8 quy tắc phân bổ chi tiêu của người giàu, nhờ đó mà họ tích lũy nên khối tài sản lớn
Nếu muốn chấm dứt tình trạng chật vật tài chính, bạn cần tạo thói quen tiết kiệm và phân bổ thật hợp lý cho những gì mình chi tiêu.
“Sống trong khả năng của bạn” là quy tắc tối quan trọng nếu muốn tiết kiệm được tiền. Dù kiếm ra nhiều tiền nhưng chi tiêu luôn vượt quá thu nhập thì thậm chí bạn còn rơi vào cảnh nợ nần.
Chỉ khi bạn có tiền dư mỗi tháng, thông qua tích lũy và cả đầu tư thì mới xây dựng được khối tài sản lớn. Những người giàu có và biết tính toán luôn tránh tuyệt đối tình trạng bội chi bằng cách tiết kiệm trước sau đó mới chi tiêu. Họ luôn tiết kiệm ít nhất 20% thu nhập ròng của mình và sống bằng phần tiền 80% còn lại. Trong khi đó những người đang gặp khó khăn về tài chính thì hầu hết đều sống trên mức khả năng của họ.
Nếu muốn chấm dứt tình trạng chật vật tài chính, bạn cần tạo thói quen tiết kiệm và phân bổ thật hợp lý cho những gì mình chi tiêu. Dưới đây là những quy tắc phân bổ chi tiêu mà người giàu đã sử dụng để xây dựng được tài chính cá nhân vững chắc.
1. Chi tiêu không quá 25% thu nhập cho nhà ở, bất kể bạn sở hữu nhà riêng hay đi thuê
Tất cả các nhà hoạch định tài chính cá nhân đều khuyên rằng chúng ta không bao giờ được dành quá 30% thu nhập cho khía cạnh nhà ở. Và người giàu thì thường chỉ dành khoảng 25% thu nhập cho nhà ở mà thôi. Có như vậy bạn mới còn tiền để chi tiêu và thực hiện các mục tiêu tài chính khác.
2. Chi tiêu không quá 15% cho thực phẩm
Tình trạng lãng phí thực phẩm vẫn còn diễn ra ở nhiều gia đình. Và nhiều khi bạn đang tiêu thụ khẩu phần ăn quá lớn so với nhu cầu.
Vậy thì bạn hãy xem xét cắt giảm lượng thực phẩm tiêu thụ, thực hiện các biện pháp tránh lãng phí để giới hạn số tiền chi tiêu cho thực phẩm ở mức 15% như những người giàu có đã từng làm. Khi thực hiện được như vậy, bạn đang có hướng đi đúng đắn trên con đường xây dựng tài sản cho mình.
3. Không chi quá 10% thu nhập cho các hoạt động giải trí
Video đang HOT
Những dịch vụ giải trí ở đây bao gồm quán bar, phim ảnh, sân golf hoặc bất kỳ thứ gì tương tự khác. Người giàu chỉ giới hạn số tiền chi cho các hoạt động như vậy ở mức dưới 10% thu nhập.
Nhiều người sẽ có suy nghĩ tự thưởng cho bản thân sau những ngày làm việc mệt mỏi. Nhưng nếu bạn tự thưởng quá đà thì rất dễ rơi vào tình trạng cháy túi mỗi cuối tháng.
4. Các kỳ nghỉ không chiếm quá 5% thu nhập ròng hàng năm
Các chuyến du lịch xa, những kỳ nghỉ hàng năm hoặc 2 lần/năm là điều cần thiết để bạn thư giãn, nạp lại năng lượng, có được những trải nghiệm ý nghĩa. Tuy nhiên dù lợi ích mà nó mang lại lớn đến đâu thì chi phí cho nó cũng không nên quá 5% thu nhập mỗi năm. Đó là quy tắc mà những người giàu có đã áp dụng.
