8 tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai chị em phải tránh
Thuốc tránh thai hàng ngày là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em sử dụng vì nó có hiệu quả lên đến 99% nếu sử dụng theo đúng nguyên tắc của thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng hay sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng phụ rất nguy hiểm cho chị em phụ nữ.
Tác dụng của thuốc tránh thai
Có 2 loại thuốc tránh thai uống, cả hai đều chứa các hoóc môn estrogen và progesteron tổng hợp. Loại phối hợp chứa cả hai hoóc môn estrogen và progesterone, trong khi loại “mini” chỉ chứa hoóc môn progestin.
Thuốc cũng được sử dụng không phải để tránh thai nhằm điều trị các tình trạng bệnh như:
- Điều hòa kinh nguyệt
- Kinh nguyệt không đều
- Băng kinh (kinh nguyệt nhiều)
- Thống kinh (đau bụng khi có kinh)
- Lạc nội mạc tử cung
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD)
- Trứng cá, rậm lông và rụng tóc (hói)
- Giảm nguy cơ u nang vú, u nang buồng trứng, bệnh viêm vùng tiểu khung (PID) và chửa ngoài tử cung.
Thuốc tránh thai uống cũng được như một biện pháp để phòng ngừa ung thư buồng trứng và ung thư tử cung. Thuốc tránh thai không ngăn ngừa được bệnh lây qua đường tình dục.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày nói riêng và các loại thuốc tránh thai nói chung là tình trạng ra máu âm đạo. Hiện tượng này thường xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc, đến vỉ thứ 3 hiện tượng này sẽ giảm đi rõ rệt. Nên đi khám bác sĩ nếu bị ra máu từ 5 ngày trở lên trong khi đang dùng thuốc hoặc bị ra máu nhiều trong 3 ngày trở lên.
Trong vài tuần đầu tiên uống thuốc tránh thai, bạn sẽ thấy ngực mình to và đau hơn bình thường. Hiện tượng sưng đau ngực thường hay gặp khi dùng các thuốc tránh thai dạng progesti. Tuy nhiên, cũng tương tự như hiện tượng chảy máu âm đạo, triệu chứng này cũng sẽ tự hết sau vài tuần khi cơ thể đã thích ứng với sự hiện diện của thuốc. Nếu thấy xuất hiện u cục hoặc đau kéo dài không hết thì cần đi khám bác sĩ.
3. Không thấy kinh nguyệt
Có những khi mặc dù thuốc được uống đúng, song kinh nguyệt vẫn không diễn ra. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều này như stress bên ngoài, ốm đau, đi lại hoặc đúng lúc có những bất thường về nội tiết hoặc tuyến giáp. Nếu không thấy kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt rất ít khi đang dùng thuốc, nên thử thai trước khi uống vỉ thuốc tiếp theo và liên hệ với bác sĩ nếu điều này tiếp tục xảy ra.
Video đang HOT
4. Tăng cân
Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng không cho thấy thuốc tránh thai uống khiến cân nặng thay đổi, song một số phụ nữ bị giữ nước nhiều hơn, nhất là ở vùng ngực và hông.
5. Tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo
Một trong những tác dụng phụ khác của thuốc tránh thai hàng ngày là làm bạn tăng nguy cơ bị nhiễm cấm âm đạo. Thuốc tránh thai làm thay đổi sự cân bằng của hormone trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và progesterone. Mức estrogen cao hơn có thể gây nhiễm nấm men.
6. Buồn nôn
Buồn nôn nhẹ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng buồn nôn thường tự hết sau một thời gian ngắn. Một giải pháp là uống thuốc cùng với thức ăn hoặc khi đi ngủ. Hãy gặp bác sĩ nếu bị buồn nôn nặng hoặc kéo dài.
7. Giảm ha muốn tình dục
Các chuyên gia cũng khẳng định việc sử dụng thuốc tránh thai với liều lượng thấp lâu ngày còn làm tăng cảm giác đau khi quan hệ tình dục, dễ dẫn đến bệnh viêm vùng chậu mãn tính.Sở dĩ có hiện tượng này là do nội tiết tố nữ bị biến động khiến trứng không thể rụng, lượng estrogen luôn duy trì ở mức thấp làm giảm ham muốn tình dục, dịch tiết âm đạo giảm khiến cảm giảm đau rát, khó chịu khi có giao hợp tăng lên.
