800 tỷ đồng sửa chữa các tuyến quốc lộ khu vực ĐBSCL
Ngày 7-8, Bộ GTVT cho biết, đã có ý kiến trả lời kiến nghị của người dân về việc khắc phục ngay tình trạng xuống cấp của các tuyến quốc lộ (QL) ở khu vực ĐBSCL.
Theo Bộ GTVT, hiện khu vực ĐBSCL có khoảng 2.500km đường QL, chiếm 10% tổng chiều dài QL trên toàn quốc. Trong năm 2020, Bộ GTVT đã chỉ đạo rà soát, kiểm tra, sửa chữa các điểm đen, điểm hư hỏng, đảm bảo ATGT với tổng kinh phí khoảng 800 tỷ đồng, không tính kinh phí bảo dưỡng thường xuyên.
Dự kiến năm 2021, kinh phí sửa chữa đạt khoảng 850 tỷ đồng. Về đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, Bộ GTVT đang triển khai một số dự án như cải tạo, nâng cấp mặt đường tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp; dự án cải tạo, nâng cấp mặt đường tuyến QL57, đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày thuộc 2 tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long; dự án cải tạo, nâng cấp QL53, đoạn Trà Vinh – Long Toàn, tỉnh Trà Vinh; dự án nâng cấp QL30 đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; dự án mở rộng các cầu trên QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Tiền Giang… với tổng số vốn trên 4.000 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Bộ GTVT cũng cho biết, đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư mới 38 dự án giao thông tại khu vực ĐBSCL với tổng mức đầu tư khoảng 116.784 tỷ đồng. Riêng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 97.339 tỷ đồng, trong đó có cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu. Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ ngành và địa phương rà soát thứ tự ưu tiên, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách để đầu tư cho phù hợp.
Chuyển động mới tại dự án Đường vành đai 3
Dự án Đường vành đai 3 nối TP.HCM và các địa phương lân cận đã chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu do gặp nhiều vướng mắc, tuy nhiên dự án vừa có những chuyển động tích cực, nhất là đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai.
Đường vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương (Mỹ Phước - Tân Vạn) đã được đưa vào khai thác mang lại hiệu quả kinh tế, trong khi các đoạn khác vẫn chờ được đầu tư. Ảnh:P. Tùng
Thông báo mới nhất của Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM), đơn vị được Bộ GT-VT giao làm chủ đầu tư thì dự án thành phần 1A thuộc dự án Đường vành đai 3 đoạn qua TP.HCM và Đồng Nai sẽ được khởi công vào quý III-2021.
Video đang HOT
* Tuyến giao thông kết nối chờ "kết nối"
Dự án Đường vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và được điều chỉnh vào năm 2013. Dự án do Bộ GT-VT làm cơ quan chủ quản, đơn vị thực hiện dự án là CIPM. Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án này hơn 35,6 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng là nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước.
Đường vành đai 3 đi qua địa bàn 4 tỉnh, thành gồm: Long An, TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương, với tổng chiều dài 89,3km, trong đó làm mới khoảng 73km. Quy mô dự án bao gồm đường cao tốc vành đai, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc 100km/giờ. Dự án còn có đường song hành với quy mô ít nhất 2 làn xe tiêu chuẩn và các phân kỳ đầu tư tùy theo nhu cầu vận tải, sự phát triển đô thị dọc hai bên tuyến. Đây được coi là dự án giao thông kết nối quan trọng, xây dựng thêm một trục Đông - Tây, vừa giảm tải cho khu vực nội ô TP.HCM, vừa kết nối các cực tăng trưởng kinh tế.
Trên địa phận Đồng Nai đang thực hiện dự án thành phần 1A của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc đường vành đai 3. Dự án thành phần 1A có chiều dài 8,75km (riêng Đồng Nai 6,3km), điểm đầu giao với tỉnh lộ 25B, H.Nhơn Trạch và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trên địa phận TP.HCM. Tổng mức đầu tư dự án hơn 5.300 tỷ đồng.
Theo CIPM, do đây là dự án thành phần có vốn ODA từ Hàn Quốc nên phải có khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Ngày 30-6, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung chính sách này, do vậy phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã triển khai trước đây cần cập nhật, bổ sung lại cho phù hợp với quy định mới. Dự kiến, dự án này sẽ được khởi công vào quý III-2021, do vậy việc giải phóng mặt bằng cần được triển khai kịp tiến độ.
Báo cáo của CIPM cho thấy phía TP.HCM mới trong quá trình chuẩn bị triển khai các thủ tục, trình tự thu hồi đất, thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ... song tiến độ triển khai rất chậm. CIPM đã có báo cáo Bộ GT-VT để đốc thúc thực hiện.
Tại Đồng Nai, để thực hiện dự án, tỉnh có 443 hộ dân bị ảnh hưởng thuộc H.Nhơn Trạch. Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, kiểm đếm đã được UBND H.Nhơn Trạch khởi động từ năm 2017. UBND tỉnh cũng đã có các quyết định phê duyệt tiểu dự án giải phóng mặt bằng từ năm 2018 để làm cơ sở cho việc thu hồi đất. Tuy nhiên, do vướng mắc về hiệp định vay vốn ODA của Hàn Quốc nên vấn đề giải phóng mặt bằng vì thế cũng tạm ngưng lại.
