8X Hà thành chia sẻ công thức làm bánh mì củ dền cực kỳ ngon mắt, bật mí bí quyết để bánh giữ được màu đẹp
Theo chị Trang, khâu quan trọng nhất là phải chia bột thành các phần nhỏ để nướng trong thời gian ngắn và nhiệt thấp thì bánh nhanh chín và vẫn giữ được màu.
Bánh mì là một trong những món ăn được nhiều người lựa chọn thực hiện trong thời gian giãn cách ở nhà. Bên cạnh bánh mì truyền thống, một số chị em còn làm những món bánh mì được biến tấu khá độc đáo, điển hình như bánh mì củ dền của chị Trần Thu Trang (Hà Nội).
Chị Trần Thu Trang, sinh năm 1985, sống tại Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Chị Trang học trường ĐH Mỹ thuật và làm thiết kế đám cưới nhưng vì đam mê làm đẹp nên đã làm phun xăm thẩm mỹ 3 năm nay. Lúc rảnh thì chị hay làm bánh, nấu ăn, thêu thùa và đọc sách.
Thu Trang chia sẻ: “Mình làm bánh mì thì hơn 7 năm nay rồi để cho gia đình ăn nhưng bánh mì củ dền thì mình mới nghĩ ra gần đây thôi. Năm ngoái thì bắt đầu trào lưu làm bánh mì thanh long. Mình có làm và thành công nhưng thấy nhiều người làm bị bay màu nên mình nghĩ ra củ dền là loại củ có màu hồng tương tự là lại giữ màu bền hơn khi có tác động nhiệt. Khâu quan trọng nhất là phải chia bột thành các phần nhỏ để nướng trong thời gian ngắn và nhiệt thấp thì bánh nhanh chín và vẫn giữ được màu”.
Chị Trang cho biết chị tự nghĩ ra cách thêm củ dền vào bánh để tạo màu. Còn nền tảng của công thức bánh là bánh mì bơ sữa chị học trên youtube. Chị cải tiến công thức một chút để ra được kết quả như mong muốn.
8X chia sẻ, bản thân khá có duyên với việc làm bánh nên tới giờ cũng không gặp khó khăn gì trong quá trình làm bánh. Cứ tuân thủ tuần tự theo công thức và hiểu được nguyên lý của bột cũng như nguyên lý làm bánh sẽ làm được. Thi thoảng sẽ có vài lần bị hỏng do khi làm không cẩn thận. Nên ai mới làm lần đầu mà bị hỏng thì cũng đừng nản. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao mình thất bại để làm lại và tránh điều đó. Cảm giác làm được 1 chiếc bánh cho người thân yêu ăn rất hạnh phúc, tạo nên được những kỷ niệm tuyệt vời giữa các thành viên trong gia đình.
“Mùi hương của bánh mì mới ra lò chắc hẳn sẽ là một trong những ký ức theo các con đến khi lớn lên và sẽ không thể nào quên. Nhìn các con háo hức cùng mẹ làm bánh và đợi bạn bánh chín trong lò rất vui” – chị Trang vui vẻ nói.
Nguyên liệu:
- Bột làm bánh mì (bột số 13): 260gr
- Nước ép củ dền đỏ: 85gr
- Sữa tươi không đường: 65gr
Video đang HOT
- Lòng trắng trứng: 30gr
- Bơ ở nhiệt độ phòng: 30gr
- Men nở: 4gr (1tsp)
- Muối hồng hoặc muối tinh: 5gr (1tsp)
- Đường: 30gr
Cách làm:
Bước 1. Nhồi bột:
- Cho bột vào âu. Cho men vào giữa và đường, muối vào 2 góc. Trộn đều lên.
- Trộn nước ép củ dền và sữa vào nhau rồi quay ấm bằng lò vi sóng sao cho khoảng 40 độ.
- Cho lòng trứng và hỗn hợp sữa vào âu bột rồi trộn đều, dùng tay nhào nặn trong khoảng 8-10 phútcho đến khi bột trở thành 1 khối tròn đồng nhất không dính tay.
- Cho bơ vào rồi túc tiệp nhồi thêm 10 phút nữa.