8. Suy giảm thị lực
Việc dùng thuốc tránh thai lâu ngày sẽ làm giảm thị lực của mắt, triệu chứng điển hình nhất là mắt bị khô do thay đổi nội tiết tố. Từ bị khô mắt sẽ có thể kéo theo nhiều di chứng hệ lụy khác liên quan đến mắt.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai
- Những người bị bệnh tim, bệnh gan, huyết áp cao, đái đường, người trên 35 tuổi hút thuốc lá, người đang sử dụng thuốc chữa lao và những người phát hiện có ung thư ở vú hoặc cơ quan sinh dục… thì không nên sử dụng thuốc tránh thai
- Bạn cần chú ý uống viên thuốc tránh thai hàng ngày đều đặn bởi nếu không tuân thủ đúng, quên uống thuốc cũng gây rối loạn kinh nguyệt. Để dễ nhớ, bạn nên uống vào một giờ nhất định.
- Khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày, bạn nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
- Bạn nên ngừng uống thuốc tránh thai 2 – 3 tháng trước khi quyết định thụ thai.
Theo www.phunutoday.vn
Thuốc tránh thai ảnh hưởng thế nào đến não bộ?
Một số thuốc tránh thai làm tăng gấp đôi nguy cơ trầm cảm, trong khi một số khác lại cải thiện trí nhớ.
Sự ra đời của thuốc viên tránh thai trong những năm 1960 là một cột mốc quan trọng trong việc trao quyền cho nữ giới.
Nó cho phép phụ nữ tách biệt giới tính khỏi sinh sản, và tăng sự tham gia vào các công việc xã hội.
Hiện nay, hơn 100 triệu phụ nữ trên toàn thế giới sử dụng thuốc tránh thai uống để tránh thai hoặc để kiểm soát kinh nguyệt.
Nhưng thuốc viên và các biện pháp tránh thai nội tiết khác không phải là không có tác dụng phụ.
Rất ít người nhận thức được mối liên quan giữa thuốc tránh thai và trầm cảm, và nhiều người không biết thuốc tác động đến não như thế nào theo những cách khác
Chúng ta thường tập trung vào những tác động của thuốc đến sức khỏe thể chất, nhưng lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ ngừng dùng hoặc thay đổi thuốc là tác dụng phụ về sức khỏe tâm thần.
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và gây tàn phế nhất, ảnh hưởng đến phụ nữ gấp đôi nam giới. Ước tính số phụ nữ sẽ bị trầm cảm trong cuộc đời mình.
1/3 số phụ nữ Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 49 có sử dụng thuốc viên tránh thai trong đời họ, tỷ lệ này ở phụ nữ Anh là 1/4 và phụ nữ Australia là 1/4.
Nhưng ít ai biết được mối liên hệ giữa thuốc và trầm cảm.
Hoóc-môn và sức khỏe tâm thần
Một tổng kết gần đây đã chỉ ra rằng hoóc-môn sinh dục có tác động đáng kể đến các vùng não liên quan đến hoạt động cảm xúc và nhận thức. Progesterones đã được chứng minh là gây ra trầm cảm, đặc biệt là ở những phụ nữ mẫn cảm.
Progesterone tổng hợp (hơn là progesterone tự nhiên) có tác động đáng kể đến các hóa chất não serotonin và monoamine oxidase, dẫn đến trầm cảm, bứt rứt và lo âu.
Có dung sai lớn trong tác động của sự thay đổi hoóc-môn đối với tâm trạng và hành vi. Một số phụ nữ rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ trong estrogen và progesterone; những người khác thì không.
Nghiên cứu cho biết điều gì?
Nghiên cứu đã đo lường tác động lâm sàng của các loại thuốc tránh thai uống khác nhau đối với tâm trạng và lo âu.
Nhìn chung, phụ nữ uống thuốc tránh thai dễ bị trầm cảm hơn những người không uống.
Phụ nữ uống thuốc viên có hàm lượng lượng estrogen thấp dễ bị trầm cảm hơn những người uống thuốc có liều lượng estrogen cao hơn.
