8 sai lầm tài chính phổ biến nhất khiến bạn mãi nghèo, đa phần mọi người đều gặp vấn đề với sai lầm số 1
Sau đây, chúng ta sẽ xem xét một số sai lầm tài chính phổ biến nhất thường khiến mọi người gặp khó khăn lớn về kinh tế.
Ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính, tránh khỏi những sai lầm này có thể là chìa khóa để giải quyết.
1. Chi tiêu quá mức/phù phiếm
Những chi phí tiêu dùng nhỏ có vẻ không phải là vấn đề lớn. Ví dụ như khi bạn chọn một cốc cappuccino hay hai ly mocha, một bữa ăn tối với bạn bè hoặc đi xem phim nhưng mỗi món nhỏ như vậy đều đang âm thầm làm cạn kiệt tiền của bạn. Chỉ 100k mỗi tuần cho việc ăn uống bên ngoài là bạn đã tiêu tốn 3 triệu/tháng. Số tiền này có thể dùng để tiết kiệm, đầu tư. Nếu bạn đang có khó khăn về tài chính, việc tránh sai lầm này thực sự quan trọng.
2. Những dịch vụ cần thanh toán hàng tháng
Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự cần những món hàng phải trả hàng tháng, từ năm này qua năm khác hay không. Những thứ như truyền hình cáp, dịch vụ âm nhạc hoặc tư cách thành viên phòng tập thể dục có thể buộc bạn phải trả tiền không ngừng nhưng tổng kết lại thì khiến bạn không sở hữu được gì. Khi thu nhập eo hẹp bạn chỉ muốn tiết kiệm nhiều hơn, việc tạo ra một lối sống đơn giản hơn có thể giúp cải thiện mức tiết kiệm và giúp bạn thoát khỏi khó khăn tài chính.
3. Sống bằng tiền đi vay
Việc sử dụng thẻ tín dụng để mua những thứ cần thiết đã trở nên bình thường. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng sẵn sàng trả lãi suất hai con số để mua xăng dầu, hàng tạp hóa và một loạt các mặt hàng khác là một sự báo động về cách chi tiêu. Đừng là một trong số họ. Lãi suất thẻ tín dụng làm cho giá của các mặt hàng bị tính phí đắt hơn rất nhiều. Tùy thuộc vào loại thẻ tín dụng cũng khiến bạn có nhiều khả năng chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được.
4. Không đầu tư
Nếu bạn không nhận được tiền thông qua các khoản đầu tư tạo ra thu nhập khác, thì bạn không thể ngừng làm việc mãi mãi. Hãy trích khoản thu nhập hàng tháng của mình vào các tài khoản hưu trí là điều cần thiết để có một tương lai nghỉ hưu thoải mái. Tìm hiểu rõ thời gian các khoản đầu tư của bạn sẽ phải phát triển và mức độ rủi ro mà bạn có thể chịu đựng. Tham khảo ý kiến của một cố vấn tài chính đủ năng lực để phù hợp với mục tiêu của bạn nếu có thể.
Video đang HOT
5. Không có kế hoạch
Tương lai tài chính của bạn phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ngay bây giờ. Mọi người dành vô số giờ để xem TV hoặc lướt qua các trang web giải trí, nhưng hầu như không thể dành ra hai giờ mỗi tuần để tìm hiểu về tài chính. Bạn cần biết bạn đang đi đâu. Ưu tiên dành một chút thời gian để lập kế hoạch tài chính của mình là điều tốt.
6. Theo dõi chặt chẽ các khoản chi lớn
Để tránh xa nguy cơ bội chi, hãy bắt đầu bằng cách theo dõi các khoản chi nhỏ mà cộng lại một cách nhanh chóng, sau đó chuyển sang theo dõi các khoản chi lớn. Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi thêm các khoản nợ mới vào danh sách thanh toán. Cuối cùng, hãy ưu tiên tiết kiệm một số khoản mà bạn kiếm được hàng tháng, cùng với việc dành thời gian phát triển một kế hoạch tài chính hợp lý.
