80% trung tâm ngoại ngữ phải đóng cửa, giải thể hoặc ngưng hoạt động do dịch
Trưởng phòng chính trị tư tưởng Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM Trịnh Duy Trọng cho hay, theo quy định mới, không phải lớp có F0 thì tất cả học sinh đều là F1.
Dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng 80% trung tâm ngoại ngữ.
Ông Trịnh Duy Trọng – trưởng phòng chính trị tư tưởng Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM – Ảnh: THẢO LÊ
Thông tin tại họp báo chiều 21-2, ông Trịnh Duy Trọng – trưởng phòng chính trị tư tưởng Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM – cho biết trong tuần thứ 2 tổ chức học trực tiếp trở lại sau Tết, tình hình dịch bệnh tại các trường có nhiều diễn biến phức tạp. Nhà trường đang nỗ lực đảm bảo an toàn tối đa cho học sinh.
“Thời gian qua các cơ sở giáo dục lúng túng trong việc xác định F1 trong nhà trường để xử lý. Hôm nay (21-2) Bộ Y tế đã có công văn mới về hướng dẫn cách ly F1. Trong lớp có 1 F0 thì chỉ học sinh có tiếp xúc gần là F1, không phải toàn bộ đều là F1″, ông Trọng nói.
Theo quy định mới, học sinh là F1 đã tiêm đủ liều vắc xin được nghỉ và theo dõi sức khỏe 5 ngày. Ngày thứ 5 có xét nghiệm âm tính sẽ được trở lại trường. Học sinh chưa tiêm đủ liều phải nghỉ ở nhà 7 ngày.
Đại diện Sở Giáo dục và đào tạo cũng cho biết tuần qua ngày 17-2 TP ghi nhận 95 F0, ngày 18-2 có 112 F0 trong các trường THPT và THCS. Bên cạnh đó, cũng ghi nhận 13 F0 ở khối mầm non và 75 F0 ở khối tiểu học. Dự kiến tuần này tình hình dịch còn diễn biến phức tạp với số F0 tăng.
80% trung tâm tiếng Anh giải thể do dịch
Video đang HOT
Thông tin về các trung tâm tiếng Anh đóng cửa, phụ huynh không thể liên hệ dù đã đóng tiền, ông Trịnh Duy Trọng cho biết sau dịch, có khoảng 80% trung tâm ngoại ngữ phải đóng cửa, ngưng hoạt động hoặc giải thể.
Khi người dân phản ánh không liên hệ được các trung tâm này, sở rà soát, hầu hết chưa được cấp phép hoạt động giáo dục.
Với trung tâm đã được cấp phép, sở đã mời chủ đầu tư lên làm việc nhưng một số đơn vị chưa đến. Với trung tâm chưa được cấp phép, sở đã hướng dẫn người dân liên hệ công an để giải quyết.
Theo quy định hiện hành, khi trung tâm có giấy phép muốn giải thể phải thực hiện theo trình tự pháp luật, trong đó cần đảm bảo quyền lợi của người học và người làm việc trước khi ban hành quyết định giải thể.
Tất cả học sinh phải test nhanh mới được đi học là lãng phí, không cần thiết
Theo các chuyên gia, việc yêu cầu test nhanh cho trẻ trước khi trở lại trường học là không cần thiết vì vừa tốn kém, hiệu quả thu được lại không cao.
Thời gian gần đây, một số trường học tại nhiều địa phương như TP.HCM, Bình Dương, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế... yêu cầu học sinh phải có xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 mới được đi học trở lại.
Mỗi trường học áp dụng một hình thức thực hiện khác nhau. Có trường tự test nhanh cho toàn bộ học sinh trước khi vào lớp, chi phí do phụ huynh chi trả. Có trường phối hợp với cơ quan y tế địa phương test miễn phí. Có trường lại đề nghị phụ huynh tự xét nghiệm cho con ở nhà rồi chụp kết quả gửi giáo viên. Thực tế, từ việc test nhanh nói trên cũng đã phát hiện một số ca dương tính SARS-CoV-2.
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề trên, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng việc bắt buộc xét nghiệm cho toàn bộ học sinh trước khi trở lại trường là không cần thiết.
PGS Phu phân tích, nếu tất cả học sinh khi đi học đều phải xét nghiệm thì số lượng test cần thực hiện cùng lúc quá lớn, vô cùng tốn kém về kinh tế.
Thứ hai, thực tế hiệu quả thu được từ việc xét nghiệm tràn lan không cao, tỷ lệ phát hiện tất cả F0 không lớn. "Một người có kết quả âm tính hôm nay, đang trong giai đoạn ủ bệnh, hoặc sau đó tiếp xúc với F0 thì vẫn có thể dương tính sau vài ngày. Mà việc cho học sinh test liên tục mỗi ngày là không thể do yếu tố kinh tế. Chưa kể, độ chính xác của test nhanh không quá cao, dễ để "lọt lưới" một số ca bệnh", PGS Phu nói.
