có triệu chứng đau trước đó, thì khả năng bị thắt ngực là rất cao.
Ngoài ra những nghi ngờ về đau tim sẽ còn tăng lên nếu bạn có các nguy cơ tim mạch như huyết áp cao, tiểu đường hoặc tiền sử gia đình có bệnh tim.
Mặc dù sỏi mật không gây ra các triệu chứng, tuy nhiên các viên sỏi chặn ống mật sẽ gây ra đau ở giữa hoặc phía trên bên phải bụng. Cơn đau này có thể âmỉ và thường kéo dài một vài phút sau khi ăn.
“Nếu bạn bị đau bụng sau bữa ăn mà không giảm đi sau khi uống thuốc ợ nóng ngăn ngừa axit trào ngược thì nên cẩn trọng với bệnh sỏi mật”, ThS Joel Richter làm việc tại đại học Y Philadenphia (Mỹ) phát biểu.
Các vết loét có thể gây ra cảm giác nóng, cồn cào, đặc biệt ở vùng trên bụng. Cơn đau có thể kéo lên đến ngực. Các loại thuốc chống axit có thể xóa bỏcác cơn đau loét, tuy nhiên các vết loét này thường bị gây ra bởi vi khuẩn HP, một loại vi khuẩn làm sưng tấy thành dạ dày. Do vậy, để xóa tan viêm sưng bạn nên uống kháng sinh theo hướng dẫn của bác sỹ.
Video đang HOT
Chứng sa ruột dưới
Chứng sa ruột dưới xảy ra khi một phần trên dạ dày xuyên qua cơ hoành lên khoang ngực. Tình trạng này đẩy thức ăn và axit dạ dày vào thực quản, gây nên ợ nóng. Các dấu hiệu khác của chứng sa ruột dưới là đau ngực, ợ, và buồn nôn. Nếu bị ợ nóng do sa ruột dưới, bác sỹ sẽ kê thuốc và yêu cầu bạn nên thay đổi phong cách sống như ăn các bữa ăn nhỏ hơn, tránh rượu bia và không ăn trước khi ngủ.
Ung thư thực quan rất hiếm, tuy nhiên tỷ lệ mắc phải này lại đang tăng nhanh, đặc biệt ở Mỹ. Theo TSy khoa Madanick, trường ĐH Bắc Calofornia (Mỹ) cho biết sẽ thực hiện kỹ thuật nội soi để kiểm tra thực quản nếu người đến khám có các cơn ợ nóng kéo dài, đặc biệt nếu người đó nghiện thuốc lá và rượu.
Kiểm soát kém bệnh tiểu đường có thể dẫn đến phá hủy dây thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động của hệtiêu hóa. Đây được gọi là chứng liệt dạ dày làm giảm tốc độc dòng chuyển thức ăn qua dạ dày và gây ra ợ nóng.
Liệu pháp chữa trị có thể bao gồm các thay đổi trong chế độ ăn như ăn thành các bữa nhỏ, tránh thức ăn béo và chất xơ…
Viêm thực quản có thể là hậu quả của chứng ợ chua thường xuyên. Bệnh này khiến bạn bị ợ nóng nhiều hơn và gây ra tình trạng khó nuốt thức ăn hơn. Thực quản cũng có thể bị viêm do uống các loại thuốc giảm đau và thuốc chữa loãng xương, đặc biệt nếu không uống thuốc bằng nước có thể sẽ khiến chúng nằm lại ở thực quản.
Viêm phổi
Viêm nhiễm thành phổi hoặc khoang ngực có thể gây ra chứng đau ngực như ợ nóng. Người mắc bệnh sẽ có các cơn đau ngày càng dai dẳng và khó thở.
Lo lắng
Mặc dù lo lắng không gây ra trào ngược axit dạ dày thực quản (GERD) nhưng lại có thể gây ra ợ nóng và làm cho các triệu chứng trào ngược ngày càng tối tệ hơn. Một người có thể bị ợ nóng liên quan đến lo lắng và ợ nóng liên quan đến GERD.
Giảm lo lắng và stress bằng các bài tập thể dục, thư giãn đầu óc và các liệu pháp thích hợp sẽ giúp hạn chế và mất dần chứng ợ nóng.
Theo PNO
Sỏi thận thường "đồng hành" cùng sỏi mật
Nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận sẽ có nguy cơ mắc sỏi mật và ngược lại. Điều thú vị là có thể phòng ngừa 2 bệnh này bằng chế độ ăn uống.
Dữ liệu được phân tích trong nghiên cứu này được lấy từ 3 nghiên cứu dài hạn độc lập của các y tá và bác sĩ, những người đã hoàn thành bảng câu hỏi về sức khỏe và lối sống, rồi báo cáo lại khi có sự thay đổi về điều kiện y tế hai năm một lần. Tổng cộng, hơn 240.000 người được theo dõi, ở độ tuổi từ 14 đến 24.
Trong thời gian đó, đã có khoảng 5.100 ca sỏi thận mới được chẩn đoán và gần 18.500 trường hợp mới bị sỏi mật.
Tùy thuộc vào số lượng - nam hay nữ, già hay trẻ - những người có tiền sử sỏi mật sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 26 đến 32% so với những người chưa từng bị sỏi mật.
Và cũng có sự liên hệ ngược lại. Những người từng bị sỏi thận tham gia nghiên cứu có nguy cơ nhiễm sỏi mật cao hơn 17 đến 51% so với những người mắc sỏi mới.
Số liệu trên đã loại bỏ các tác động của tuổi tác, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, trọng lượng và các khía cạnh nhất định của chế độ ăn uống về nguy cơ đối với cả hai loại sỏi trên.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Eric Taylor, Trung tâm Y tế Maine ở Portland cho biết có thể là do có sự thay đổi của các loại vi khuẩn đường ruột, bằng cách nào đó làm cho chúng ta bị cả hai loại sỏi thận và sỏi mật. Tuy nhiên, Taylor cho biết, "điều mà chúng tôi chỉ không biết là vì sao hai bệnh này có liên kết với nhau".
Trong khi đó, TS Brian Matlaga, một bác sĩ tiết niệu trường ĐH Y khoa Johns Hopkins ở Baltimore, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho rằng: "Từ quan điểm cá nhân, chắc chắn không phải phổ biến là một bệnh nhân có cả hai loại bệnh này. Đó là bởi vì sỏi trong thận và trong túi mật túi mật có dạng khác nhau, và được hình thành khác nhau - hầu hết sỏi thận là sỏi canxi và sỏi mật là sỏi cholesterol".
Tuy nhiên, các nhà khoa học đều tin rằng giá trị của nghiên cứu này ở chỗ sẽ giúp mọi người có cách để làm giảm nguy cơ sỏi mật và sỏi thận, ngay cả khi họ đã bị một trong hai loại bệnh này.
"Bạn có thể giảm thiểu những nguy cơ phổ biến bằng những việc như giảm cân và kiểm soát cholesterol", ông nói.
Taylor đã đồng ý rằng những phát hiện này "nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cân nặng phù hợp".
Báo cáo đăng tải trên tạp chí Journal of Urology.
Chu Đình Tới
Theo dân trí
Nếu không ăn sáng, có hại thế nào? Có lẽ theo thói quen từ xưa để lại, nhiều người trong chúng ta thường không coi trọng bữa sáng. Nhưng thực ra mọi người đang bỏ qua một bữa đáng ăn nhất trong ngày. Bữa sáng là một trong ba bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam nói riêng và của con người nói chung. Ấy thế mà nhiều lúc, do...