8 trải nghiệm trong ngày khi đến Hậu Giang
Du khách có thể thăm chợ “chồm hổm”, nhà thờ có mái đầu đao ở TP Vị Thanh và “Vương quốc trầu lá” hơn nửa thế kỷ ở Vị Thủy.
Tỉnh Hậu Giang nằm ở hạ lưu sông Hậu, tiếp giáp TP Cần Thơ và cách TP HCM 240 km về phía Tây Nam. Từ TP HCM, du khách có thể đến Hậu Giang bằng xe khách hoặc xe gắn máy. Với xe khách, bạn có thể mua vé khởi hành tại bến xe miền Tây, điểm dừng là bến xe Vị Thanh với giá 150.000 đồng/ vé.
Người đi xe gắn máy chạy theo tuyến QL 1A về TP Cần Thơ, sau đó rẽ vào QL 61C để đi thẳng về TP Vị Thanh, dự kiến mất từ 5 đến 7 giờ chạy, tùy theo mật độ giao thông trên đường.
Bắt đầu ngày mới, bạn có thể đến chợ quê Vị Thanh, nằm gần cầu Cái Nhúc, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vị Thanh. Chợ họp từ 2h đến hơn 10h là tan. Ở đây, người bán thường ngồi xổm hoặc kê các ghế nhỏ. Xung quanh bày biện rau củ, hàng hóa trong diện tích từ 2-4 m2/ người, nên nơi đây còn được gọi bằng cái tên dân dã là chợ “chồm hổm”.
Mặt hàng ở chợ đa dạng và đều do chủ hàng tự hái, trồng đem bán cho khách từ đọt choại, rau tập tàng, bông súng, ngó sen đến hành, hẹ, củ sắn, dưa leo, khoai ngọt… với giá cả phải chăng.
Bánh dân gian Nam Bộ cũng là món ăn sáng quen thuộc của nhiều người miền Tây, chợ Vị Thanh có đủ món bánh hấp dẫn cho khách chọn như: bánh tằm bì, bánh ú, bánh ít, bánh da lợn, bánh chuối hấp, bánh bò, bánh lá. Khách có thể chọn mua bánh giá từ 3.000 đồng/ cái để nạp năng lượng trước khi tham quan ở các địa điểm tiếp theo.
Rời chợ Vị Thanh, bạn di chuyển dọc theo đường Trần Hưng Đạo hướng về vòng xoay trung tâm thành phố sẽ gặp tháp đồng hồ Asia. Tháp cao 12 m nổi bật với hình ảnh rồng uốn lượn bao quanh và trên đỉnh là khối hộp đồng hồ 4 mặt hình vuông quay theo 4 hướng. Công trình này được đưa vào sử dụng năm 2009 cho đến nay, được xem là biểu tượng của TP Vị Thanh.
Dọc đường Trần Hưng Đạo sang đường tỉnh 931B là dòng kênh Xáng Xà No. Con kênh do người Pháp chủ trương đào từ năm 1901 đến năm 1903 thì hoàn thành, giúp thau chua, rửa phèn, mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng hai bờ. Dòng kênh hơn 100 tuổi này cũng là một trong những con đường vận chuyển lúa gạo lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, dài gần 40 km từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (một nhánh của sông Hậu) đến sông Cái Tư (một nhánh của sông Cái Lớn), trước khi hòa dòng đổ ra biển Tây Nam ở Kiên Giang.
Video đang HOT
Gần chân cầu Xà No, du khách tham quan nhà thờ Vị Hưng với hơn 130 năm tuổi nổi bật với màu ngói đỏ xếp chồng lên nhau. Nhà thờ tọa lạc tại khu vực 2, phường 4, TP Vị Thanh. Công trình là sự kết hợp giữa kiến trúc Đông – Tây trên ý tưởng tinh thần hội nhập văn hóa. Trong đó, kiến trúc phương Đông thể hiện qua các mái đầu đao uốn cong trên nóc nhà thờ, vốn dĩ là thiết kế đặc trưng của đình chùa Việt Nam, song mái nhà thờ Vị Hưng không trạm trổ.
