8 quán xá đã là người sành miệng nhất định phải thuộc làu làu ở Quận 3
Nhắc đến Quận 3, tín đồ ẩm thực sẽ không khỏi thèm thuồng khi nghĩ đến tô cháo tiều chất lượng trong ngõ Cao Thắng, bịch bánh tráng trộn chú Vên hay đơn giản hơn là ly dừa tắc vừa ngon, vừa rẻ.
1. Cháo Tiều
Cháo Tiều trong hẻm 51 Cao Thắng là một trong những món ănđặc sắc của người Việt gốc Hoa ở quận 3 nói riêng và Sài Gòn nói chung. Khởi nghiệp từ năm 1944 với một xe cháo nhỏ bán ở đầu hẻm 136 Nguyễn Thiện Thuật (quận 3) cho đến nay, tuổi đời của quán cháo Tiều nay đã bước sang con số 71 và đã có quán hàng cố định.
Xe cháo nhỏ tiều nay đã thành quán hàng tử tế do cô Út (áo xanh) quản lý.
Cũng là cháo Tiều, nhưng cách nấu của quán này có điểm khác so với món cháo Tiều thường thấy của người Triều Châu ở khu vực quận 5, quận 6. Cháo ở đây phần nhân cực đa dạng với đủ loại phèo, tim, gan, cật, mực… nhưng không ăn kèm với giò heo, cải chua thông thường. Tùy theo món khách gọi mà người nấu sẽ gắp các thành phần như vào một tô nhỏ, sau đó mang đến quầy chế biến rồi nấu sôi cùng một ít cháo trắng, khuấy đều cho đến khi chín hẳn rồi mới cho thêm cháo vào và đổ ra tô.
Các nguyên liệu khách chọn được gắp ra một chiếc tô…
Sau đó được nấu riêng từng bát một.
Theo nhiều người, chính cách nấu cháo lấy nước ngọt từ xương hầm nguyên chất và nấu riêng từng bát cháo với nguyên liệu tươi sống khiến bát cháo ở đây có vị ngon đặc trưng. Ăn bát cháo nóng hổi bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà tiết ra từ thịt, mực kết hợp với độ thơm, sánh của cháo. Đặc biệt vào ngày mưa, món cháo này càng ngon và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Một tô cháo đầy đủ khoảng 50 ngàn đến 70 ngàn/tô. Nếu kêu thêm tim hầm là 40 ngàn/ chén. Tuy vậy cháo ở đây được đánh giá là xứng đáng với chất lượng và lượng đồ ăn hào phóng, đầy đặn trong bát cháo.
Ăn món cháo này không thể thiếu giò cháo quẩy.
Đối với những “tín đồ ẩm thực” ở Sài Gòn, không ai là không biết đến quán hủ tíu bò viên có tuổi đời 50 năm ở một con hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật (Quận 3) bởi hương vị độc đáo, bò viên cực ngon trong mỗi tô hủ tíu ở đây.
Là một trong những quán hủ tíu bò viên đầu tiên ở Sài Gòn, với tuổi đời 50 năm, đã được truyền qua 2 thế hệ, bò viên ở đây vẫn giữ được độ giòn, ngọt đặc trưng khiến thực khác mê mẩn. Nhiều thực khách sành ăn ở Sài Gòn đều đặt tên cho quán là tuyệt đỉnh bò viên, vì không nơi nào bán bò viên ngon hơn quán hủ tíu này, có người đến ăn nói vui rằng “bò nhiều hơn bột” chinh phục bất kỳ vị khách khó tính nào.
Một tô hủ tíu ở đây có giá 45 ngàn đồng và chỉ có ba viên bò có giá 45.000 đồng nhưng thực khách vẫn muốn… ăn hoài. Lý do hủ tiếu bò viên ở đây đắt đươc lý giải là do bò viên chất lượng. Bò viên được làm từ thịt bò mới xẻ thịt còn nóng hổi và phải giã bằng tay đều đặn để viên bò dai giòn, gia vị thấm đều,… vo thành viên to, ăn rất chất lượng.