Những vấn đề trên khiến cho tuyến đường kết nối này vẫn đang chờ để "kết nối". Mới chỉ có đoạn 2 (Mỹ Phước - Tân Vạn) dài 16,3km qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã được đầu tư giai đoạn 1, hiện đoạn này đã được đưa vào khai thác và mang lại hiệu quả cao. Đoạn 1 gồm dự án thành phần 1A và 1B, trong đó dự án thành phần 1A thuộc địa phận Đồng Nai và TP.HCM chuẩn bị được thực hiện, các đoạn còn lại là 3 và 4 ở TP.HCM, Long An vẫn tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.
* Quý III-2021 dự kiến khởi công dự án thành phần 1A
Ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc CIPM cho hay mới đây, hiệp định vay vốn đã được Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc thông qua, tạo cơ sở để thực hiện dự án.
Theo kế hoạch của CIPM, sau khi đã thuận lợi về vốn vay thực hiện dự án, dự kiến vào tháng 10 này, sẽ lựa chọn xong nhà thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật. Đến tháng 3-2021, đơn vị được lựa chọn sẽ hoàn thiện thiết kế kỹ thuật. Dự kiến khởi công dự án thành phần 1A vào quý III-2021, do vậy, công tác tái triển khai giải phóng mặt bằng cần phải được thực hiện gấp rút.
Cũng theo ông Thi, do đây là dự án có vốn ODA nên Chính phủ đã xây dựng và ban hành khung chính sách của dự án vào ngày 30-6-2020. Địa phương cần cập nhật lại phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo khung chính sách mới được phê duyệt, đồng thời tính toán giá trị bồi thường sát thực hơn vì các quyết định trước đây đã được thực hiện gần 3 năm, tình hình giá đất trong khu vực có nhiều biến động. "Hiện nguồn vốn cho dự án đã có sẵn, điều cần thiết là sự phối hợp giữa địa phương và chủ đầu tư để dự án có thể được triển khai xây dựng vào quý III-2021" - ông Trần Văn Thi đề nghị.
Về vấn đề này, tại cuộc làm việc giữa UBND tỉnh và CIPM trong tháng 7 mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng đã giao H.Nhơn Trạch phối hợp với chủ đầu tư triển khai các phần việc liên quan một cách thuận lợi nhất. H.Nhơn Trạch phối hợp với các sở, ngành cập nhật lại phương án giải phóng mặt bằng theo khung chính sách mới để trình tỉnh xem xét. Nguyên tắc trong giải phóng mặt bằng dự án là làm dứt điểm phần nào giao đất phần ấy. Đồng Nai dự kiến nếu các điều kiện thuận lợi, đến cuối tháng 6-2021, việc bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư sẽ được hoàn thành.
"Công ty cần xác định mốc thời gian cụ thể của từng phần việc, hằng tuần, hằng tháng để địa phương nắm bắt và phối hợp trong giải phóng mặt bằng. Do đã triển khai việc khảo sát, đo đạc từ trước nên Đồng Nai sẽ phấn đấu để có thể hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng vào cuối quý II-2021" - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng cho hay.
Dự án Đường vành đai 3 nối TP.HCM và các địa phương lân cận đã chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu do gặp nhiều vướng mắc, tuy nhiên dự án vừa có những chuyển động tích cực, nhất là đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai.
Đường vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương (Mỹ Phước - Tân Vạn) đã được đưa vào khai thác mang lại hiệu quả kinh tế, trong khi các đoạn khác vẫn chờ được đầu tư. Ảnh:P. Tùng
Thông báo mới nhất của Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM), đơn vị được Bộ GT-VT giao làm chủ đầu tư thì dự án thành phần 1A thuộc dự án Đường vành đai 3 đoạn qua TP.HCM và Đồng Nai sẽ được khởi công vào quý III-2021.
* Tuyến giao thông kết nối chờ "kết nối"
Dự án Đường vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và được điều chỉnh vào năm 2013. Dự án do Bộ GT-VT làm cơ quan chủ quản, đơn vị thực hiện dự án là CIPM. Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án này hơn 35,6 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng là nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước.
Đường vành đai 3 đi qua địa bàn 4 tỉnh, thành gồm: Long An, TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương, với tổng chiều dài 89,3km, trong đó làm mới khoảng 73km. Quy mô dự án bao gồm đường cao tốc vành đai, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc 100km/giờ. Dự án còn có đường song hành với quy mô ít nhất 2 làn xe tiêu chuẩn và các phân kỳ đầu tư tùy theo nhu cầu vận tải, sự phát triển đô thị dọc hai bên tuyến. Đây được coi là dự án giao thông kết nối quan trọng, xây dựng thêm một trục Đông - Tây, vừa giảm tải cho khu vực nội ô TP.HCM, vừa kết nối các cực tăng trưởng kinh tế.