Nằm gần khu hành chính UBND tỉnh Hậu Giang, Di tích Chiến thắng Chương Thiện, điểm đến lịch sử cho du khách với các hạng mục nhà trưng bày hiện vật, khu trưng bày ngoài trời, cụm tượng đài, sân lễ… Ở đây còn có nhiều tư liệu quý giá về một số trận đánh 75 lượt tiểu đoàn địch vào năm 1973, tạo tiền đề cho sự chuyển hướng của cách mạng miền Nam, tiến tới Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Rời thành phố, du khách di chuyển khoảng 10 km về làng trầu Vị Thủy thuộc xã Vị Thủy. Nơi này có hơn 200 hộ trồng trầu lá với diện tích khoảng 30 ha, tồn tại hơn nửa thế kỷ qua và được mệnh danh là “Vương quốc trầu lá”. Đi dạo trong những vườn trầu xanh mướt, tìm hiểu về làng nghề truyền thống và phong tục trầu cau của Việt Nam sẽ mang lại những kỷ niệm đáng nhớ với du khách.
Khi muốn nghỉ chân, cà phê An là sự lựa chọn thích hợp cho những ai thích không gian hoài cổ, quay ngược thời gian. Quán cà phê nằm trên đường Trưng Nhị, phường 1, TP Vị Thanh của ông bà Đặng Thị Nghì (gọi quen là ông bà Tư) có trên 100 món đồ cổ như điện thoại quay số, tivi trắng đen, máy đánh chữ, đèn bão… đều là những vật từ năm 50-60 của thế kỷ trước.
Kết thúc một ngày ở Hậu Giang, bạn có thể đến chụp ảnh, tham quan Công viên 7 kỳ quan cổ đại tọa lạc tại phường 5, TP Vị Thanh. Nơi đây có một đài phun nước lớn ở giữa, bao quanh là bản mô phỏng các kỳ quan cổ đại như Tượng thần Zeus ở Olympia (Hy Lạp), Đại kim tự tháp Giza (Ai Cập), Tượng thần Mặt trời Rhodes (Hy Lạp)… được làm từ thạch cao và bê tông.
Hương sắc miền Tây ngày Tết
Theo chân nhiếp ảnh gia Trần Thủ An ghi lại nhịp sống yên bình và đầy sắc màu Tết tại Sóc Trăng, Hậu Giang và Cần Thơ.
Bộ ảnh "Hương sắc miền Tây" do nhiếp ảnh gia trẻ Trần Thủ An (sinh năm 1993, quê ở Kiên Giang) thực hiện trong những chuyến rong ruổi khám phá nhịp sống đời thường và ngày Tết tại Sóc Trăng, Hậu Giang và Cần Thơ. Thủ An từng đạt huy chương vàng Liên hoan ảnh Nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 34, năm 2019 do Hậu Giang tổ chức.
Trên ảnh là quang cảnh nhộn nhịp và những chiếc dù che nhiều sắc màu ở chợ trung tâm thành phố Sóc Trăng. Chợ hoạt động từ sáng sớm tới chiều muộn với đầy đủ các mặt hàng từ đồ tươi sống tới vải vóc, trái cây, đồ gia dụng.
Nắng yên bình trên con đường quê chạy qua những vườn cau và chuối tại thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Chợ quê Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Chợ nơi đâu cũng có, nhưng chợ quê ở Vị Thanh có nét đặc biệt riêng vì nằm giữa lòng thành phố và gần Tết thì không khí mua bán càng nhộn nhịp hơn.
Ở đây người dân ngồi bán theo một địa điểm cố định có diện tích từ 2-4m2. Họ ngồi xổm hoặc ngồi trên ghế thấp, xung quanh bố trí các mặt hàng cần bán, vị trí các người bán cứ nối tiếp thành một hàng dài, hàng này nối tiếp hàng kia, chỉ chừa lối đi nhỏ cho người mua.
Thu hoạch khóm Cầu Đúc. Tên gọi khóm (thơm) này xuất phát từ tên của cây cầu đúc bắc ngang sông Cái Lớn nối hai tỉnh Hậu Giang - Kiên Giang được Pháp xây dựng từ những năm 1930. Nay cầu được xây dựng lại có tên là cầu Cái Tư thuộc xã HỏaTiến, thành phố Vị Thanh.