Một phần hủ tiếu bò viên của quán.
Cô Thái A Muối cho biết, ngoài nước dùng, bò viên, nước chấm nấu theo đúng bí quyết cha để lại, cô còn nghĩ ra cách nấu gân, lòng bò,… kèm theo bún, mì để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của từng thực khách. Một điểm đáng chú ý nữa là rất đông khách đến ăn đều là người Việt gốc Hoa, bởi theo họ vị thanh của nước dùng rất ở đây rất đặc biệt, rất Quảng Châu.
Bò viên, gân bò – hai món “đinh” của quán.
3. Bánh mì Hòa Mã
Video đang HOT
Tiệm Hòa Mã trên đường Cao Thắng là được biết đến là một trong những tiệm đầu tiên bán món bánh mì kẹp thịt ở Sài Gòn. Chuyện rằng, vào những năm 60, đa số bánh mì được bán cho người Pháp ăn cùng thịt nguội pa tê, nhưng chủ quán Hòa Mã muốn người Việt có một món bánh mì ăn nhanh gọn hơn, thế nên đã xẻ đôi ổ bánh mì, cho vào toàn bộ thịt thà cùng ít đồ chua, hành ngò, và thế là bánh mì kẹp thịt ra đời.
Với người sành ăn, lý do tiệm bánh mì này đắt khách rất dễ lý giải. Đa số các món dùng kèm tại đây đều là độc quyền, lát chả xắt to dày, pate ăn mịn, mượt, thơm béo khó tả, cho vào miệng tan ngay không ngán ứ, đồ chua có vị ngọt và dòn tự nhiên của rau củ và dấm thơm chứ không hăng gắt. Cũng bởi những lý do này mà một ổ bánh mì ở Hòa Mã dao động trong tầm 40.000đồng. Nhiều người nhận xét đây là mức giá khá chát, nhưng xứng đáng đến miếng chả cuối cùng.
Ngoài bánh mì thịt, món bánh mì chảo của tiệm cũng rất đắt khách. Một chảo thức ăn dọn ra ngoài chả, pate còn có trứng gà ốp la tròn đầy căng bóng vừa chín tới. Nước lòng đỏ sền sệt còn lúc lắc bên trong nhưng lòng trắng đã đạt độ dai giòn, rìa trứng giòn giòn cháy cạnh rất hấp dẫn.
Bánh tráng trộn Sài Gòn thì nhiều lắm, kiếm đâu chẳng có một hàng, thế nhưng ngon có tiếng, khiến người ta không ngại đi xa, không ngại xếp hàng chờ đợi phải kể đến bánh tráng trộn Chú Viên ở Nguyễn Thượng Hiền. Là quán bánh tráng trộn ngon nhất nhì Sài thành, gánh hàng đã áp dụng việc phát số thứ tự vì quá đông khách.
Một phần bánh tráng ở đây có giá có giá từ 20 ngàn, tính ra là cao so với mặt bằng bánh tráng chung ở Sài Gòn, nhưng khách quen không vị thế mà căn nhằn. Một phần bánh tráng ở đây gồm đầy đủ ruốc rang (tôm nhỏ), ớt sate, xoài chua, khô bò đen, khô mực, trứng cút (cả loại luộc và chiên), đậu phộng, muối tôm, rau răm… Ngoài phần nhân khá hào phóng, chất lượng thì nước sốt, phần quan trọng làm nên thương hiệu riêng của các bánh tráng trộn chú Viên.
5. Lẩu cá kèo Bà Huyện Thanh Quan
Nhắc đến đặc sản cá kèo, người dân Sài Gòn hẳn đã quá quen thuộc với phố lẩu Bà Huyện Thanh Quan ở quận 3, trong đó một vài quán nổi tiếng như có thể kể đến như lẩu Mưa Rừng, lẩu số 10, lẩu Bà Huyện, lẩu Sóc Trăng, lẩu 87 Bà Huyện Thanh Quan…
Những con cá kèo tươi rói, nước lẩu chua chua ngọt ngọt nấu từ lá giang kết hợp với với vị đắng của mật, gan cá tạo nên một bữa tiệc đậm đà. Ngoài các loại rau ăn kèm quen thuộc như rau cải, rau muống, rau nhút còn phải có cả rau đắng, một loại rau thanh mát đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.
