8 thực phẩm giảm đau nhanh chóng
Khi bạn thấy đau đầu, nóng trong người, ợ chua, bạn thường đến tủ thuốc và làm vài viên quen thuộc. Nhưng có bao giờ bạn nghĩa rằng, những đồ ăn trong bếp lại là một giải pháp tự nhiên, hiệu quả?
Có nhiều loại thảo mộc không chỉ giúp món ăn của bạn ngon hơn, mà nó còn giúp bạn chữa một số bệnh. Hãy tham khảo nhé.
Ợ chua
Hãy xử lý ợ chua bằng nghệ. Nghệ (là một thành phần quan trọng trong cà ri) giúp kích thích dòng chảy của dịch tiêu hóa, đưa thức ăn xuống dạ dày và ngăn ngừa tích tụ axit. Nếu nấu ăn với nghệ mà không giúp giảm cơn đau, hãy thử dùng 2 hay 3 viên bột nghệ có bán ở các hiệu thuốc xem sao (mỗi viên khoảng 1/2g đến 1g).
Đau đầu
Khi đau đầu khó chịu, hãy nhớ đến cây hương thảo. Hương thảo giúp cho mạch máu giãn nở. Bạn có thể nấu hương thảo với nước theo tỉ lệ: 1 thìa hương thảo 1 cup nước, sau khi sôi, tắt bếp, đậy lại và ủ trong 10 phút. Mỗi ngày nhâm nhi 3 lần thứ nước này là bạn sẽ giảm hẳn đau đầu đấy.
Video đang HOT
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng gừng cho cơn đau đầu của mình. Gừng gây ức chế một chất gọi là thromboxane A2, giúp ngăn chặn quá trình tiết ra các chất làm mạch máu không giãn nở được. Nói cách khác, nó có thể giúp máu lưu thông tốt hơn. Đây là một biện pháp cần thiết trong việc chống bệnh đau nửa đầu. Xay gừng tươi vào nước trái cây, sử dụng gừng tươi, gừng bột khi nấu ăn hoặc nhấm nháp một miếng gừng hay một viên kẹo gừng hàng ngày có thể giúp bạn rất nhiều đấy.
Cho bệnh xoang hay tức ngực
Khi có dịch xoang chảy ra, dù trong hoặc trắng đục, bạn cần phải phải được làm ấm, hãy sử dụng thảo mộc khô như húng tây (cỏ xạ hương). Đây là loại cây có tác dụng khử trùng mạnh mẽ và là một phương thuốc truyền thống trong chữa trị các bệnh về hô hấp. Hãy uống mỗi ngày 3 chén trà húng tây, được hãm bởi 1 hay 2 thìa cà phê hạt húng tây khô với nước nóng trong khoảng 10 phút.
Chỗ côn trùng cắn hoặc đốt
Hãy làm mát chỗ cắn hoặc đốt với bạc hà. Nhỏ một giọt tinh dầu bạc hà trực tiếp lên vết cắn có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Bạc hà làm mát vết cắn, khiến bạn không cảm thấy đau, đồng thời tăng lưu thông máu đến khu vực đó, giúp đào thải chất độc nhanh hơn. Kết quả là chỗ bị côn trùng cắn sẽ ít sưng và ngứa. Rửa tay sau khi dùng và không sử dụng tinh dầu bạc hà gần mắt bởi vì nó có thể gây kích ứng. Không sử dụng tinh dầu bạc hà với vết nhện độc hoặc rắn cắn (bạn cần phải được cấp cứu ngay lập tức khi bị các con vật này cắn).
Đau răng
Gây tê chỗ đau bằng đinh hương là cách rất hay. Chà một giọt tinh dầu đinh hương trực tiếp lên chiếc răng đau. Nếu bạn không có dầu đinh hương (bán ở các cửa hàng thực phẩm thuốc và y tế), chỉ cần xỉa cành đinh hương vào chỗ răng đau cũng được.
Bạn cũng có thể nói “vừng ơi mở ra” để hết đau răng đấy. Hạt vừng chứa ít nhất 7 hợp chất giảm đau. Nấu một phần hạt vừng với 3 phần nước cho đến khi hỗn hợp còn lại một nửa, để nguội và bôi trực tiếp lên chỗ răng đau là ổn.
Cảm lạnh và cúm
Hãy khiến cơm cảm lạnh ra khỏi cơ thể bạn bằng cách đi thẳng vào bếp, và thử công thức dưới đây:
30g gừng tươi thái lát, một miếng quế, một thìa cà phê hạt rau mùi, 3 cành đinh hương, một quả chanh thái lát và một lít nước. Nấu chúng trong vòng 15 phút rồi lọc lấy nước, cứ 2 giờ uống một cốc đầy. Bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi cơn cảm lạnh và cúm đấy.
Theo Dep
Xoài, mít, dứa có làm "nóng trong người"?
Mong chuyên mục cho biết, trẻ ăn nhiều những loại quả như xoài, mít có bị nóng trong cơ thể không? Xuân Hoà (Hà Nội).
Quả chín như: Mít, dứa, xoài hay các loại trái chín cây khác là nguồn cung cấp viatmin và muối khoáng quan trọng cho cơ thể.
Bạn cũng giống như một số người thường có quan niệm rằng các loại quả chín ngọt là những loại quả nóng nên thường kiêng không ăn hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì không có loại quả chín nào là nóng cả, ngay cả như mít, dứa, xoài, vải, nhãn thường có vào mùa hè nóng nực nhưng ăn vào cũng không hề bị nóng.
Mít là nguồn cung cấp viatmin và muối khoáng quan trọng cho cơ thể.
Tuy nhiên, với những người thừa cân béo phì hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân, người bị đái tháo đường thì không nên ăn nhiều các loại quả này vì hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì hoặc làm tăng lượng đường trong máu.
Mặt khác, một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này. Vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển nhất là tụ cầu là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Nếu con bạn không ở trong 2 dạng người nêu trên thì bạn hoàn toàn có thể cho trẻ ăn uống thoải mái trái cây các loại. Mỗi ngày chúng ta nên ăn từ 300g - 500g quả chín. Nhớ chú ý ăn đa dạng các loại quả khác nhau thì sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai (Gia đình & Xã hội)
Nói "không" với chứng khó tiêu Khó tiêu là hội chứng hay gặp ở nước ta cũng như các nước khác, tỷ lệ khoảng 10-20% dân số. Khó tiêu là hiện tượng đau tức, nặng bụng, nóng rát, chủ yếu là vùng bụng. Khó tiêu còn có các dấu hiệu kèm theo như: Chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn hoặc cảm giác ăn nhanh...