5. Chỉ dành không quá 5% thu nhập cho khoản vay mua ô tô
Theo một số nghiên cứu không chính thức, 94% người giàu mua ô tô chứ không bao giờ đi thuê. Và họ chỉ dành không quá 5% thu nhập mỗi tháng để trả khoản vay mua ô tô đó. Sau đó họ sẽ giữ gìn chiếc xe thật cẩn thận khi sử dụng để tránh phải tốn tiền sửa chữa, tiết kiệm về lâu về dài.
6. Không chi đồng nào cho lãi nợ thẻ tín dụng
Người giàu luôn tránh xa khoản nợ thẻ tín dụng. Bởi vì họ cực kỳ ghét phải trả lãi suất nợ thẻ, nên họ sẽ không bao giờ chi đồng nào cho nội dung này. Đây là một khoản chi rất lãng phí, sẽ cản trở bạn trên con đường xây dựng tài sản ròng.
7. Coi tiết kiệm và đầu tư là hai việc hoàn toàn khác nhau
Đầu tư luôn chứa đựng rủi ro, có thể khiến bạn rơi vào thua lỗ. Những người có trách nhiệm về tiền bạc sẽ không bao giờ để mất sạch số tiền tiết kiệm của mình. Trước khi mang tiền đi đầu tư, họ luôn cố gắng tích trữ ít nhất là 6 tháng chi phí sinh hoạt vào quỹ khẩn cấp, để dùng trong trường hợp mất việc hoặc sức khỏe gặp vấn đề.
8. Đóng góp nhiều nhất có thể vào kế hoạch nghỉ hưu
Để vươn tới mục tiêu có một khoảng thời gian nghỉ hưu không cần lo lắng về tiền bạc, những người giàu cố gắng gửi ít nhất là 10% thu nhập vào quỹ hưu trí của họ. Tuy nhiên họ sẽ luôn cố gắng đóng góp với số tiền lớn nhất có thể, chẳng hạn như dồn phần lớn tiền thưởng nhận được vào tiết kiệm.
5 dấu hiệu "tố cáo" bạn đang tiêu tiền vượt quá khả năng chi trả, sắp khánh kiệt tới nơi
Chi nhiều hơn mức bạn kiếm được có thể khiến bạn nhanh chóng rơi vào khủng hoảng tài chính không lối thoát.
Có rất nhiều người, khi nhìn vẻ bề ngoài thì luôn bóng bẩy, điện thoại, xe cộ hay quần áo luôn là đồ xịn nhất, mới nhất. Thế nhưng khi hỏi đến mới biết họ luôn trong tình trạng đau đầu vì nợ nần chồng chất, luôn thấy thiếu hụt tiền bạc, khổ sở vô cùng. Lý do rất đơn giản, họ đã trót tiêu tiền nhiều hơn khả năng chi trả, vướng vào vòng xoáy nợ nần không lối thoát và sắp khánh kiệt tới nơi.
Tùy theo cuộc sống mà bạn mơ ước trong tương lai, bạn hoàn toàn có thể chọn phân bổ thu nhập hằng tháng cho các khoản chi, đầu tư, tiết kiệm như thế nào. Thế nhưng, không muốn một ngày nào "nghèo rớt mồng tơi", bạn phải học cách nhận biết và kiểm soát chi tiêu. Bắt đầu làm được điều đó, phải nắm rõ dấu hiệu bạn đang chi tiêu nhiều hơn mức có thể và điều chỉnh thói quen của mình ngay lập tức.
1. Nợ thẻ tín dụng
Không thể trả nổi hoặc chỉ có thể trả dư nợ tối thiểu của thẻ tín dụng chính là dấu hiệu rõ rệt nhất của việc bạn đã chi tiêu quá nhiều tiền.
Thật ra việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các khoản chi hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bạn không thể hoàn trả được, số dư nợ bạn đã tiêu sẽ bắt đầu tính lãi và tăng dần theo cấp số nhân. Lâu dần số nợ này sẽ trở nên khổng lồ khiến bạn có muốn trả cũng không trả nổi. Mà đã không trả được, nợ sẽ lại càng tăng, tạo thành một vòng luẩn quẩn làm bạn đi làm chỉ còn để trả nợ, chứ không phải dùng lương để tiết kiệm, đầu tư hay tận hưởng nữa.