Món lẩu với cá kèo tươi rói và rau ăn kèm tươi xanh.
Món lẩu “con cưng” vùng sông nước hút hồn người Sài Gòn bởi phần nước lẩu đậm đà tuy hơi ngọt do ảnh hưởng khẩu vị của người miền Tây. Ngoài lẩu cá kèo, ở đây còn có cá kèo nướng, cá kèo chiên cũng rất hấp dẫn. Nhìn chung rủ nhau đi ăn lẩu ở đây, mỗi người chỉ tốn khoảng hơn 100 ngàn đồng là bạn đã có một bữa liên hoan vừa no, vừa ngon.
Những con cá kèo được chiên giòm rụm.
Cá kèo nướng muối ớt chấm mắm me tuyệt ngon.
6. Bánh canh cua Võ Văn Tần
Người mê bánh canh cua, không ai không bến đến tiệm bánh canh cua trên đường Võ Văn Tần. Đặc điểm của tô bánh canh ở đây là rất to, rất đầy đặn, tô đầy đủ không chỉ có nước dùng cua đậm đặc, chất lượng, miếng chả cua to đùng mà còn có thịt, tôm, ghẹ, huyết, nấm rơm… Thế nên ăn hết một tô bánh canh ở đây là no căng bụng. Vì chất lượng như thế nên bánh canh ở đây không rẻ, giá trung bình khoảng 50 ngàn đồng/ tô.
Tô bánh canh của chất lượng – Ảnh: Hiền Huỳnh
Quán bán từ 3h chiều đến 10h tối là vừa vặn hết hàng, nhưng theo nhiều người sành ăn thì nếu đi ăn vào khoảng 3h30-5h chiều thì bạn sẽ được thưởng thức mẻ nước dùng ngon và đậm đà nhất. Ăn kèm với bánh canh là quẩy mềm vàng ruộm. Dù quẩy ở đây cũng không có gì đặc biệt nhưng ăn kèm với bánh canh lại rất thú vị, bởi thứ nước sền sệt, đỏ đậm rất quyện bột quẩy.
Điểm trừ của quán này là phục vụ hơi lâu và chỗ để xe nhỏ nên nếu đến vào lúc giờ cao điểm buổi tối từ 6h30-7h, khách ăn sẽ phải chờ lâu.
7. Phở Hoà
Phở Hoà là tiệm phở đặc trưng phong cách phở miền Nam. Tính đến nay quán đã khoảng 40 năm tuổi, trải qua bao nhiêu thăng trầm đến nay quán phở này không chỉ là địa chỉ ruột của người Sài Gòn mà còn thu hút rất nhiều thực khách. Phở ở đây đa dạng, phong phú, ngoài truyền thống tại, nạm gân, gầu thì còn có các loại phở giò, phở bò sách, phở gà, phở không thịt, phở bò viên. Tuy nhiên, thực khách thường hay gọi một tô thập cẩm với đầy đủ thịt tái, thịt chín, gân, bò viên… với giá 75.000 ngàn/tô.
Phở Hòa Pasteur mang một nét riêng độc đáo với tô nước dùng ngọt, có vị béo, cái ngọt nhẹ nhàng của những ống xương được ninh kỹ kèm với gia vị. Và không thể thiếu giá trụng, đúng phong cách phở miền Nam. Ngoài ra, nhiều khách còn có sở thích ăn phở không thịt, chỉ có nước, hành, rau thơm và giá trụng bởi dù là phụ gia ăn kèm nhưng đồ ở đây cũng rất tươi ngon, bắt miệng.
