80% người mắc COVID-19 ở Thụy Điển vẫn còn kháng thể sau 1 năm
Các kháng thể được cho là có khả năng bảo vệ cho người từng mắc COVID-19 đối với cả hai biến thể Alpha và Delta.
Đài Sputnik đưa tin nghiên cứu quy mô lớn ở Thụy Điển đối với những người từng nhiễm virus SARS-CoV-2 từ một năm trước chỉ ra rằng 80% trong số họ vẫn còn kháng thể đối với virus này.
Nghiên cứu này tập trung theo dõi 2.000 nhân viên tại Bệnh viện Danderyd. Họ đều làm xét nghiệm máu bốn tháng một lần và thường xuyên trả lời các câu hỏi thông qua một ứng dụng đặc biệt.
Sebastian Havervall, nghiên cứu sinh tại Bệnh viện Danderyd và Viện Karolinska, trả lời đài truyền hình quốc gia SVT: “Có thể thấy rõ ràng rằng nhiều người bị mất khứu giác và vị giác và 10% người bị dương tính với virus không có triệu chứng gì”.
Các kháng thể này được cho là có khả năng bảo vệ tốt trước biến thể Delta (lần đầu phát hiện ở Anh) và biến thể Delta (lần đầu phát hiện ở Ấn Độ). Chủng Delta đang lan truyền nhanh chóng trên toàn cầu và trở thành chủng vượt trội ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sự bảo vệ đối với chủng Beta và Gamma lại không mạnh bằng.
Nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Danderyd cũng tìm hiểu về việc người từng mắc COVID-19 sẽ cần tiêm bao nhiêu liều vaccine. Trước đó, họ đưa ra kết luận rằng tiêm một liều vaccine của Pfizer hoặc AstraZeneca là đủ, bởi việc lây nhiễm đã hoạt động như mũi tiêm thứ nhất.
Video đang HOT
Trên thực tế, những người này còn nhận được sự bảo vệ tương đương hoặc tốt hơn một chút so với những người không bị nhiễm virus đã được tiêm hai mũi vaccine Pfizer.
Cho đến nay, Thụy Điển có 1,11 triệu người mắc và hơn 14.600 người tử vong vì COVID-19, nhiều hơn cả các nước còn lại khu vực Scandinavia cộng lại.
Delta lấn lướt tất cả biến chủng khác, giới khoa học cảnh báo đột biến mới
Sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta khiến giới khoa học lo ngại về những biến đổi khó lường mà nó có thể gây ra và cản trở cuộc chiến ứng phó đại dịch Covid-19 của thế giới.
Một số nghiên cứu chỉ ra, Delta có thể khiến bệnh nhân Covid-19 chuyển biến xấu nhanh hơn (Ảnh minh họa: Reuters).
Delta lấn lướt tất cả biến chủng khác
Biến chủng Delta được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào đầu năm nay. Chỉ vài tháng xuất hiện, Delta đã trở thành biến chủng trội toàn cầu.
Tại Mỹ, đầu tháng 5, Delta mới chỉ chiếm khoảng 1% số ca nhiễm mới, nhưng hiện tại, nó đã lấn lướt tất cả các biến chủng khác của virus SARS-CoV-2. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, tính đến cuối tháng 7, Delta chiếm tới hơn 93% số ca nhiễm mới ở Mỹ. Tốc độ lây lan nhanh chóng của biến chủng này khiến giới khoa học lo ngại về những biến đổi khó lường của nó trong tương lai.
Delta đã khiến hàng nghìn người ở Mỹ nhập viện mỗi ngày, thách thức chiến thắng trong tầm tay của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch. Chỉ trong vài tuần, Delta đã làm thay đổi các tính toán nhằm chấm dứt đại dịch của Mỹ cũng như của nhiều quốc gia trên thế giới.
Các nhà dịch tễ học từng hy vọng khi 70-80% dân số được tiêm chủng cùng với tỷ lệ dân số có miễn dịch sau khi mắc Covid-19 sẽ giúp khống chế đại dịch này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Delta khiến ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên tới 90%. Xét phạm vi toàn cầu, để đạt mục tiêu đó có thể mất vài năm, còn tại Mỹ, mục tiêu đó chắc chắn cũng chưa thể đạt được một sớm, một chiều.
