8 thói quen âm thầm hủy hoại mối quan hệ vợ chồng cần tránh xa
Những hành vi tiêu cực nếu xảy ra thường xuyên có thể đe dọa đến mối quan hệ tình cảm lâu dài của bạn.
Vì vậy, nếu bạn đang có những thói quen dưới đây thì nên sửa đổi ngay trước khi hôn nhân của bạn bị đe dọa:
1. Cằn nhằn, chỉ trích quá nhiều
Tỉ lệ vàng cho giao tiếp là 80% những gì bạn nói nên là những lời tích cực và 20% còn lại nên là chỉ trích hay chỉ thị. Nhưng ở một số cặp đôi, tỉ lệ đó gần như ngược lại.
Khi một trong hai người liên tục tỏ ra bất mãn và phàn nàn về những điều từ nhỏ tới lớn, họ bắt đầu khiến người kia mất tinh thần và cảm thấy mình không thể làm đúng điều gì. Dần dần, “ nửa kia” dần xa cách họ.
2. Đi ngủ vào những khoảng thời gian khác nhau
Marcia Berger, nhà tâm lý học và là tác giả cuốn 30 phút để có mối quan hệ mà bạn luôn mong muốn giải thích, một trong những yếu tố để duy trì tình cảm trong mối quan hệ là khoảng thời gian hai người gần gũi, chia sẻ, nói chuyện với nhau trước khi đi ngủ, sau một ngày dài mệt mỏi ở bên ngoài.
Nếu tình trạng mỗi người đi ngủ vào một giờ khác nhau kéo dài thì vấn đề lúc này không chỉ nằm ở phạm vi thói quen sinh học mà cả hai đang tự tạo ra rào cản, khoảng cách về mặt tình cảm, nhu cầu sinh lý cho nhau.
3. Dùng điểm yếu để chèn ép đối phương
Khi xảy ra mâu thuẫn, bạn thường dùng những điểm yếu để chỉ trích đối phương. Khi bạn nắm giữ điểm yếu của mối quan hệ, bạn “tống tiền” những xúc cảm hoặc tạo ra hàng tấn những vấn đề không cần thiết.
Những vấn đề nhỏ nhất trong diễn biến của mối quan hệ cũng có thể dẫn đến những hiểu lầm. Cả hai người cần phải biết cách truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực mà không đe dọa đến tương lai của mối quan hệ.
Thật khó khi phải nói cho đối tác của bạn biết bạn không thích điều gì ở họ, đó là điều bình thường. Nhưng hãy hiểu rằng cam kết, ràng buộc hôn nhân với một người và luôn thích con người họ là 2 điều khác nhau.
4. Không chăm sóc bản thân
Không hài lòng với tính cách của bạn đời là lý do quan trọng dẫn đến ly hôn. Hãy ghi nhớ con người bạn đời của bạn đã lựa chọn để yêu. Tìm được nửa kia của cuộc đời mình không đồng nghĩa với việc bạn ngừng chăm sóc bản thân.
Tiếp tục đến phòng tập thể dục, ăn uống lành mạnh, nỗ lực phát triển bản thân và bất cứ điều gì khác bạn từng làm trước khi tìm thấy tình yêu. Chăm sóc tốt hình ảnh của bản thân trước nửa kia cũng là một cách để giữ lửa hôn nhân.
Video đang HOT
5. Không thảo luận một cách công bằng
Trong một mối quan hệ, việc người này có khả năng tranh luận hoặc nói về những vấn đề về tình cảm tốt hơn người kia là một bất lợi cho họ.
Người có khả năng giao tiếp, bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc thiếu trôi chảy hơn sẽ thua hầu hết các cuộc tranh luận, thậm chí kể cả khi họ không sai.
Theo thời gian, họ nhận ra tranh cãi thật vô nghĩa vì không bao giờ thắng nên họ dần không còn muốn không mở lòng với người kia.
Ảnh minh họa
6. Ưu tiên thời gian dành cho “màn hình” hơn là bạn đời
Facebook, Instagram, email đang dần làm nhiều người xao lãng trước khi đi ngủ. Điều này sẽ làm tổn hại mối quan hệ của bạn theo hai cách. Thứ nhất, nó cô lập hai người với nhau. Thứ hai, kích thích từ màn hình và các thiết bị điện tử sẽ giữ cho bạn tỉnh táo, khiến bạn khó ngủ vì cơ thể đã qua giai đoạn cảm thấy buồn ngủ.
Khi không ngủ đủ giấc, chất lượng của giấc ngủ không cao sẽ dẫn đến tâm lý cáu gắt, ít khoan dung với nhau trong đời sống.
7. Biểu lộ của “tình yêu” ghen tuông
Bạn bực mình khi đối tác của bạn nói chuyện, gọi điện, nhắn tin, đi chơi với người khác, sau đó bạn trút giận lên đối tác và cố gắng kiểm soát hành vi của họ. Điều này có thể dẫn đến những hành vi điên rồ như hack tài khoản email của đối phương, xem trộm tin nhắn của họ khi họ đang tắm, hoặc thậm chí là theo dõi giám sát họ.