Phở Hòa mở cửa cả ngày, bảo phục vụ mọi nhu cầu của thực khách. Đặc biệt nếu mới đến quán này, bạn sẽ bất ngờ khi thấy trên bàn bày rất nhiều món ăn chơi như các loại quẩy, bánh su kem,chuối, giò, bánh cam, sữa chua với giá từ 2 đến 15 ngàn, tuỳ món.
Được bình chọn là một trong những xe nước giải khát nổi tiếng nhất Sài Gòn, dừa tắc Pasteur càng tấp nập khách hơn bao giờ hết mỗi đợt mùa nắng nóng về. Xe dừa tắc bán từ 1995 nay đã trở thành điểm đến quen thuộc của mọi lứa tuổi từ người già, công nhân viên chức đến sinh viên, học sinh.
Xe bán dừa tắc rất đơn giản nhưng đâu ra đấy.
Quán bán nhiều loại nước nhưng dừa tắc là thứ “hot” nhất. Thành phần nước dừa ở đây khá đơn giản: nước dừa pha thêm đường rồi trút vào xô 20 lít, cơm dừa cắt thành những lát mỏng vừa ăn trữ sẵn. Khi khách dùng thì múc ra ly rồi tùy yêu cầu mà thêm vào một muỗng mứt tắc hoặc thơm.
Với giá thành 6.000 đồng/ly nhỏ, 8.000 đồng/ l ly to, nước dừa ở đây không hẳn là nguyên chất, tuy nhiên với kinh nghiệm pha chế, ly dừa tắc vẫn khiến thực khách hài lòng. Nước dừa ngọt kết hợp với vị chua chua của mứt tắc tạo nên thức nước giải khát thơm ngon, mát lạnh, rất đã khát. Ngồi nhâm nhi miếng cơm dừa mềm, giòn cũng là một thú vui trong ngày nắng nóng.
6 món bánh canh có khả năng "gây nghiện" cực cao ở Sài Gòn
Bánh canh Sài Gòn không chỉ đa dạng mà còn có khả năng gây nghiện cao bởi hương vị thơm, ngon đặc trưng. Bánh canh cua là chế biến quen thuộc nhất, cũng là món ăn đường phố được yêu thích nhất Sài Gòn.
1. Bánh canh cua
Bánh canh cua có nước dùng trong, gồm thịt cua, thịt heo nạc, một số nơi có giò heo, huyết... Bánh canh cua đặc trưng là nước dùng màu hạt điều cam vàng bắt mắt. Sợi bánh canh dai dai quyện với thịt cua ngọt chắc, một số nơi có cả nấm rơm giòn giòn ăn vô cùng thích thú. Bánh canh cua ngon có thể ăn ở quán Gia Truyền đường Vĩnh Viễn quận 10, hoặc quán Út Lệ đường Tô Hiến Thành cũng trong quận 10. Các chợ trong thành phố rất nhiều nơi bán món ăn này - một trong những món ăn no yêu thích của người Sài thành.
2. Bánh canh ghẹ
Bánh canh ghẹ xuất hiện và "càn quét" bản đồ ăn uống Sài Gòn khoảng 4 năm trở lại đây. Bánh canh ghẹ có nước dùng nấu béo ngậy, mỗi tô có từ đến cả con ghẹ, khi ăn chấm với muối ớt xanh chua chua. Bánh canh ghẹ dùng sợi bánh canh bột gạo, trắng đục và không dai bằng bánh canh bột lọc trong suốt.
Bánh canh ghẹ có vị ngon riêng nhờ nước dùng béo, thịt ghẹ chấm muối ớt xanh chua chua bắt miệng. Bánh canh ghẹ nổi tiếng có thể ăn ở quán lớn, lâu năm, dưới chân cầu Bông quận 1. Hoặc quán Muối Ớt Xanh trên đường Nguyễn Tri Phương quận 10, quán Bảy Liên trên đường Nguyễn Kiệm Gò Vấp.
