8 thực phẩm vàng cho ngày “đèn đỏ”
Hàng tháng, mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt, bạn luôn phải trải qua một loạt những triệu chứng khó chịu, nhức đầu, tức ngực, đau bụng… làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.
1. Chuối
Chuối rất giàu vitamin B6, khi cơ thể phụ nữ có đầy đủ lượng vitamin B6 thì tình trạng ổn định tiền kinh nguyệt sẽ được duy trì.
Chuối chứa Vitamin B6 giúp giảm triệu chứng lo âu của tiền kinh nguyệt
Vì vitamin B6 có thể làm tăng sự tiết dẫn truyền thần kinh, mà hiệu quả có thể làm giảm triệu chứng lo âu của tiền kinh nguyệt.
2. Rau bina
Rau bina giàu vitamin E có thể làm giảm đau bụng kinh
Rau bina rất giàu vitamin E, có thể làm giảm bài tiết hormone tuyến tiền liệt, và nội tiết tố là một trong những yếu tố gây ra đau bụng kinh. Do đó hấp thu đầy đủ lượng vitamin E là cách hiệu quả có thể làm giảm đau bụng kinh.
3. Cá
Bạn nên ăn nhiều cá khi sắp tới thời kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy axit béo Omega 3 có thể làm giảm đau bụng kinh tới 40%. Trong khi các axit béo không cần thiết khác có thể làm giảm kích thích tố kinh nguyệt, đóng vai trò trong việc “cứu trợ” đau bụng kinh.
Video đang HOT
4. Thịt bò
Thịt bò chứa nhiều tryptophan giúp bạn cải thiện giấc ngủ
Thịt bò chứa nhiều tryptophan, những ngày kinh ra nhiều phụ nữ thường bị các triệu chứng mất ngủ, đặc biệt là vào ban đêm. Việc bổ sung thêm nhiều tryptophan, có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
5. Thịt cừu
Thịt cừu bổ sung kẽm giúp giảm bớt mụn
Nhiều chị em bị xuất hiện nhiều mụn trứng cá trong thời kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này là do cơ thể nữ giới lúc đó đòi hỏi lượng kẽm cao hơn nhiều so với mức bình thường, sự thiếu hụt có thể cản trở sự trao đổi chất sinh lý bình thường, gây ra mụn. Bổ sung nhiều kẽm sẽ giúp giảm bớt hiện tượng này.
6. Sữa
Trong kỳ kinh nguyệt, sự thèm ăn của phụ nữ sẽ giảm xuống rất nhiều, nhưng với lưu lượng máu mất đi thì cơ thể cần phải bổ sung một lượng sắt lớn từ chế độ ăn uống. Trong khi đó, hàm lượng canxi cao trong sữa có thể làm giảm triệu chứng đói tiền kinh nguyệt, loại bỏ phù nề.
Sữa đậu nành giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh
Sữa hoặc sữa chua cũng có thể giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng 1.200 milligram calci mỗi ngày giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với phụ nữ dùng 500 milligram calci/ngày.
7. Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ, ví dụ như bánh mì, đậu nành, các loại rau họ cải, cà rốt, khoai tây… có thể thúc đẩy việc tiết ra estrogen, làm tăng nồng độ magiê trong máu, đóng vai trò hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh.
8. Táo tàu
Táo tàu là loại thuốc bổ luôn được các bậc y học cổ truyền Trung Quốc khuyến khích nhờ tác dụng mạnh mẽ với sức khỏe. Nó có thể cải thiện chức năng miễn dịch, tăng cường khả năng kháng bệnh và giảm các chất độc hại trên các tổn thương gan. Trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, táo đỏ có tác dụng điều hòa đường máu.
Theo Xeko (TTVN)
Thực phẩm vàng cho người bệnh phổi
Khi thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân, ẩm thấp, mưa lạnh, người già và trẻ em thường mắc bệnh viêm phổi do sức đề kháng kém. Triệu chứng chủ yếu là rét run rồi sốt cao 39-40oC, mạch nhanh, má đỏ, môi thâm, khó thở, toát mồ hôi.
Theo Đông y, viêm phổi là loại phong ôn thuộc phạm trù ôn bệnh, nguyên nhân do chính khí hư, tà khí nhập vào phế làm phế mất tuyên thông, sinh khí nghịch thành ho, khó thở, cánh mũi phập phồng. Nhiệt tà nhiễm phế làm bế tắc sốt cao. Nếu phế nhiệt chuyển xuống trường vị gây đau bụng, đại tiện lỏng, buồn nôn.
Món ăn
Cháo bách hợp, tang bạch bì: bách hợp 3g, tang bạch bì 3g, khoản đông hoa 3g, hạt củ cải 2g. Tất cả cho vào nồi, đổ 200ml nước, đun sôi sắc còn 100ml, chắt ra bát rồi đun lần thứ 2, lấy nước 2 lần hòa chung, cho vào nồi cùng với gạo 100g đã vo sạch và đường phèn nấu cháo. Ngày 1 bát chia ăn 2 lần vào sáng và tối. Ăn liên tục dài ngày. Công hiệu: mát phổi giảm ho, trị viêm phổi trẻ em, ho có đờm, họng đau mũi khô. Lưỡi tưa vàng mỏng.
