8 thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Có nhiều loại thực phẩm tươi lâu hơn khi được bảo quản ở nhiệt độ phòng, thoáng khí.
1. Khoai tây
Khoai tây trữ trong tủ lạnh sẽ bị ảnh hưởng đến hương vị và mau mọc mầm vì vậy cách tốt nhất là bảo quản chúng trong túi giấy.
2. Ớt chua Tabasco
Loại ớt chua thường dùng để ăn kèm với bánh pizza, mỳ spaghetti này sẽ mau hỏng nếu để trong tủ lạnh. Nếu bạn để chúng trên chạn ở nhiệt độ phòng, bạn sẽ kéo dài hơn tuổi thọ của chúng.
3. Bánh mỳ
Cho bánh mỳ vào ngăn mát tủ lạnh là một sai lầm lớn bởi bánh mỳ sẽ chóng bị khô. Cách tốt nhất là trước khi ăn, hãy trữ chúng trong túi giấy ở nhiệt độ phòng và bảo quản phần bánh thừa trong ngăn đá.
4. Hành tây
Video đang HOT
Hành tây để ở nhiệt độ phòng sẽ tươi lâu hơn so với cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, tránh để chúng cùng với khoai tây bởi độ ẩm của khoai tây sẽ khiến hành mau mọc mầm. Không nên cho hành vào túi nilon mà nên để trong túi giấy, rổ hoặc túi lưới. Nếu bảo quản tốt, hành tây có thể tươi tới 3 – 5 tháng.
5. Tỏi
Tương tự như hành tây, tuổi thọ của tỏi có thể lên tới 2 tháng nếu để nó tránh xa tủ lạnh. Cách tốt nhất là để vào rổ, túi lưới thoáng khí.
6. Cà chua
Để tránh cà chua mau chín, hãy bảo quản cà chua trong túi giấy thay vì túi nilon và cất tủ lạnh.
7. Cà phê
Nhiệt độ trong tủ lạnh là hạt cà phê bị đông đặc lại, ảnh hưởng tới mùi vị của hạt cà phê và cả cà phê đã rang, xay. Hãy bảo quản chúng trong túi có lớp nilon, trên chạn hoặc trong tủ gỗ.
8. Bí ngô
Bí ngô có thể tươi lâu đến 1 tháng nếu tránh xa nhiệt độ thấp vì vậy đừng giảm tuổi thọ của chúng bằng cách bảo quảng chúng trong tủ lạnh.
Theo Xzone/TTTĐ
4 sai lầm về bảo quản thực phẩm
Nhiều người lầm tưởng rằng nhiệt độ thấp trong tủ lạnh có thể giết chết các tác nhân gây bệnh.
Vi khuẩn chết cứng
Nhiều người lầm tưởng rằng nhiệt độ thấp trong tủ lạnh có thể giết chết các tác nhân gây bệnh, nhưng thực tế thì nó chỉ làm chậm quá trình tăng trưởng của vi khuẩn. Nếu thực phẩm để ngoài không khí chỉ sau vài giờ là bị ôi thiu, thì để trong tủ lạnh có thể kéo dài được vài ngày. Vì vậy bạn đừng nên điều chỉnh lại nhiệt kế trong tủ lạnh.
Để thịt ở ngăn trên cùng
Đây có thể coi là 1 lỗi sai điển hình trong việc bảo quản và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Ví dụ như, nếu bạn đặt thịt gà sống ở ngăn trên cùng, thì vi khuẩn trong thịt gà có thể rơi xuống bám vào các thực phẩm khác đặt ở ngăn dưới. Nguyên tắc vàng dành cho bạn là thịt sống luôn luôn ở ngăn dưới cùng.
Giữ pho mát riêng biệt
Việc bạn tiết kiệm không mua hộp đựng riêng dành cho pho mát có thể khiến bạn phải hối hận. Vi khuẩn Listeria là loại có thể "di chuyển" từ nơi này qua nơi khác và là thủ phạm gây ngộ độc, quan trọng hơn pho mát lại rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn này. Bên cạnh đó cũng nên bảo quản riêng rau sống vì chúng có chứa nhiều vi khuẩn E.coli.
Nên giữ pho mát trong tủ lạnh riêng biệt để bảo quản
Đừng tin tưởng vào chiếc mũi của bạn
Các nhà chế biến và sản xuất đã cố gắng làm biến mất những mùi từ thực phẩm hư hỏng, vì vậy đừng dùng phương pháp cũ là "ngửi" để xác định chất lượng của thực phẩm. 3 ngày là thời hạn sử dụng nhiều nhất cho các món ăn đã qua chế biến.
Theo Mai Thương (An ninh thủ đô)
Nguyên tắc vàng bảo quản thực phẩm mùa nóng Thời tiết nắng nóng, việc bảo quản thực phẩm nhằm tránh vi khuẩn tấn công gây ngộ độc là rất quan trọng. Thực phẩm chín Theo bếp trưởng Huỳnh Như - Nhà hàng Abai, cần chú ý nấu sôi lại các loại thức ăn thừa và để nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Để riêng từng loại thực phẩm, dùng màng bọc...