3. Bánh canh vịt
Khá lạ miệng và ít nơi bán, bạn có thể đến đường Hậu Giang ở quận 6 để tìm ăn món này nhanh chóng và ngon tròn vị nhất. Bánh canh vịt dùng sợi bánh canh bột gạo, màu trắng đục, thơm mùi gạo tẻ và bùi chứ không dai. Nước dùng của bánh canh vịt là nước trong, nấu từ thịt vịt nên có độ ngọt, độ béo, vì thịt vịt đã được sơ chế sạch với rượu nên không còn mùi hôi, rất dễ ăn và nhai được từng thớ thịt vịt dai dai bùi béo. Mùa mưa Sài Gòn, ghé vào chiều muộn ăn tô bánh canh vịt nóng hổi, thì còn gì ngon bằng.
4. Bánh canh chả cá
Là món ăn "nhập cư" từ Nha Trang, các tỉnh ven biển miền Trung. Bánh canh chả cá có nước dùng ngọt thanh tao và ăn kèm sợi bánh canh bột gạo bùi bùi là những lát chả cá quết dai, nhai sần sật. Bánh canh chả cá ngon nhất ở nước dùng và dĩ nhiên là chả cá.
Chả cá phải là loại chả được quết kĩ, có độ dai để cắn vào vừa đã răng, vừa cảm nhận được độ đàn hồi hấp dẫn của viên chả. Trong tô bánh canh chả cá, có thể có chả hấp, chả chiên, hoặc cả hai loại ấy, có nơi có cả giò heo cho đầy đặn. Nhưng chỉ cần một tô bánh canh chả cá với vài đọt hành chẻ, tiêu, hành ngò, là đủ ấm bụng rồi. Bạn có thể tìm ăn bánh canh chả cá Phan Rang trên đường Nguyễn Văn Đậu quận Bình Thạnh, hoặc quán bánh canh chả cá Nha Trang trên đường Sư Vạn Hạnh quận 10.
5. Bánh canh cá lóc
Món bánh canh này thuộc dạng hiếm có khó tìm ở Sài Gòn nhưng luôn có lượng khách "trung thành". Nếu không quen ăn cá lóc, nhiều người hay nghĩ về món ăn này sẽ "tanh" lắm. Nhưng không! Cá lóc được sơ chế kĩ, lẩy bỏ xương, những lát thịt nạc cá to dày nằm giữa những sợi bánh canh bột gạo, tuy trắng trơn nhưng lại bật lên sự thanh đạm, nhẹ bụng. Trước khi dọn ra, bao giờ cũng rắc thêm hành ngò, hành tím phi vàng, để tăng thêm màu sắc và đậm đà hương vị. Bánh canh cá lóc dọn kèm với rau đắng và giá trụng. Bạn có thể tìm ăn món này tại đường Kì Đồng, xe đẩy bán nằm gần đến ngã 3 giao với đường Trần Quốc Thảo (quận 3).
6. Bánh canh bột xắt
Bánh canh bột xắt ít chỗ bán với cách chế biến khá độc đáo. Bột bánh được nhồi theo công thức riêng, khi chế biến xắt thủ công cho vào nồi nấu. Sợi bánh dai dai, khá to, dạng dẹt, nhai sướng răng hết chỗ chê. Loại nước dùng cũng của bánh canh bột xắt có độ sệt từ sợi bánh canh tiết ra, vô cùng đặc trưng, thơm ngọt. Nếu muốn thử món bánh canh này, bạn có thể ghé chợ Trần Hữu Trang quận Phú Nhuận để thử. Bánh canh ở đây có cả thịt cua và thịt heo, bán chỉ từ 1 giờ trưa đến hơn 5 giờ chiều là hết.
Cách nấu bánh canh cua miền Nam ngon chuẩn vị Khám phá cách nấu bánh canh cua miền Nam cực ngon và chuẩn vị. Canh cua miền Nam là món ăn ngon và nổi tiếng của ẩm thực nước ta. Tuy nhiên tùy vào khẩu vị của từng vùng mà cách chế biến món ăn cũng thay đổi theo. Trong bài viết hôm nay, MRLVN sẽ chia sẻ với các bạn công thức...