7. Chi quá nhiều cho ngôi nhà của bạn
Khi nói đến việc mua một ngôi nhà, không nhất thiết phải có diện tích quá lớn. Trừ khi bạn có một gia đình lớn, việc chọn một ngôi nhà rộng sẽ chỉ có nghĩa là các khoản thuế, bảo trì và tiện ích đắt đỏ hơn. Bạn có thực sự muốn đặt một khoản tiền lớn, dài hạn như vậy vào ngân sách hàng tháng của mình không?
8. Mua một chiếc xe mới
Hàng triệu chiếc ô tô mới được bán mỗi năm, mặc dù rất ít người mua có thể trả bằng tiền mặt và trả 1 lần. Hơn nữa, bằng cách vay tiền để mua một chiếc ô tô, người tiêu dùng phải trả lãi cho một tài sản mà bản chất là mỗi ngày sử dụng sẽ giảm giá đi. Điều này làm tăng chênh lệch giữa giá trị của chiếc ô tô và giá phải trả cho nó.
Đôi khi một người không có lựa chọn nào khác ngoài việc vay để mua một chiếc ô tô, nhưng liệu bạn có thực sự cần một chiếc SUV cỡ lớn? Những chiếc xe như vậy rất tốn kém khi mua, bảo hiểm và nhiên liệu. Nếu bạn cần mua một chiếc ô tô hoặc vay tiền để làm việc đó, hãy cân nhắc mua một chiếc sử dụng ít xăng và ít tốn kém khi bảo hiểm và bảo dưỡng. Xe hơi đắt tiền và nếu bạn mua nhiều xe hơn mức cần thiết, bạn đang đốt tiền mà lẽ ra có thể tiết kiệm hoặc dùng để trả nợ.
7 điều ngốc nghếch này đang ngăn bạn trở nên giàu có
Rất nhiều người không tiếp tục học hỏi và thúc đẩy bản thân để phát triển sự nghiệp. Đó cũng chính là một sai lầm tài chính lớn, hạn chế mức lương tiềm năng của bạn.
Kéo dài thời gian thanh toán bằng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là một cách hấp dẫn để bạn có thể mua các mặt hàng có giá lớn hơn khả năng thanh toán một lần của bạn. Nhưng nếu bạn muốn chi tiêu hợp lý hơn và trở nên giàu có, hãy cất "lá bài" đó đi. Mang theo nợ thẻ tín dụng là một sai lầm tài chính lớn, nhà hoạch định tài chính RJ Weiss nhận định.
Ông nói: "Nợ lãi suất cao khiến bạn ngày càng cách xa sự giàu có. Tỷ phú Warren Buffett đã có rất nhiều năm giữ sự tăng trưởng của mình ở mức 20%/năm. Đối với những người mang khoản nợ lãi suất cao, đặc biệt là nợ thẻ tín dụng, sự giàu có đang tăng lên ở mức khoảng âm 20%. Nói cách khác, nếu bạn gánh khoản nợ lãi suất cao, giá trị tài sản ròng của bạn sẽ giảm với tốc độ khiến Warren Buffett trở thành một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới ".
Để kỹ năng công việc của bạn bị đình trệ
Sự học là cả đời, nó không phải là việc dừng lại sau cánh cửa đại học của bạn. Nếu muốn trở nên giàu có, bạn cần luôn học hỏi, cập nhật kỹ năng của mình.
Sự thật là những kỹ năng quan trọng mà các công ty sẵn sàng trả lương cao luôn thay đổi. Điều này đặt ra yêu cầu đối với bạn là phải không ngừng cập nhật những kỹ năng mới này. Ví dụ, việc thành thạo về phần mềm và lập trình có thể giúp bạn yêu cầu một mức lương cao hơn.
Rất nhiều người không tiếp tục học hỏi và thúc đẩy bản thân về mặt phát triển sự nghiệp. Đó cũng chính là một sai lầm tài chính lớn về mức lương tiềm năng. Hãy tự hỏi bản thân xem kỹ năng nào có thể sẽ trở nên quan trọng đối với sự nghiệp của bạn trong vài năm tới và bắt đầu tìm hiểu chúng.
Đánh giá thấp bản thân
Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi thể hiện bản thân nhưng nếu bạn không làm vậy ở nơi làm việc, đó chính là một sai lầm lớn về tài chính.
