8 sai lầm dọn dẹp tai hại ngấm ngầm phá hủy nhà cửa mà gia chủ không hay
Bạn đã mắc phải bao nhiêu trong số những sai lầm này?
1. Dọn dẹp không có kế hoạch
Nhiều người có thói quen dọn dẹp tuỳ hứng và không có kế hoạch, đôi khi hiệu quả nhưng bạn thường sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ví dụ, nếu bạn lau bụi cho tủ quần áo của mình, trước hết hãy đảm bảo chiếc quạt trần phía trên đã được lau sạch sẽ từ trước, nếu không việc lau tủ sẽ trở thành công cốc. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên làm sạch từ trên xuống dưới và từ trái sang phải, phủi bụi tất cả các quạt trần và những nơi có tầm với và di chuyển xuống chân tường và xung quanh phòng theo chiều kim đồng hồ. Khi lau bụi những khu vực khó tiếp cận, hãy sử dụng một miếng vải mềm và khô.
2. Bỏ quá nhiều bát đĩa vào máy rửa
Máy rửa bát giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, nhưng chúng ta phải biết cách để chúng có thể hoạt động tốt nhất. Bỏ lượng bát đũa vừa phải và đặt đúng vị trí có thể kéo dài tuổi thọ máy rửa bát của bạn hơn nhiều lần. Đồng thời bạn cũng phải luôn giữ máy sạch sẽ bằng cách dùng nước rửa chén loại bỏ cặn, rỉ sét và dầu mỡ tích tụ đồng thời khử mùi cho máy.
3. Phun chất tẩy rửa và lau sạch ngay lập tức
Hầu hết các chất tẩy rửa gia dụng đều phải mất từ 3 đến 10 phút để khử trùng tuyệt đối. Vì thế phun thuốc và lau ngay tức khắc sẽ không đem lại hiệu quả làm sạch cao. Để khử trùng đúng cách, đầu tiên bạn nên dùng khăn khô lau sạch bề mặt để loại bỏ đất, mảnh vụn và bụi bẩn, sau đó phun chất tẩy rửa lên bề mặt và đợi từ 3 đến 10 phút rồi hãy lau.
Gợi ý shopping:
Xem giá sản phẩm
4. Sử dụng một miếng bọt biển bẩn
Nhiều người có thói quen sử dụng rất lâu miếng bọt biển nhưng chính nó lại là thứ bẩn nhất trong nhà của bạn. Bạn nên thay miếng bọt biển thường xuyên hoặc khử trùng nó bằng thuốc tẩy pha loãng để không vô tình phát tán vi khuẩn khi làm sạch bát đĩa và các bề mặt khác.
Video đang HOT
5. Chà vết bẩn trên thảm
Lấy một chiếc khăn và chà vào vết bẩn trên thảm là một cách làm sạch sai vì khi bạn chà mạnh không chỉ làm hỏng sợi thảm mà còn đẩy vết bẩn vào sâu hơn trên thảm. Hãy thấm nhẹ lên khu vực bẩn để lấy càng nhiều vết bẩn càng tốt, hoặc cách tốt nhất là đợi vết bẩn khô, sau đó bạn có thể làm sạch bằng các chất tẩy rửa.
6. Không làm sạch lỗ thông hơi tủ lạnh
Việc làm sạch các vỉ đựng và lỗ thông hơi trong tủ lạnh thường bị bỏ sót, khiến bụi tích tụ và cuối cùng làm chậm hệ thống. Mỗi tháng một lần, bạn nên lau sạch sẽ hai vị trí này. Xịt chất tẩy rửa vào khăn mềm và nhẹ nhàng lau xuống vỉ nướng và lỗ thông hơi, bạn cũng có thể sử dụng máy hút bụi có phần mở rộng vòi để hút bụi bẩn ở những điểm nhỏ khó tiếp cận. Việc này sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc cho tủ lạnh của bạn.
7. Quên làm sạch tay cầm, khoá cửa
Khi lau chùi chúng ta thường bỏ qua những bộ phận như khoá kéo, công tắc hay tay nắm cửa. Đáng lo ngại, chúng lại là những khu vực chứa nhiều dầu mỡ, bụi bẩn và vi khuẩn nhất. Vì vậy hãy chú ý lau sạch sẽ cả những khu vực này thường xuyên hơn.
8. Sử dụng quá nhiều bột giặt
Sử dụng quá nhiều bột giặt không chỉ gây lãng phí mà còn có thể để lại cặn trên quần áo của bạn hơn là làm sạch chúng. Nhưng sử dụng quá ít sẽ khiến đồ giặt của bạn không được sạch sẽ và bạn phải giặt lại gây lãng phí nước. Giải pháp cho vấn đề này là bạn hãy lấy lượng bột giặt vừa đủ theo hướng dẫn của nhãn hàng. Họ đã nghiên cứu để tìm ra được lượng giặt phù hợp nhất cho người dùng.