Bên cạnh đó, hiện cả nước đã bước vào giai đoạn "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" thay vì đi theo chiến lược "Zero Covid" nên xét nghiệm tràn lan không phù hợp. Việc tổ chức test cũng sẽ gây nhiều bất tiện cho nhà trường, học sinh và phụ huynh.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, thay vì yêu cầu học sinh phải có xét nghiệm âm tính mới được đi học trở lại, các trường học nên tập trung xét nghiệm "trọng tâm, trọng điểm" vào đối tượng nguy cơ và chú ý tới vấn đề phòng dịch.
Cụ thể, chỉ nên yêu cầu test Covid-19 với những trường hợp sau: người có tiền sử tiếp xúc với F0 hoặc nghi ngờ tiếp xúc với F0; các trường hợp có triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất khứu giác hoặc triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 khác, nhóm còn lại không cần xét nghiệm.
Đồng thời, tăng cường các biện pháp giám sát. Học sinh nào có triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở, cần cho đi xét nghiệm ngay kết hợp điều tra dịch tễ.
Phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và cơ quan y tế trong việc phát hiện các trường hợp nghi ngờ. Ví dụ, nếu ở nhà, con bị sốt, ho thì phụ huynh phải báo ngay cho nhà trường, cơ quan y tế. Hoặc gia đình đã có trường hợp F0 thì cần cho các cháu nghỉ học, sau đó thông báo cho nhà trường và y tế để điều tra dịch tễ.
Học sinh tiểu học tại TP Đà Nẵng quay trở lại lớp học trực tiếp - Ảnh minh họa: Hồ Giáp
PGS Phu cũng khuyến cáo nhà trường cần tăng cường các biện pháp dự phòng đã được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục Đào tạo hướng dẫn như cho học sinh đeo khẩu trang, khử khuẩn lớp học, hạn chế trẻ tiếp xúc giữa các lớp với nhau,... Nếu một lớp có ca dương tính thì chỉ yêu cầu lớp đó nghỉ học thay vì để tất cả các lớp nghỉ.
Đồng quan điểm với PGS Phu, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM nhận định, việc yêu cầu test nhanh cho trẻ trước khi trở lại trường học là lãng phí, tốn kém.
"Hoàn toàn không cần thiết. Ngay cả khi trẻ test nhanh có kết quả dương tính, trẻ cũng sẽ ở nhà cách ly hoặc điều trị chứ không có khác biệt gì. Do đó, khi trẻ mắc Covid-19 và có triệu chứng thì cần tính toán, phải cách ly khỏi những người trong gia đình chưa tiêm vắc xin, người có nguy cơ cao", bác sĩ Khanh nói.
Bác sĩ phân tích, điều quan trọng lúc này là phụ huynh, giáo viên phải dặn dò trẻ hạn chế tiếp xúc với nhiều nhóm bạn. Ví dụ, mỗi học sinh tạm thời chỉ nên chơi theo từng nhóm khoảng 5-6 bạn bè. Trong trường hợp trẻ mắc Covid-19, nhà trường và y tế có thể nhanh chóng khoanh nhóm này lại để không lây lan ra nhiều trẻ khác.
Còn với phụ huynh, sau khi đón con em mình ở trường nên cho các em về thẳng nhà, không la cà quán xá, hạn chế tối đa nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19. Việc học sinh mắc Covid-19 khi quay trở lại trường học có thể sẽ xảy ra. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá lo lắng vì trẻ mắc Covid-19 hầu hết không quá nặng nếu không kèm theo bệnh nền.
"Vấn đề làm sao phát hiện sớm để trẻ mắc bệnh không lây cho những người lớn tuổi, người có nguy cơ cao", ông chia sẻ.
Với các trẻ dưới 12 tuổi, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng vẫn chưa nên vội vàng tiêm vắc xin phòng Covid-19: "Người lớn xung quanh trẻ tiêm ngừa tốt thì không cần thiết phải tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi. Nếu có, chúng ta hãy ưu tiên tiêm cho nhóm có bệnh nền nặng để bảo vệ các em. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh nền nặng thường rất khó đến trường, nên cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc mở cửa trường học trở lại".
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, 5K là "kim chỉ nam" để bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid-19, ngay cả khi học sinh quay trở lại trường. Điều quan trọng là người lớn phải tuân thủ 5K để trẻ có thể bắt chước, tạo thói quen tốt.
TP.HCM cũng đã có bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch Covid-19 để các trường học, cơ sở giáo dục áp dụng mở cửa đón học sinh trở lại.
Ngày Giao thừa, chủ trường mong năm mới mở cửa lại: Khép cảnh vay nợ này đắp nợ kia Không có nguồn thu nhưng hằng tháng vẫn phải xoay tiền mặt bằng, tiền gốc ngân hàng, chủ trường có 2 cơ sở ở TP.HCM phải vay nợ này đắp nợ kia, nhiều ngày áp lực thức xuyên đêm, suy nghĩ đến bạc tóc vì nợ. Đó là hiện thực mà nhiều chủ trường phải đối mặt trong năm 2021 khi dịch Covid-19...