Stephanie Bousley, chuyên gia tư vấn tài chính cho biết: "Rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là phụ nữ, khi tham gia lực lượng lao động không được trang bị đầy đủ kỹ năng đàm phán lương và thường nhận về mức lương chưa xứng đáng với những gì bỏ ra. Hãy quên đi mức lương trung bình ở thành phố của bạn và tập trung vào những gì bạn xứng đáng."
Có một câu nói rằng "Bạn không nhận được những gì xứng đáng mà bạn nhận được những gì bạn đàm phán được". Hãy tự tin hơn, trân trọng giá trị bản thân mình và đề nghị được hưởng những gì đúng với sự cống hiến.
Làm theo lời khuyên tài chính một cách mù quáng
Trong thời đại internet, chúng ta có một lượng thông tin rất lớn về cách để trở nên giàu có. Tuy nhiên đừng mắc sai lầm tài chính khi nghe theo các lời khuyên đó một cách mù quáng.
JeFreda Brown, Giám đốc điều hành của Provision Financial Education cho biết: "Truyền thông, quảng cáo... liên tục cung cấp các thông tin tài chính cho người dùng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thông tin đó đều chính xác hay đúng sự thật. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng các phương pháp tâm lý để khiến mọi người tin vào những gì họ đang nói, khiến mọi người tin rằng họ cần phải chi tiền cho những mặt hàng hoặc dịch vụ mà họ có thể không nhất thiết cần đến".
Nhớ rằng không phải hiệu quả với người khác thì chắc chắn sẽ hiệu quả với bạn. Nếu bạn muốn có một kế hoạch tài chính hợp lý và không chắc chắn về kiến thức của mình, hãy nhờ đến một chuyên gia để hướng dẫn bạn khỏi những sai lầm về tài chính.
Uống rượu, bia quá mức
Uống quá nhiều rượu bia hay đồ uống có cồn khác là không tốt cho sức khoẻ và cả chiếc ví của bạn. Thử nhẩm tính xem bạn đã chi bao nhiêu tiền cho rượu bia. Không những vậy, rất nhiều người sau khi có hơi men trong người dễ đưa ra những lựa chọn thiếu sáng suốt như mua sắm bốc đồng, gọi các món ăn đắt tiền hoặc bừa phứa gây lãng phí...
Đó là một sai lầm tài chính khi bạn chi nhiều tiền cho bia rượu trong khi số tiền đó có thể nằm gọn trong tài khoản tiết kiệm của bạn.
Không đặt ra mục tiêu
Bạn có thể khẳng định mình muốn biết cách để trở nên giàu có nhưng nếu bạn không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho bản thân, bạn đang mắc một sai lầm lớn về tài chính.
Thiếu mục tiêu tiền bạc cụ thể cũng như thiếu sự rõ ràng về cách thức đạt được những mục tiêu đó là một vấn đề lớn. Nếu bạn không có một mục tiêu làm giàu rõ ràng hoặc một kế hoạch với các chiến lược khả thi, gần như bạn không thể xây dựng sự giàu có.
Không so sánh khi mua sắm
Một sai lầm tài chính phổ biến với nhiều người chính là mua sắm mà không so sánh giá. Có lẽ việc so sánh các cửa hàng bán lẻ khác nhau trước khi bạn mua bất cứ thứ gì là điều không khiến nhiều người thấy thú vị nhưng nó thực sự đáng làm bạn muốn chi tiêu ít hơn và tích lũy nhiều hơn.
Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, bạn sẽ biết đâu là nơi mình có thể mua được món hàng đó với giá tốt nhất. Việc so sánh sản phẩm sẽ dễ hơn khi bạn mua hàng trực tuyến hoặc sử dụng một cuốn sổ giá để ghi chép. Khi đã quen với việc này, bạn có thể sắp xếp những chuyến mua sắm hợp lý hơn tại nơi có các mặt hàng bạn cần mua với giá phải chăng nhất.
4 sai lầm tài chính cần tránh ở độ tuổi 30 Để đạt được mục tiêu tài chính của mình, tránh được một số sai lầm phổ biến về tiền bạc là điều rất quan trọng. Dưới đây là 4 sai lầm tài chính phổ biến mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải ở độ tuổi 30 và cách để tránh. Khi nói đến kế hoạch tài chính, tuổi 30 là một...