Điều ngạc nhiên là một số người cho rằng đây là một cách thể hiện tình cảm, thậm chí là nếu đối tác của họ không ghen thì điều đó có nghĩa là họ không đủ yêu. Suy nghĩ này thực sự như là nực cười. Thay vì được yêu thương, sự ghen tuông thực sự chỉ là sự kiểm soát và thao túng, cho thấy sự thiếu tin tưởng vào đối phương và gây nên những bất hòa không cần thiết giữa hai người.
Thay vào đó, hãy hoàn toàn tin tưởng đối tác của bạn. Đó là nền tảng cần thiết cho một mối quan hệ lâu dài.
Ảnh minh họa
8. Tránh xung đột
Việc tránh xung đột với bạn đời không hề giúp bạn trong việc giữ gìn và duy trì mối quan hệ. Khi lảng tránh tất cả xung đột, đồng nghĩa với việc bạn đã che giấu những cảm xúc thật, phớt lờ những nhu cầu của bản thân.
Tuy nhiên, chúng ta không thể sống như vậy cả đời, khi vượt quá mức chịu đựng sẽ dẫn tới việc chia tay. Xung đột giúp giải tỏa và khuyến khích sự giao tiếp trong các mối quan hệ. Bạn đời không thể đọc được suy nghĩ của bạn, vì vậy mỗi người nên lên tiếng trước khi quá muộn. Bằng cách này, các cặp vợ chồng có thể chung tay khắc phục những nhược điểm
Chỉ cần 3 câu nói là nhìn thấy người có trí tuệ cảm xúc cao
Những câu hỏi này thể hiện rằng người có EQ biết cách tập trung vào câu chuyện hay vấn đề của người khác, không lấn át cuộc trò chuyện bằng các ý kiến cá nhân.
Trong hàng nghìn hay hàng triệu người, điều gì làm cho ai đó trở nên nổi bật và được yêu mến hơn? Đó có thể là trí thông minh, sự hiểu biết và tầm nhìn của họ. Nhưng điều làm nên sự khác biệt rõ ràng nhất của các nhà lãnh đạo thành công nhất trên thế giới là trí tuệ cảm xúc (EI) - khả năng xác định và giám sát cảm xúc của chính bản thân và người khác.
Phần lớn, người có chỉ số cảm xúc (EQ) cao được coi là những người lôi cuốn và dễ gần. Họ có tỷ lệ thành công cao trong công việc và xây dựng các mối quan hệ thân thiết, được nhiều người tin tưởng.
Đặc biệt, nhà báo Bill Murphy Jr. cho rằng những người này còn có thể trở nên cuốn hút hơn khi biết cách sử dụng 3 câu hỏi này vào đúng tình huống. Họ biết nắm bắt cơ hội để giúp mọi người suy nghĩ thấu đáo các vấn đề và đưa ra lời khuyên thực sự hữu ích.
"Bạn nghĩ bạn nên làm gì?"
Nhờ xây dựng được các mối quan hệ bền chặt và đạt sự tín nhiệm, người EQ có thể trở thành điểm tựa tâm lý cho người nào đó khi họ gặp rắc rối.
Theo Bill Murphy Jr., người có EQ cao thường đặt câu hỏi này khi họ được người khác hỏi xin lời khuyên về các vấn đề trong cuộc sống. Câu hỏi này giúp người xin lời khuyên tập trung vào vấn đề cá nhân của họ. Đồng thời câu "Bạn nghĩ bạn nên làm gì?" giúp đặt người hỏi vào vào vị trí người "thuyết trình" (trình bày và phân tích vấn đề) thay vì giải quyết "hộ" khúc mắc của người khác.
Chỉ với một câu, người có EQ cao giúp người xin lời khuyên tìm ra công việc họ có thể thử sức. Từ đó, người xin lời khuyên sẽ ghi nhớ cảm giác giao tiếp với người có EQ cao, thậm chí là khắc sâu cuộc đối thoại hơn là kết quả cuối cùng.
Ảnh minh họa: GT Scholars.
"Còn dữ kiện nào khác giúp bạn đưa ra quyết định không?"
Nhiều người thường đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc. Chẳng hạn, "Tại sao bạn học cao học?" - "Chủ yếu là vì tôi muốn cha mẹ tự hào về mình", "Tại sao bạn vẫn sản xuất sản phẩm với tỷ suất lợi nhuận hạn chế?" - "Vì chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển, nếu chúng tôi bỏ cuộc đó sẽ là sự thất bại".
Câu hỏi "Còn dữ kiện nào khác giúp bạn đưa ra quyết định không?" khuyến khích mọi người phân định rõ ràng thông tin ra khỏi cảm xúc, tập trung vào trọng tâm vấn đề và có nhiều khả năng dẫn họ đến quyết định sáng suốt. Sau đó, họ có thể sẽ nhớ những câu hỏi của người có EQ cao hữu ích như thế nào trong việc đạt được kết quả đó.