Phân tích về nguyên nhân khiến Delta có cơ hội lây lan, các chuyên gia chỉ ra các yếu tố như hành vi con người, tâm lý chần chừ hoặc phản đối tiêm vắc xin. Ngoài ra, bản thân Delta cũng là một biến chủng đặc biệt, bằng chứng là nó nhanh chóng trở thành biến chủng thống trị toàn cầu. Điều khiến giới khoa học lo lắng nhất là virus corona càng tồn tại lâu và lây lan giữa con người thì càng có nguy cơ xuất hiện biến chủng nguy hiểm hơn. Ở thời điểm hiện tại gần như có thể khẳng định, Delta có khả năng lây lan cao hơn nhiều so với các chủng khác, song các nhà khoa học chưa thể khẳng định liệu nó có gây bệnh nặng hơn hay không vì các bằng chứng còn rất hạn chế.
Emily Tulle, y tá tại Trung tâm y tế Willis-Knighton cũng tại Louisiana, cho biết bà chứng kiến nhiều ca suy thận, suy gan, máu đông hơn từ khi biến chủng Delta trở thành chủng trội ở Mỹ. Bà cũng cho biết, có nhiều bệnh nhân phải dùng máy thở hơn trước. "Những tuần gần đây, bệnh nhân ốm nặng đến mức cần điều trị 1-1", bà Tulle nói. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có xu hướng "trẻ hóa", có thể một phần do những người trẻ chưa tiêm vắc xin.
Đột biến P681R
Delta nhanh chóng áp đảo tất cả các biến chủng khác của SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa: Medical News).
Các nhà khoa học nói rằng, các đột biến của Delta thoạt đầu tưởng như không khác biệt nhiều so với các đột biến của những biến chủng mà nó đã lấn lướt. Ví dụ, nó không có một số đột biến giúp né hệ miễn dịch như ghi nhận ở biến chủng Beta và Gamma.
Tuy nhiên, một đột biến có thể là yếu tố kéo theo sự đáng ngại của Delta là P681R. Theo các chuyên gia, virus corona cần hai bước để xâm nhập vào tế bào của con người, giống như việc muốn mở cửa phải có hai bước gồm tra khóa vào ổ và mở khóa.
Vineet D. Menachery, chuyên gia nghiên cứu về virus corona tại Đại học Texas, cho biết hầu hết các đột biến được phát hiện ở biến chủng thuộc nhóm "đáng lo ngại" dường như làm tăng khả năng làm cho "chiếc khóa" đó vừa vặn hơn với ổ, tăng khả năng của virus xâm nhập vào tế bào. Riêng đột biến P681R còn có thể giúp quá trình mở khóa hiệu quả hơn, giúp virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, ông Menachery nói.
Phần lớn các nghiên cứu hiện nay tập trung vào gai protein - thứ giúp virus xâm nhập tế bào. Tuy nhiên, Delta có những đột biến tác động lên các bộ phận khác của virus mà đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
"Khi các biến chủng xuất hiện, tất cả đều tập trung vào gai protein. Rõ ràng gai protein giúp virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, nhưng cũng có các đột biến khác có thể ức chế phản ứng miễn dịch bằng cách nào đó", Nevan Krogan, chuyên gia Viện Dữ liệu Khoa học và Sinh học Gladstone, cho biết.
Giáo sư Menachery cho biết, ông thường xuyên trao đổi với các đồng nghiệp về khả năng biến đổi của virus. Ông mô tả Delta là một loại "virus hợp thời" bởi vì nó xuất hiện đúng thời điểm có đầy đủ các điều kiện để lấn lướt các biến chủng khác.
"Delta khiến tôi bất ngờ. Điều này chưa từng xảy ra với một đại dịch cúm. Chưa từng xảy ra với đại dịch Ebola. Nó cũng không xảy ra với hầu hết các dịch bệnh khác", Trevor Bedford, một chuyên gia về sự tiến hóa của virus tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, cho biết.
Một câu hỏi đặt ra là liệu Delta đã phải là một biến đổi tối ưu nhất của SARS-CoV-2 hay chưa, liệu nó đã phải là biến chủng nguy hiểm nhất của SARS-CoV-2 hay chưa hay có thể còn những đột biến khác khiến nó trở nên nguy hiểm hơn nữa.
BioNTech nói chưa cần điều chỉnh vaccine theo biến thể Delta Ugur Sahin, giám đốc điều hành của BioNTech, công ty hợp tác với Pfizer, cho biết chưa cần điều chỉnh vaccine thế hệ đầu tiên đối với các biến thể Covid-19, chẳng hạn Delta, ngay lúc này. "Rất có thể trong vòng 6 đến 12 tháng tới, các biến thể khác sẽ xuất hiện. Điều này đòi hỏi vaccine thích ứng, song chưa...