Cháo sữa đậu: sữa đậu 500g, gạo lức 50g, đường cát vừa đủ. Đổ sữa đậu vào nấu chung với gạo đã vo sạch, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa nấu thành cháo loãng, thấy có váng cháo nổi là được, cho đường vào. Ăn lúc nóng vào buổi sáng và tối. Công hiệu: bổ hư chỉ khái, trị viêm phổi trẻ em.
Cháo xuyên bối mẫu: xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 50g, gạo lức 500g. Gạo vo sạch cho vào nồi với nước 1 lít, nấu thành cháo đổ ra bát. Xay nhỏ xuyên bối mẫu thành bột, cho vào bát cháo với đường phèn, trộn đều. Ăn nóng ngày 2-3 lần. Bệnh khỏi cần ăn tiếp 2-3 ngày nữa. Công hiệu: mát phổi, giảm ho, tiêu đờm, trị viêm phổi.
Canh vịt trắng nấu ý dĩ, hạnh nhân, đào nhân: vịt trắng 1 con (khoảng 1.500g), ý dĩ tươi 50g, hạnh nhân 30g, đào nhân 30g, muối, hành, gừng, rượu trắng mỗi thứ một ít. Vịt làm sạch, bỏ phủ tạng các vị khác giã nhỏ để riêng từng thứ nhồi vào bụng vịt, đặt vào nồi, cho rượu, gừng, hành, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa hầm tới chín nhừ cho muối gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Công hiệu: thanh nhiệt trừ ho, viêm phổi.
Canh ếch nấu bí ngô: ếch 250g, bí đỏ 500g, tỏi 60g, hành 15g. Ếch lột da, bỏ ruột, rửa sạch, thái miếng tỏi bóc vỏ ngoài bí đỏ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, rồi đun nhỏ lửa hầm 30 phút, cho hành, gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Công hiệu: thanh nhiệt giải độc hóa đờm, trị viêm phổi, phế ung, giãn phế quản đau trong ngực.
Cháo ếch nấu bí ngô
Nước uống
- Bọ mắm 100g, mã đề tươi 50g, rau ngót 50g, lá dâu 5g, hạt cải canh 10g, rau má 50g, kim ngân 20g. Đổ nước ngập thuốc sắc còn một nửa, chia uống ngày 2 lần.
- Lá sen cạn 30g, rau khúc 20g, lá tỳ bà 20g, nhân hạt mơ 10g, lá trắc bá 30g. Sắc nước uống như bài trên.
- Thiên nam tinh 12g, phòng phong 12g, tề thái 12g, cốt khí 12g, sâm bố chính 16g, cát cánh 12g, câu kỷ 16g, hoàng cầm 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 lần.
- Nhân sâm 12g, bạch cập 12g, dâm dương hoắc 12g, tử uyển 12g, ngũ vị tử 12g, mạch môn 12g, hạnh nhân 12g, ngưu bàng tử 10g. Sắc xong hòa a giao 8g, tam thất bột 4g, uống ngày 1 lần.
- Sài đất 40g, sâm đại hành 16g, hồng hoa 12g, hoài sơn 20g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, mạch môn 12g, bách hợp 12g, hạnh nhân 8g, bối mẫu 12g, chích cam thảo 8g. Sắc uống.
Lưu ý: Khi thời tiết chuyển mùa, cần tích cực phòng bệnh không để xảy ra viêm họng, viêm phổi, cảm cúm, nhất là trẻ em và người cao tuổi, người có bệnh suy tim, bệnh phổi. Thường xuyên ăn các món ăn có tác dụng chống viêm nhiễm đường hô hấp như rau cải xoong, cà chua, cà rốt, diếp cá, bắp cải, húng chanh, mã đề, rau ngót, rau cần tây, rau sam, mướp đắng, sả, bông súng... Mỗi lần dùng vài ba loại rau chế biến, luộc, nấu canh, xào tôm thịt ăn hoặc giã nhuyễn vắt nước cốt pha ít đường uống.
Theo Lương y Minh Chánh (Báo Sức khỏe đời sống)
Các loại thịt đỏ: Ăn bao nhiêu là vừa? Theoc n nghiên cứu trường Y Harvard (Mỹ), tuổi thọ con người sẽ bị rút ngắn nếu chế ăn có nhiều thịt (thịt bêt bòt cừut trâu và thịt chế biến sẵn (xúc xícht xông khóit ngui) và khuyến nghị 70g thịt/ngày quá ng. Nghiên cứu kéo dài gần 30 nămin 120.000 người tham gia cho thấy thịt tử vong do ung thư...