8 thói quen công nghệ khiến người khác ghét bạn
Nghe điện thoại lớn tiếng nơi công cộng, cắm mặt vào màn hình đi giữa đường hay nghe nhạc mà không cần tai nghe là những thói quen làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt mọi người.
Công nghệ mang lại nhiều tiện ích, nhưng nếu quá ám ảnh và phụ thuộc vào nó, chúng ta sẽ trở nên mù quáng, vô tình biến mình thành kẻ dị biệt giữa xã hội.
Vì thế, mỗi người cần ý thức về hành vi của bản thân, tránh gây ảnh hưởng tới người khác. Đặc biệt, tránh mắc phải những lỗi ngớ ngẩn sau:
1. Cắm mặt vào màn hình điện thoại khi đi trên đường
Nếu sống tại những thành phố đông đúc, bạn chắc hẳn đã quen cảnh tượng dòng người đông đúc đi lại trên đường. Vì thế, thật khó chịu nếu phải chạm mặt với người nào đó chỉ chăm chăm nhìn màn hình điện thoại mà không màng ngó nghiêng xung quanh.
Bực hơn nữa, họ chỉ bước chầm chậm ngáng đường những người phía sau. Gặp trường hợp này, không ít bạn đối phó bằng cách cứ đi tiếp dù phải đụng chạm nhau để người kia “rút kinh nghiệm”. Bởi vậy, bạn nên sử dụng điện thoại hợp lý khi đi trên đường.
2. Nhấn nút “trả lời tất cả” trong hòm thư điện tử
Nếu làm trong các công ty lớn, chúng ta chẳng lạ những email gửi chung cho cả tòa nhà, bộ phận để thông báo về nội dung gì đó. Nhưng khi trả lời thư, thay vì chỉ “reply” riêng cho người gửi để trình bày nội dung của bản thân, bạn lại nhấn vào “reply all”.
Kết quả là, tất cả mọi người đều nhận được thư trả lời của bạn. Điều này sẽ trở thành nỗi ám ảnh nếu cả trăm người đều như vậy khiến phần thông báo thư nhảy liên tục trên màn hình gây khó chịu, đặc biệt khi cần tập trung cao độ cho công việc. Chưa kể, phần nội dung nếu mang tính cá nhân sẽ không tiện nếu mọi người đều đọc được.
3. Gửi quá nhiều tin nhắn chỉ để thông báo cùng nội dung
Có những người, dù chỉ nói về một chủ đề nhưng thay vì gói gọn trong một câu, lại chia nhỏ ra rồi gửi từng đoạn một. Điều này gây bực tức cho người nhận bởi họ bị làm phiền vì những thông báo liên tiếp xuất hiện. Đừng để người khác nhìn thấy tin nhắn của bạn là muốn ném luôn điện thoại.
Video đang HOT
4. Vô tư chạm vào màn hình máy tính của người khác
Luôn có những đối tượng đứng ở phía sau chỉ trỏ trên màn hình. Đó là hành động dễ bị ghét nhất bởi nó có thể khiến màn hình bị bẩn, thậm chí bị xước. Chủ nhân chiếc máy tính rõ ràng rất ghét điều này. Vì thế, đừng bao giờ tự ý chạm vào màn hình máy tính của bất kỳ ai.
5. Lôi điện thoại ra dùng dù đang trò chuyện với bạn bè
Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Nhiều người giờ đây quá phụ thuộc vào điện thoại. Thậm chí ngay cả khi đang nói chuyện trực tiếp với người khác nhưng lại lôi smartphone ra lướt Facebook trông rất phản cảm. Hành động đó tạo cảm giác thiếu tôn trọng.
6. Gọi điện thoại lớn tiếng trên xe bus
Nói lớn tiếng khi gọi điện thoại trên xe bus là hành động rất thiếu lịch sự vì không tôn trọng những người xung quanh. Hành khách, hoặc ngồi yên hoặc cố gắng chợp mắt một lúc nhưng lại bị sự vô ý đó làm phiền. Chắc hẳn, họ sẽ ném ánh mắt khó chịu vào bạn.
7. Nghe nhạc bằng loa ngoài
Khi đang ở trên tàu hoặc không gian kín nhiều người, thật khiếm nhã nếu bật nhạc điện thoại mà không cắm tai nghe. Dù đó có thể là những bản nhạc bạn thích, nhưng nó lại làm phiền người khác. Hãy giữ phép lịch sự tối thiểu nơi công cộng.
8. Gọi điện thoại công việc trong phòng tắm hoặc nhà vệ sinh
Người bên kia có thể nghe những tiếng động lạ gây phản cảm. Tệ hơn nữa nếu bạn đang tham gia cuộc thảo luận quan trọng nào đó. Hãy chọn vị trí hợp lý với những trường hợp mang tính chất quan trọng như xử lý công việc.
Trần Tiến
Theo Zing
Thời đại 'nô lệ' của điện thoại, công nghệ
Điện thoại di động từ lâu không những trở thành vật bất ly thân đối với nhiều người mà còn là thứ gây nghiện đối với nhiều bạn trẻ khi mỗi lúc ngơi tay họ lại chăm chú vuốt, bấm.
Trong vài năm trở lại đây, điện thoại thông minh (smartphone) ngày càng trở nên rẻ và tiện dụng hơn. Chỉ với khoảng 2-3 triệu đồng người dùng có thể sở hữu model nhiều tính năng. Đó là lý do không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới, bất kỳ nơi công cộng nào bạn cũng có thể thấy người dân đang thi nhau bấm điện thoại.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mobile Marketing MMA Forum năm 2015, 94% dân số Việt Nam có điện thoại di động, trong đó 37% người dùng có điện thoại thông minh. Tỷ lệ này ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM còn cao hơn.
Mỗi ngày, trung bình mỗi người truy cập điện thoại 150 lần, mỗi lần cách nhau 6,5 phút. Người ta có thể sử dụng điện thoại ở bất cứ chỗ nào, thời gian nào như dừng đèn đỏ tại ngã tư.
Cảnh tượng vừa ăn vừa lướt smartphone.
Nhiều người vào ngồi trong quán cafe chủ yếu để truy cập Internet từ điện thoại, thậm chí có bạn ngồi cùng họ cũng không hề nói chuyện.
Những người dân lao động nay cũng liên tục vào Internet đọc báo, sử dụng mạng xã hội qua điện thoại di động.
Tay gắp thức ăn, mắt nhìn công nghệ.
Những người bán hàng khi vắng khách.
Nhiều người khi vừa làm việc gì đó xong chỉ cần có chỗ ngồi nghỉ là rút điện thoại ra bấm.
Thời gian cha mẹ bên con cái cũng bị bào mòn vì smartphone.
Đi bộ sang đường không quan sát, tay mắt dành cho điện thoại.
Nhiều trường hợp dùng điện thoại khi đi xe máy, không đội mũ bảo hiểm.
Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Common Sense Media, Mỹ vào năm 2014, thì mỗi người Việt Nam dành đến 7 giờ mỗi ngày cho việc truy cập điện thoại thông minh hay máy tính bảng.
Việt Hùng - Hoàng Việt
Theo Zing
Nhiều người không thể rời điện thoại dù chỉ một phút Nếu đang đợi bạn, đồng nghiệp hay một ai đó thì lúc rảnh rỗi bạn sẽ làm gì? Nhiều người trả lời rằng sẽ mở smartphone ra xem. Vậy trước khi chạm vào smartphone, bạn chờ được bao lâu? Smartphone đang là thiết bị không thể tách rời của nhiều người. AFP Một cuộc khảo sát do Kaspersky thực hiện thông qua Đại...