89% người dùng Việt quản lý tài chính cá nhân trên nền tảng số
Đây là con số được đưa ra trong báo cáo Chỉ số thanh toán mới thường niên thứ hai của Mastercard.
Chỉ số thanh toán mới thường niên thứ hai của Mastercard khảo sát người tiêu dùng toàn cầu trên 40 thị trường thuộc 5 khu vực, trong đó có 7 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương bao gồm: Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Thái Lan và Việt Nam.
Theo báo cáo này, hầu hết người tiêu dùng Việt Nam đã chuyển sang quản lý tài chính cá nhân trên nền tảng số, như thanh toán hóa đơn, chuyển khoản ngân hàng, mở tài khoản ngân hàng mới hay lập kế hoạch tài chính.
Những thống kê trong báo cáo Chỉ số thanh toán mới thường niên thứ hai của Mastercard
Tại Việt Nam, 89% người dùng đã sử dụng các công cụ số cho ít nhất một hoạt động tài chính trong năm qua, trong đó ba hoạt động phổ biến nhất là thanh toán hóa đơn (85%), chuyển khoản ngân hàng (80%) và bắt đầu thói quen tiết kiệm (73%).
Báo cáo cũng chỉ ra, người dùng Việt sử dụng nhiều hình thức thanh toán hơn, với 94% người tiêu dùng đã sử dụng ít nhất một phương pháp thanh toán điện tử như ví điện tử, mã QR, mua trước trả sau (BNPL), sinh trắc học và các hình thức thanh toán điện tử khác trong năm qua, so với mức trung bình của toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 88%.
Hơn nữa, 78% người dùng đã tăng tần suất sử dụng cùng lúc hơn một hình thức thanh toán điện tử, cho thấy việc sử dụng các phương pháp thanh toán số đang trên đà phát triển.
“Người tiêu dùng Việt Nam rất cởi mở và nhiệt tình trong việc đón nhận các công nghệ thanh toán mới nổi. Điều này được thể hiện rõ nét trong cách mua sắm và quản lý tài chính cá nhân. Trên nhiều khía cạnh, việc quản lý tài chính này cho thấy mức độ tác động hiệu quả của số hóa, khi mức độ thoải mái của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở việc quẹt hay chạm thẻ khi thanh toán. Các kết quả báo cáo cho thấy Việt Nam đã đạt được những bước tiến rõ rệt trong mục tiêu hướng đến nền kinh tế phi tiền mặt của chính phủ”, bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết.
Video đang HOT
Các công nghệ thanh toán số được người Việt sử dụng nhiều nhất bao gồm: ví điện tử trên điện thoại thông minh (60%), tiếp đến là thanh toán qua tài khoản (59%) và mã QR (54%).
Bà Wong cho biết thêm, khi được hỏi về lý do người tiêu dùng sử dụng các nền tảng số để thanh toán hóa đơn, sự tiện lợi chiếm đa số (78%), tiếp theo là tính an toàn và bảo mật cao hơn (60%), và tránh việc quên hay thanh toán muộn (58%).
Các công nghệ thanh toán số được người Việt sử dụng nhiều nhất bao gồm: ví điện tử trên điện thoại thông minh (60%), tiếp đến là thanh toán qua tài khoản (59%) và mã QR (54%).
“Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những lo ngại về tính bảo mật. Đây cũng là cơ hội để các nhà cung cấp dịch vụ có thể bổ sung kiến thức và củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào các phương thức thanh toán điện tử”, bà Wong nhấn mạnh.
5 mẹo quản lý chi tiêu đơn giản đang được GenZ rủ nhau áp dụng
Trong thời buổi bão giá như hiện nay, các GenZ với tài chính chưa vững vàng sẽ rất dễ rơi vào cảnh "viêm màng túi" nếu không biết cách quản lý chi tiêu.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn bỏ túi 5 mẹo chi tiêu đang được nhiều bạn trẻ áp dụng để tránh trường hợp trên.
GenZ chi tiêu như thế nào?
Các thế hệ trước khi mua sắm thường có thói quen chọn mua một loại sản phẩm khi đã ưng ý, đồng thời thích đến trực tiếp cửa hàng để lựa chọn và giá luôn là yếu tố tác động việc có nên mua sản phẩm đó hay không. Đối với GenZ thì cách chi tiêu đã có nhiều sự thay đổi.
Theo công ty tư vấn Barkley Inc. tại Mỹ ước tính, những người tiêu dùng trẻ tuổi đã chi tiêu trực tiếp hàng năm hơn 140 tỷ USD và tạo ra tới 127,5 tỷ đô la chi tiêu bổ sung cho các thành viên khác trong gia đình. Có thể thấy dù vẫn còn trẻ nhưng tệp khách hàng thuộc thế hệ Z có sức chi tiêu hàng đầu trong các phân khúc khách hàng. Khi đã ưng ý với sản phẩm, họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để sở hữu sản phẩm đó càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, thế hệ Z có xu hướng thích mua sắm trực tuyến, do đó các hình thức thanh toán không tiền mặt cũng được sử dụng thường xuyên hơn. Bên cạnh việc chuyển khoản, ngày càng nhiều bạn trẻ hiện nay đang tận dụng sự linh hoạt của hình thức trả tiền sau để giảm nhẹ chi phí, đặc biệt vào thời điểm khi lương chưa về kịp thời.