Một số loại progesterone có tính "trầm cảm" nhiều hơn so với các progesterone khác, nhưng thuốc tránh thai chỉ có progesterone có tính trầm cảm cao nhất trong tất cả các thuốc tránh thai.
Một nghiên cứu của Đan Mạch năm 2016 với hơn một triệu phụ nữ ủng hộ những phát hiện lâm sàng này.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, so với những người không sử dụng, phụ nữ ở độ tuổi 15-34 uống thuốc tránh thai phối hợp dễ có chẩn đoán trầm cảm và dễ được kê đơn thuốc chống trầm cảm hơn gấp 1,23 lần.
Thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi sử dụng thuốc viên tránh thai phối hợp có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với phụ nữ lớn tuổi.
Họ dễ có chẩn đoán trầm cảm gấp 1,8 lần so với bạn bè không dùng thuốc, và con số này tăng lên 2,2 lần ở thanh thiếu niên sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progesterone.
Nghiên cứu kết luận rằng trầm cảm là một tác dụng phụ tiềm ẩn đáng kể của việc sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.
Không phải toàn tin xấu
Nghiên cứu cho thấy thuốc viên tránh thai phối hợp có thể cải thiện "trí nhớ từ ngữ".
Điều này được cho là do estrogen chi phối, có tác dụng tích cực tới các vùng não liên quan đến trí nhớ.
Nghiên cứu cũng gợi ý rằng thuốc chứa progesterone có cấu trúc giống testosterone cải thiện kỹ năng không gian thị giác (theo truyền thống vốn là kỹ năng của nam giới) và các loại thuốc viên chứa progesterone khác có thể làm giảm sút kỹ năng không gian thị giác.
Tìm đúng thuốc tránh thai
Có nhiều loại thuốc tránh thai nội tiết và việc sử dụng chúng cần phù hợp với từng người, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.
Phụ nữ và bác sĩ của họ cần phải nhận thức được rằng thuốc tránh thai nội tiết có thể góp phần vào các vấn đề về sức khỏe tâm thần, và phụ nữ nên đến gặp bác sĩ nếu thấy những tác dụng phụ về sức khỏe tâm thần.
Sự phát triển của các thuốc tránh thai nội tiết mới không ảnh hưởng xấu đến não còn rất chậm cháp.
Phụ nữ phải có quyền kiểm soát khả năng sinh sản của mình mà không ảnh hưởng đến cuộc sống.
Các loại thuốc tránh thai và tác dụng
Thuốc có ít estrogen (và nhiều progesterone) gây trầm cảm nhiều hơn so với thuốc có hàm lượng estrogen cao hơn
Thuốc tránh thai phối hợp có thể cải thiện "trí nhớ ngôn ngữ".
Thuốc chứa progesterones có cấu trúc giống testosterone cải thiện kỹ năng không gian thị giác.
Các loại thuốc tránh thai
Có nhiều thuốc tránh thai uống, với loại và liều lượng hoóc-môn estrogen và progesterone khác nhau.
Được kê đơn phổ biến nhất là thuốc phối hợp, có chứa estrogen để ngăn ngừa rụng trứng và progesteron làm giảm khả năng trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung.
Hầu hết các thuốc tránh thai phối hợp có liều lượng và loại estrogen tương tự nhau, nhưng loại và liều lượng progesterone khác nhau rất nhiều.
Ngoài ra còn có nhiều thuốc tránh thai chỉ có progesterone, không chứa estrogen. Chúng được gọi là "viên thuốc mini", hoặc thuốc tránh thai tiêm ("depot provera"), hoặc que cấy dưới da (Implanon hoặc Norplant).
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Hóa ra đây là lý do vì sao thuốc tránh thai cho nam giới mãi chẳng xuất hiện Tại sao phải mãi đến năm 2018, thuốc tránh thai cho nam mới bắt đầu đưa vào thử nghiệm. Chẳng lẽ chế tạo chúng lại khó đến thế? Ngày 23/6/1960, những viên thuốc tránh thai đầu tiên cho phụ nữ bắt đầu được đưa vào thị trường, sau khi đã vượt qua mọi bài test an toàn của giới y học. Chúng đem...