- Cho bột nghỉ khoảng 1 tiếng hoặc đến khi bột nở gấp đôi. Nhớ phủ mặt bột bằng màng bọc thực phẩm hoặc bằng khăn.
Nếu có máy thì nhồi bằng máy nhé! Tuỳ vào từng loại bột sẽ có độ hút nước khác nhau. Nếu thấy bột nhão thì có thể rắc thêm bột đến khi đạt được độ dính mong muốn. Hoặc thêm sữa nếu bột khô.
Bước 2. Tạo hình:
- Khi bột nở gấp đôi bạn thử bột bằng cách chọc ngón tay vào khối bột. Thấy lõm xuống sâu không đàn hồi là được.
- Làm xẹp bọt khí. Chia bột thành các viên nhỏ hình tròn bằng nhau: Gấp các mép bột và túm lại ở giữa rồi vê nhẹ thành hình tròn. Úp phần mép bột xuống dưới.
- Phủ màng nilon cho bột nghỉ 15 phút.
- Lấy từng viên bột ra làm xẹp khí rồi lại tạo hình lại hình tròn rồi xếp vào khuôn. Nhớ chừa khoảng cách để bột còn nở.
- Phủ khăn ẩm lên khuôn và ủ đến khi bột nở gấp đôi.
Bước 3: Nướng bánh
- Làm nóng lò ở 200 độ trong 15 phút để chuẩn bị cho các cháu nó vào.
- Bột ủ xong sẵn sàng cho vào nướng. Rây 1 lớp bột mì lên trên mặt để tạo cảm giác fluffy xinh xắn hơn hoặc không tuỳ chọn.
- Hạ nhiệt xuống 150 độ. Cho khuôn bột vào nướng trong 15 phút. Không cần che mặt.
Bước 4:
- Lấy bánh ra khỏi lò
Cách làm bánh mì tại nhà siêu đơn giản cho team "yêu bếp - nghiện nhà"
Khi làm bánh mì kể cả đã chuyên nghiệp vẫn có thể gặp những lần không thành công như mong muốn, thậm chí là thất bại. Vậy thì nguyên nhân tại sao?
Trong quy trình làm bánh thì giai đoạn quan trọng nhất là khi chuyển hóa tức là giai đoạn ủ. Cơ chế chuyển hóa trong bánh mì như sau:
- Đầu tiên bột mì được trộn với nước, men nở đánh đều và nhào trộn cho đến khi trở thành khối bột mịn mềm dẻo,dai không dính tay. Chuyển hóa trong giai đoạn này là protein trong bột mì liên kết với nhau thành sợi dài gọi là gluten độ bền của sợi phụ thuộc vào loại bột mì và kĩ thuật nhào trộn bột.
1. Quá trình chuyển hóa của bột thành bánh mì
- Bản chất của men nở chính là nấm men. Khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng thì nấm men sẽ sinh trưởng và sinh sản rất nhanh để tăng sinh khối đồng thời sinh ra khí CO2 tạo ra những khoảng trống trong bánh mì được cố định nhờ các sợi gluten. Khi nhiệt độ càng tăng thì men hoạt động càng mạnh vì vậy ngay cả khi nướng lúc đầu bánh mì vẫn tăng thêm thể tích,cho đến khi nhiệt độ quá cao làm cho men chết, bánh sẽ được định hình.
- Khi hiểu được cơ chế chuyển hóa trong bánh mì thì có thể hạn chế được những sự cố khi làm bánh,hoặc biết nguyên nhân ta cũng có hướng để khắc phục.
2. Cách thực hiện
Nguyên liệu làm bánh
Có 3 nguyên liệu cơ bản nhất là bột mì, men nở và nước. Ngoài ra tùy theo sở thích của mỗi người mà có thể có thêm những nguyên liệu khác như trứng, sữa, đường, bơ, mè, dầu ăn...
Dụng cụ làm bánh
Máy đánh bột (nếu không có thì trộn bột bằng tay sẽ mất nhiều thời gian và công sức), dụng cụ để nướng: tùy điều kiện và thói quen sử dụng có thể dùng lò nướng, lò vi sóng, nồi nướng...