Khóm Cầu Đúc là một trong những cây trồng chủ lực của Hậu Giang, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm khóm này vào tháng 11/2020. Khóm Cầu Đúc thu hoạch chính vụ vào tháng 2 - 3 và trái vụ vào tháng 7 - 8 trái vụ hàng năm.
Bà Út bên cơi trầu ngày xuân, với nụ cười móm mém và chiếc răng nhuộm đỏ vì trầu ở xã Hỏa Lựu, Vị Thanh.
Ngày Tết ở quê, trầu cau luôn được đặt ở vị trí trang trọng trên bàn thờ, là lễ vật dùng để thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Vậy nên, ngày Tết nhà nào lựa được quả cau, lá trầu đẹp là thể hiện một năm đầy may mắn và tràn đầy nghĩa tình.
Thủ An chia sẻ, có thời gian rảnh là anh vác ba lô lên vai, khi thì đi một mình hoặc đi cùng bạn có cùng sở thích. Vị Thanh, Hậu Giang là một trong những nơi anh thích chụp ảnh nhất vì gắn bó suốt thời học cấp 3.
Xuân đến trên nẻo đường quê hương luôn rộn ràng, với hình ảnh đám trẻ xem đá gà tại Vị Thanh, Hậu Giang. "Đá gà" là thú vui dân gian vào mỗi dịp Tết đến. Trận "đá gà" miền quê luôn thu hút đông đảo sự chú ý của bà con quanh xóm, thi đấu xong người giành phần thắng sẽ không trao bằng tiền mà sẽ được bên thua đãi một bữa ăn.
Âm vang mùa xuân trong một buổi sinh hoạt đờn ca tài tử tại vùng quê Hậu Giang. Ngày Tết hay lễ hội, đám tiệc, nhóm đờn ca tài tử lại tập họp tại để ca hát thỏa thích, quan trọng là giao lưu, chia sẻ nhằm giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nhộp nhịp chợ nổi Phong Điền, Cần Thơ. Họp chợ là thói quen đã có từ lâu và trở thành một nét văn hóa độc đáo, thú vị của người dân Nam Bộ, trong đó chợ nổi mang nét riêng chỉ miền sông nước mới có. Cận Tết, nhịp sống trên chợ nổi diễn ra tấp nập hơn và không thể thiếu các ghe bán thịt lợn, dưa hấu, các loại hoa, trái cây.
Các ghe thuyền bán dưa hấu Tết trên chợ nổi Phong Điền. Chợ cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 17 km về phía đông nam, thường họp vào 4-5 giờ và đến 7-8 giờ thì tan dần.
Gia đình chị Hai quây quần gói bánh tét ngày Tết tại Phong Điền, Cần Thơ. Bánh tét không đơn thuần chỉ là một món ăn năm mới mà còn là nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết của người Nam Bộ.
Cứ 28, 29 tháng chạp là người dân tất bật chuẩn bị các nguyên liệu để gói bánh như lá chuối, dây lạt, dừa hay nếp, rồi xúm lại gói bánh, nấu bánh chung.
Một bà cụ đang tỉ mỉ dùng dây lạt cột bánh. Ngày nay do điều kiện cuộc sống hiện đại, tất bật nên còn ít nhà gói bánh tét và thường đặt mua ở chợ.
Một cô gái Tây Đô trong trang phục áo bà ba đổ bánh xèo. Món ăn miền Tây có nhân tép, giá, ăn kèm rau cải xanh, xà lách, diếp cá, rau thơm, lát khế chua hay đọt đinh lăng.
5 ảnh chụp Việt Nam giành giải quốc tế Cuộc thi ảnh Travel Photographer of the Year 2020 vừa công bố kết quả, trong đó có 5 ảnh chụp tại Việt Nam đạt giải. Kết quả cuộc thi Travel Photographer of the Year 2020 (Nhiếp ảnh gia du lịch của năm) mới được công bố. Từ 25.000 bài dự thi của các tác giả ở 147 quốc gia, người chiến thắng chung...