Ảnh minh họa: Entrepreneur.
"Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu quyết định làm điều X?"
Nhà báo Bill Murphy Jr. cho rằng câu hỏi này thể hiện rõ ràng tình trạng chung của con người: Những sinh vật thông minh, giàu cảm xúc, bị chi phối bởi nhiều yếu tố và có những nhu cầu phức tạp.
"Bạn sẽ cảm thấy thế nào?" là cách hỏi nhẹ nhàng giúp người được hỏi vạch ra con đường để đạt được cảm xúc tích cực. Người có trí tuệ cảm xúc cao cũng hiểu rằng điểm cộng của câu hỏi này là truyền đạt sự quan tâm của người hỏi về cảm xúc của người trả lời.
Ví dụ, "Bạn sẽ thấy sao nếu ngừng sản xuất sản phẩm với tỷ suất lợi nhuận hạn chế?" - "Tôi sẽ hơi lo lắng, nhưng cũng sẽ cảm thấy thoải mái và tràn đầy sinh lực để thử cái gì đó mới". "Bạn sẽ cảm thấy thế nào thế học cao học?" - "Tôi sẽ có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Bởi vì tôi sẽ tự hào, nhưng chưa biết sẽ làm gì tiếp theo đó".
Ảnh minh họa: Business Insider.
Thói quen giúp cải thiện trí tuệ cảm xúc
Bill Murphy Jr. chia sẻ rằng một trong những lĩnh vực độc giả quan tâm là trí tuệ cảm xúc. Cách đơn giản nhất để phát triển EI là học cách tận dụng cảm xúc cá nhân và chọn những từ ngữ cụ thể để đạt mục tiêu cuối cùng. Đó là những từ ngữ bạn sử dụng để giao tiếp với người khác cũng như những điều bạn nói với chính mình.
Tất cả điều này sẽ có ý nghĩa hơn khi chúng ta chia nhỏ thành 6 thói quen đơn giản. Khi biết cách thực hành từng điều này, bạn sẽ thấy bản năng của mình phát triển nhanh chóng, mang lại lợi ích cho trí tuệ cảm xúc.
1. Học cách đặt câu hỏi tại sao (lặp đi lặp lại). Chúng ta có thể trả lời tại sao cho hầu hết mọi thứ một cách hời hợt, nhưng điều đó là không đủ. Thủ thuật mà những người thông minh về mặt cảm xúc học được là hỏi đi hỏi lại câu "Tại sao" và ngày càng trả lời sâu hơn.
2. Học cách điều chỉnh tốc độ của bản thân. Bạn nên học cách đợi một phút (hoặc một giờ hay một ngày) trước khi làm điều gì đó. Khoảng thời gian chờ đợi rèn cho bạn sức mạnh của sự kiềm chế, tìm ra tiềm năng trong sự im lặng. Khi hành động nhường chỗ cho suy nghĩ có chiến lược, những phản ứng cảm xúc mang tính tiêu cực sẽ ít hơn.
3. Học cách buông bỏ khi cần. Việc kết thúc một mối quan hệ độc hại hay ý tưởng kinh doanh xa vời thực tế không hoàn toàn là dấu hiệu của sự thất bại. Thay vào đó, đây có thể là khởi đầu và cánh cửa dẫn đến những cơ hội mới.
4. Học cách diễn tập những gì bạn sẽ nói. Người thông minh về cảm xúc nỗ lực phát triển thói quen ngôn ngữ có chủ ý. Họ hiểu rằng những từ ngữ họ nói ra có khả năng truyền cảm xúc.
5. Học cách tìm kiếm những sự thật phũ phàng. Điều này có nghĩa là bạn đang hỏi đi hỏi lại (giống câu hỏi "Tại sao") cho đến khi tìm thấy sự thật, thậm chí có thể khốc liệt.
6. Học cách kết thúc bằng lòng biết ơn. Người có EQ cao cố gắng tìm kiếm điều họ có thể bày tỏ sự biết ơn vào cuối mỗi cuộc trò chuyện. Lòng biết ơn giúp mọi người có những cảm xúc tích cực hơn, tận hưởng những trải nghiệm tốt đẹp, cải thiện sức khỏe, đối phó với nghịch cảnh và xây dựng các mối quan hệ bền chặt.
Lỡ hẹn với người tình, chồng tính về ôm vợ ngủ nhưng thấy người nằm trên giường, anh run bắn Không muốn làm to chuyện ngay, những ngày sau đó tôi âm thầm điều tra các mối quan hệ bên ngoài của chồng để chứng thực mọi chuyện. Cuối cùng tôi cũng tìm ra người tình của anh. 5 năm kết hôn, tôi luôn tự hào về mái ấm của mình. Vợ chồng bên nhau ngần ấy năm nhưng chưa bao giờ to...