Trên địa phận Đồng Nai đang thực hiện dự án thành phần 1A của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc đường vành đai 3. Dự án thành phần 1A có chiều dài 8,75km (riêng Đồng Nai 6,3km), điểm đầu giao với tỉnh lộ 25B, H.Nhơn Trạch và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trên địa phận TP.HCM. Tổng mức đầu tư dự án hơn 5.300 tỷ đồng.
Theo CIPM, do đây là dự án thành phần có vốn ODA từ Hàn Quốc nên phải có khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Ngày 30-6, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung chính sách này, do vậy phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã triển khai trước đây cần cập nhật, bổ sung lại cho phù hợp với quy định mới. Dự kiến, dự án này sẽ được khởi công vào quý III-2021, do vậy việc giải phóng mặt bằng cần được triển khai kịp tiến độ.
Báo cáo của CIPM cho thấy phía TP.HCM mới trong quá trình chuẩn bị triển khai các thủ tục, trình tự thu hồi đất, thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ... song tiến độ triển khai rất chậm. CIPM đã có báo cáo Bộ GT-VT để đốc thúc thực hiện.
Tại Đồng Nai, để thực hiện dự án, tỉnh có 443 hộ dân bị ảnh hưởng thuộc H.Nhơn Trạch. Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, kiểm đếm đã được UBND H.Nhơn Trạch khởi động từ năm 2017. UBND tỉnh cũng đã có các quyết định phê duyệt tiểu dự án giải phóng mặt bằng từ năm 2018 để làm cơ sở cho việc thu hồi đất. Tuy nhiên, do vướng mắc về hiệp định vay vốn ODA của Hàn Quốc nên vấn đề giải phóng mặt bằng vì thế cũng tạm ngưng lại.
Những vấn đề trên khiến cho tuyến đường kết nối này vẫn đang chờ để "kết nối". Mới chỉ có đoạn 2 (Mỹ Phước - Tân Vạn) dài 16,3km qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã được đầu tư giai đoạn 1, hiện đoạn này đã được đưa vào khai thác và mang lại hiệu quả cao. Đoạn 1 gồm dự án thành phần 1A và 1B, trong đó dự án thành phần 1A thuộc địa phận Đồng Nai và TP.HCM chuẩn bị được thực hiện, các đoạn còn lại là 3 và 4 ở TP.HCM, Long An vẫn tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.
* Quý III-2021 dự kiến khởi công dự án thành phần 1A
Ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc CIPM cho hay mới đây, hiệp định vay vốn đã được Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc thông qua, tạo cơ sở để thực hiện dự án.
Theo kế hoạch của CIPM, sau khi đã thuận lợi về vốn vay thực hiện dự án, dự kiến vào tháng 10 này, sẽ lựa chọn xong nhà thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật. Đến tháng 3-2021, đơn vị được lựa chọn sẽ hoàn thiện thiết kế kỹ thuật. Dự kiến khởi công dự án thành phần 1A vào quý III-2021, do vậy, công tác tái triển khai giải phóng mặt bằng cần phải được thực hiện gấp rút.
Cũng theo ông Thi, do đây là dự án có vốn ODA nên Chính phủ đã xây dựng và ban hành khung chính sách của dự án vào ngày 30-6-2020. Địa phương cần cập nhật lại phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo khung chính sách mới được phê duyệt, đồng thời tính toán giá trị bồi thường sát thực hơn vì các quyết định trước đây đã được thực hiện gần 3 năm, tình hình giá đất trong khu vực có nhiều biến động. "Hiện nguồn vốn cho dự án đã có sẵn, điều cần thiết là sự phối hợp giữa địa phương và chủ đầu tư để dự án có thể được triển khai xây dựng vào quý III-2021" - ông Trần Văn Thi đề nghị.
Về vấn đề này, tại cuộc làm việc giữa UBND tỉnh và CIPM trong tháng 7 mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng đã giao H.Nhơn Trạch phối hợp với chủ đầu tư triển khai các phần việc liên quan một cách thuận lợi nhất. H.Nhơn Trạch phối hợp với các sở, ngành cập nhật lại phương án giải phóng mặt bằng theo khung chính sách mới để trình tỉnh xem xét. Nguyên tắc trong giải phóng mặt bằng dự án là làm dứt điểm phần nào giao đất phần ấy. Đồng Nai dự kiến nếu các điều kiện thuận lợi, đến cuối tháng 6-2021, việc bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư sẽ được hoàn thành.
"Công ty cần xác định mốc thời gian cụ thể của từng phần việc, hằng tuần, hằng tháng để địa phương nắm bắt và phối hợp trong giải phóng mặt bằng. Do đã triển khai việc khảo sát, đo đạc từ trước nên Đồng Nai sẽ phấn đấu để có thể hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng vào cuối quý II-2021" - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng cho hay.
Tăng cường kiểm tra thiết bị trên lưới điện 110kV trong mùa nắng nóng Trong các tháng vừa qua, thời tiết diễn biến bất thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý vận hành lưới điện trên cả nước nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, đặc biệt là lưới điện 110kV. PC Quảng Ngãi đã đề ra các giải pháp cụ thể, xử lý triệt để các bất thường của thiết bị...