2. Tiền thuê nhà hoặc tiền trả nợ mỗi tháng vượt quá 30% thu nhập
Con số tiêu chuẩn mà các chuyên gia tài chính đưa ra cho chi phí thuê nhà là 30% thu nhập mỗi tháng. Ví dụ lương của bạn 10 triệu, bạn chỉ nên thuê nhà trong khoảng tầm 3 triệu đổ lại, có như thế mới có thể cân bằng các khoản chi thiết yếu còn lại. Còn nếu bạn trót thuê nhà nhiều hơn mức đó, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng bội chi, không đủ tiền để làm những thứ khác nữa.
Tương tự như thế, trước khi vay mượn hay mua sắm trả góp bất cứ thứ gì, hãy cân nhắc xem khoản thanh toán mỗi tháng có vượt mức 30% không. Tính toán không kỹ, lại chi trả quá nhiều cho những khoản này sẽ khiến tài chính của bạn nhanh chóng "sụp đổ", cày cuốc mãi không dư dả hay giàu nổi.
3. Phải vay mượn mới sống còn được đến cuối tháng
Mới lãnh lương đã hết, muốn sống còn đến cuối tháng phải đi vay mượn chính là tình trạng tài chính tồi tệ nhất với mỗi người. Đừng để sau cùng chuyện đi làm chỉ để có tiền trả nợ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng sống cũng như hiệu suất công việc của bạn. Hãy bắt đầu cắt giảm những khoản chi không cần thiết, ưu tiên trả những món nợ có lãi suất cao đến thấp để giải quyết nhanh gọn vấn đề tài chính này.
4. Không biết chính xác số tiền của mình đi đâu
Mặc dù bạn không nhất thiết phải biết từng đồng một đã dùng làm gì, nhưng ít nhất bạn cũng phải biết mỗi tháng bạn đã xài hết bao nhiêu tiền và con số ấy cao hơn hay thấp hơn thu nhập của bạn. Nếu bạn không biết tiền của mình đi đâu hết rồi, bạn sẽ dễ bị "vung tay quá trán", hoang phí tiền bạc cho những thứ không đáng có.
Nếu không thể biết được mỗi tháng sẽ chi bao nhiêu, có vượt quá thu nhập không, hãy thử theo dõi, ghi chép các khoản chi của bạn trong 1 - 2 ngày. Từ đó đánh giá, dự trù xem mình sẽ tốn bao nhiêu mỗi tháng và điều chỉnh lại các thói quen nếu không phù hợp.
5. Không có bất cứ khoản tiết kiệm nào
Bạn cày cuốc sấp mặt nhưng vừa lãnh lương đã hết, bạn là "chơi" hệ đầu tư, kinh doanh nhưng không có tiền backup có lúc rủi ro - đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang chi tiêu quá nhiều. Bất cứ tuổi nào cũng cần có tiền tiết kiệm, hãy bắt đầu để dành tiền từ giờ. Nếu các "hậu quả" của lối sống trước đây và những khoản nợ phải trả còn quá lớn, chưa cho phép bạn dư dả tiết kiệm, phương pháp phong bì là cách hiệu quả và dễ dàng nhất có thể áp dụng. Hãy bỏ một số tiền vào phong bì và để sang một bên và chỉ mở phong bì khi bạn cần đột xuất.
Ảnh: Tổng hợp
Gái đẹp biết 4 ngoại ngữ, từng đi 12 nước nói chuyện TIỀN: Chỉ mua hàng sale, tháng nào cũng tiết kiệm 50% thu nhập và đây là CÁCH Những lời khuyên chi tiêu của cô nàng 27 tuổi, biết 4 ngoại ngữ, từng đi 12 nước này hẳn sẽ hữu ích cho nhiều người đấy. - Tốt nghiệp FTU loại xuất sắc - Từng đạt học bổng Ngân hàng KEB, học bổng Ngân hàng ANZ, học bổng trao đổi văn hóa với ĐH Nagoya - Nhật Bản, học bổng của Hiệp...