Các bước cơ bản làm bánh mì đặc ruột
Bước 1: Trộn bột
- Kích hoạt men nở :Lấy 200ml nước ấm , 10gr đường và 5gr men nở trộn đều, để riêng.
- Trộn bột: Lấy 300gr bột mì cho hỗn hợp men nở vào trộn. Dùng máy trộn hoặc dùng tay để trộn bột cho đến khi bột trắng và nở ra là được. Tùy theo khẩu vị có thể cho thêm 10ml giấm ăn, 1/2 muỗng cafe muối. 1 muỗng dầu ăn vào và trộn đều làm tang hương vị bánh.
- Ủ kín khối bột tạo ra trong thời gian 20-30 phút.
Lưu ý: Nếu nhồi bột bằng máy chỉ để tốc độ thấp không để tốc độ quá cao có thể làm cho các sợi gluten đứt gãy ảnh hưởng đến quá trình nở của bột. Khối bột tạo ra cuối cùng vẫn phải trộn bằng tay nhồi bột, đập bột cho thật mịn và kéo dài ra được.
Bước 2: Làm bánh mì
- Khi ủ bột đã nở hoàn toàn, lấy khối bột ra: vo tròn bột thành khối cho thoát bớt khí ra, rồi để bột nghỉ trong 5 phút. Tiếp tục cán bột ra thành hình tròn mỏng. Dùng dao cắt bột thành những miếng đều 6 miếng hoặc 8 miếng tùy theo. Sau đó tạo hình bánh: dùng tay lăn đều bột thành những thanh dài, thon và có 2 đầu nhọn .Đem ủ khoảng 60 phút, đậy kín bánh bằng khăn ướt. Thời gian ủ lần 1 hay lần 2 dài hay ngắn phụ thuộc nhiệt độ phòng, nhiệt độ phòng càng cao thì quá trình nở của bột càng nhanh thời gian ủ sẽ rút ngắn lại.
Bước 3: Nướng bánh
Khi ủ bột đủ thời gian, dùng dao có lưỡi sắc rạch theo chiều dài bánh, phun thêm nước vào những chỗ bị rạch. Để thêm một khay nước sôi vào ngăn dưới cùng của lò Tiếp đó, bật lò nướng ở nhiệt độ 170- 180 độ C, trước 10 phút cho lò nóng. Khi lò đã nóng thì cho bột vào khay, bỏ vào lò nướng để nướng bánh mì. Thời gian nướng là 18-20 phút, nhiệt độ nướng là 170 độ C. Khi lò báo nướng xong, kiểm tra thấy bánh chín vàng đều thì bạn lấy bánh ra có thể phết thêm bơ khi bánh còn nóng.
Cuối cùng, bánh mì vàng ươm, đặc ruột đã ra lò. Bạn ăn khi còn nóng sẽ rất ngon. Nếu không dùng hết có thể để thêm 1-2 ngày bằng cách bảo quản trong túi ni lông buộc kín. Khi ăn có thể xịt thêm nước rồi bỏ vào lò nướng lại ở nhiệt độ 160oC trong vòng 3-5 phút.
Mong rằng với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách làm bánh mì đơn giản tại nhà. Nguyễn Kim hiện nay đang cung cấp nhiều loại đồ điện gia dụng đa dạng như: lò vi sóng, nồi cơm điện, máy xay sinh tố,... phù hợp với những nhu cầu khác nhau của mỗi người, cùng ghé Nguyễn Kim để chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất với mức giá ưu đãi nhất và tận hưởng các chế độ hậu mãi chu đáo nhé.
Cách làm bánh mì không cần nhồi bột siêu dễ Khi làm bánh mì, công đoạn quan trọng và nhọc nhằn nhất với các chị em luôn là nhồi bột. Bởi nhồi bột sẽ quyết định rất nhiều đến độ mềm, cứng, giòn, dai của bánh. Khi nhồi bột sai không những bánh không được mềm như ý mà thậm chí còn không thể nở. Hôm nay Học Viện Ẩm Thực sẽ hướng...