Gợi ý shopping:
Xem giá sản phẩm
8 món đồ mà bạn càng làm sạch nhiều thì càng nhanh hỏng
Có những món đồ bạn không nên vệ sinh quá kỹ vì sẽ ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của sản phẩm.
Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng càng lau chùi dọn dẹp nhà cửa và đồ vật nhiều thì càng tốt. Thực tế lại không hẳn như vậy, có những món đồ bạn không nên vệ sinh quá kỹ vì sẽ ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của sản phẩm.
Sau đây là danh sách những món đồ như vậy:
1. Đồ nội thất bằng gỗ
Nếu bạn có thói quen dùng một miếng vải mềm lau đồ nội thất bằng gỗ thì điều đó không có gì đáng lo lắng. Trong trường hợp bạn luôn xịt chất tẩy rửa khi vệ sinh đồ gỗ, bạn cần cẩn thận hơn và hạn chế tần suất lau chùi. Bởi vì chất tẩy rửa có thể ăn mòn, làm hỏng bề mặt chất liệu gỗ.
2. Đồ chơi trong bồn tắm
Nếu đồ chơi của con bạn chỉ được sử dụng trong bồn tắm thì không cần thiết phải làm sạch chúng hàng ngày. Lý do vì chúng không bị bám bụi và dính bẩn. Bạn chỉ cần ngâm đồ chơi trong nước giấm trắng pha loãng khoảng 1 tháng một lần là đã đủ để giữ chúng sạch sẽ.
Tuy nhiên nếu đồ chơi không phải loại dành riêng cho bồn tắm thì bạn cần làm sạch thường xuyên giúp đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
3. Thảm trải sàn
Hút bụi ở thảm trải sàn là việc bạn cần làm hàng ngày nhưng không nên ngâm giặt thảm thường xuyên. Bởi vì cách làm đó sẽ gây hao mòn, giảm độ bền của thảm.
4. Gương nhà tắm
Trong thực tế gương nhà tắm không cần phải làm sạch quá nhiều như bạn vẫn nghĩ. Khi xịt nước rửa kính vào gương với tần suất quá nhiều, nó có thể phá hủy lớp nền trên gương, gây hại nhiều hơn là lợi ích mang lại.
Nếu là vài vết bụi bẩn thông thường, bạn chỉ cần làm sạch gương bằng khăn và nước lã.
5. Quần áo vừa mặc một lần
Đối với những bộ trang phục bạn mới mặc 1 lần thì trong nhiều trường hợp không cần thiết phải giặt. Giặt quá nhiều có thể khiến quần áo bị sờn vải, bai giãn.
Các chuyên gia khuyên rằng hầu hết quần áo của bạn có thể mặc được khoảng 3 lần trước khi cần phải giặt, tất nhiên là ngoại trừ đồ lót.
Trong trường hợp bị đổ mồ hôi hoặc nghĩ rằng trang phục của mình cần giặt ngay thì bạn hoàn toàn có thể giặt nó sớm hơn.
6. Khu vực đựng đồ khô không cần dọn dẹp hàng tuần
Hầu hết các mặt hàng lưu trữ trong khu vực đựng đồ khô đều là sản phẩm bảo quản được trong thời gian khá dài. Bạn không cần thiết phải dọn dẹp và kiểm tra chúng hàng tuần.
Các chuyên gia lưu trữ khuyên rằng bạn nên sắp xếp và thu dọn khu vực đựng đồ khô của mình theo mùa. Như vậy là đã đủ để đảm bảo mọi thứ luôn sạch sẽ và bạn không ăn phải thực phẩm hết hạn sử dụng.
7. Áo ngực
Giặt áo ngực quá thường xuyên có thể là lý do làm chúng bị giãn, nhão, không còn giữ được hình dáng ban đầu, khiến cho công dụng nâng đỡ và bảo vệ ngực bị ảnh hưởng.
Lời khuyên là bạn nên giặt áo lót sau 2 lần mặc trừ phi bị đổ mồ hôi.
8. Tráng qua bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát
Nhiều người thường tráng trước hoặc rửa qua đĩa, bát rồi mới cho vào máy rửa bát. Đó là một hành động không cần thiết, gây mất thời gian.
Máy rửa bát với chế độ cảm biến có thể xác định được mức độ bẩn của bát và đưa ra chu trình rửa tương ứng. Do đó hành động rửa trước bát đĩa là thừa thãi không cần thiết. Trong một số trường hợp nó còn có thể khiến máy rửa bát chọn sai chu trình làm sạch.
Còn mắc 7 sai lầm sau đây, bảo sao dụng cụ nhà bếp nhanh hỏng, tốn tiền thay mới Nếu bạn đang mắc phải một trong những sai lầm dưới đây thì hãy nhanh chóng sửa đổi nhé. Một số dụng cụ nhà bếp như máy rửa bát, lò nướng, nồi chiên không dầu có giá thành không hề rẻ. Hẳn ai cũng muốn sử dụng chúng trong thời gian lâu nhất có thể, bởi một khi phải sửa chữa hay thay...