Những mẹo quản lý chi tiêu đang được GenZ áp dụng
Lập danh sách những sản phẩm cần mua
Thay vì mua sắm theo kiểu ngẫu hứng, nhiều bạn trẻ đã thiết lập danh sách sản phẩm cần mua. Đồng thời ghi chú mức độ cần thiết của sản phẩm để lên kế hoạch mua sắm dần. Bên cạnh đó với những sản phẩm cần gấp nhưng ngân sách chưa đủ, các bạn trẻ đã tận dụng hình thức trả tiền sau để giảm nhẹ chi phí và chia nhỏ để trả dần theo kỳ hạn. Với cách này các bạn trẻ có thể sở hữu các sản phẩm cần thiết với chi phí được "giãn cách" và vẫn trong tầm kiểm soát.
Tạo "blacklist" những thứ dù thích mê cũng không xuống tiền
Blacklist hay còn gọi là "danh sách đen". Đây là danh mục các sản phẩm, loại sản phẩm mà bạn không nên sở hữu dù rất thích đi chăng nữa. Chẳng hạn, bạn là người thích chạy bộ nhưng với quỹ thời gian không nhiều để chạy đều đặn mỗi ngày thì việc sở hữu những đôi giày chạy chuyên dụng, mới ra mắt là không cần thiết dù chúng có đẹp đến mức nào đi chăng nữa. Hãy mạnh dạn để hạng mục "đồ thể thao" vào danh mục blacklist để không bị "cám dỗ".
Săn sale, ưu đãi từ các thương hiệu yêu thích
Những dịp lễ tết, các mùa lễ hội trong năm hay các ngày "đẹp" trong tháng như 8/8, 11/11, 12/12,... cũng là thời điểm mà các thương hiệu và các sàn thương mại điện tử tung ra các chương trình hấp dẫn. Đây là thời điểm giúp bạn sở hữu được sản phẩm mình mong muốn với chi phí "hời".
Chương trình riêng cho mua trước trả tiền sau qua Kredivo tại FPT Shop.
Nhiều đơn vị cũng có đặc quyền hấp dẫn dành riêng cho các hình thức thanh toán khác nhau như tại FPT Shop, khi khách hàng thanh toán trả tiền sau qua Kredivo sẽ được giảm ngay 5% tối đa 1 triệu đồng. Áp dụng cho smartphone, laptop và cả phụ kiện công nghệ bất kỳ có giá từ 800.000đ trở lên. GenZ có thể tận dụng để giảm chi phí khi mua sắm.
Tham gia các chương trình khách hàng thân thiết
Đừng ngại tốn thời gian đăng ký tham gia chương trình khách hàng thân thiết của các nhãn hàng, đơn vị bán lẻ để có thêm nhiều lợi ích hơn khi mua sắm. Chẳng hạn như tích điểm mua sắm để đổi quà hay voucher, các quà tặng nhỏ hoặc mã giảm giá vào ngày sinh nhật, hoặc khi nâng hạng thành viên bạn sẽ có thêm nhiều ưu đãi hơn khi mua sắm.
Chia nhỏ chi phí cho các sản phẩm giá trị cao với hình thức mua trước trả tiền sau
Với hình thức mua trước trả tiền sau, bạn vừa có thể sở hữu được những món đồ giá trị cao, vừa đảm bảo cân bằng tài chính khi không phải trả hết một lần. Thay vào đó, hóa đơn sẽ được chia nhỏ ra thành từng giai đoạn. Một trong những ứng dụng mua trước trả tiền sau được nhiều bạn trẻ sử dụng hiện nay phải kể đến là Kredivo Việt Nam.
Thông qua ứng dụng Kredivo, bạn có thể sở hữu ngay sản phẩm mình muốn và trả tiền sau theo kỳ hạn linh hoạt.
Thông qua ứng dụng Kredivo, GenZ có thể mua trước trả tiền sau với đa dạng sản phẩm lên đến 25 triệu đồng như đồ công nghệ, điện máy, đặt phòng khách sạn, tour tham quan. Khi thanh toán qua Kredivo bạn có thể lựa chọn kỳ hạn thanh toán phù hợp với kế hoạch chi tiêu của mình như 30 ngày, 3 tháng với lãi suất 0%; hoặc chọn trả góp 6 tháng, 12 tháng với lãi suất cạnh tranh.
Trên đây là những mẹo chi tiêu đang được GenZ áp dụng hiện nay. Không chỉ tạo ra các danh sách mua sắm mà GenZ đang thực hiện tận dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, trong đó có trả tiền sau để chi tiêu linh hoạt hơn trong thời điểm bão giá như hiện nay.
Ra mắt nền tảng Make in Vietnam giúp doanh nghiệp quản lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN Nền tảng số Bkav eChungtu cho phép các doanh nghiệp dễ dàng tạo lập, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) điện tử theo đúng chuẩn của Bộ Tài chính, tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí. Theo quy định của Bộ Tài chính, từ tháng 7, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức...