8 nguồn protein thực vật tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua
Bệnh cúm dạ dày (viêm dạ dày do virus) xuất phát từ việc dạ dày bị virus tấn công và dưới đây là những điều bạn cần biết về cúm dạ dày.
Mặc dù thực tế đây là bệnh khá phổ biến, có ít nhất 20 triệu trường hợp bị bệnh cúm dạ dày mỗi năm ở Mỹ nhưng nhiều người vẫn không biết về bệnh này.
Cúm dạ dày là tên gọi nôm na của viêm đường tiêu hóa hay viêm dạ dày – ruột, một tình trạng bệnh lý mà khi đó lớp niêm mạc dạ dày hay đường ruột bị tấn công bởi một loại virus, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng nào đó.
- Đã chích ngừa cúm vẫn có thể bị bệnh
Khi người ta nói “bệnh cúm”, họ có nghĩa là do một loại virus tấn công vào mũi và họng gây ra. Đây là bệnh phổ biến và phát triển trên toàn thế giới. Tiêm phòng cúm giúp chống lại virus này nhưng lại không có tác dụng với các loại virus gây raviêm dạ dày và ruột (còn gọi là bệnh cúm dạ dày).
Khi dạ dày gặp trục trặc, nó có thể dẫn đến nhiều triệu chứng gây nhầm lẫn, ví dụ như đau nhức cơ thể, buồn nôn và sốt nhẹ, Gary Rogg – Giáo sư nội khoa tại Trung tâm y tế Montefiore ở New York City nói. Chính vì vậy, những người bị cúm dạ dày có thể không biết là mình đang bị bệnh đó.
- Virus gây bệnh là norovirus
Có nhiều chủng khác nhau của norovirut, bao gồm norwalk virus, tất cả gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa, có những trải nghiệm đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi và sốt nhẹ.
Người lớn bị nhiễm rotavirus thường không có triệu chứng, nhưng vẫn có thể lây lan bệnh tật. Một số người có thể lây lan virus ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng của bệnh.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
- Bệnh rất dễ lây lan
Cúm dạ dày lây lan rất nhanh và dễ dàng. Về cơ bản, virus bị nhiễm vào phân hoặc vật phẩm do bạn nôn ra. Và nếu không cẩn thận, virus từ đó sẽ xâm nhập trở lại qua đường miệng của bạn.
Viêm dạ dày ruột do virus có thể lây lan từ người sang người hoặc do chạm vào bề mặt bị ô nhiễm, nhưng bạn cũng có thể viêm dạ dày ruột do virus từ nước thải bị ô nhiễm , thức ăn hoặc nước hoặc từ các bữa ăn đã chế biến hoặc từ người bị nhiễm bệnh.
So với các virus khác, noroviruses có sức sống rất khỏe và sống qua nhiều ngày, do đó, nó càng dễ dàng làm cho bệnh lây lan, gây ra nhiễm trùng dạ dày.
Rửa tay là cách tốt nhất bảo vệ bạn, tiến sĩ Rogg cho biết. Bạn nên rửa tay với xà phòng và nước, tránh chuẩn bị thức ăn nếu bạn đang bị bệnh (bạn vẫn có thể lây bệnh cho người khác sau 3 ngày hoặc hơn dù các triệu chứng dù đã giảm dần) và rửa giặt ủi cẩn thận, sử dụng găng tay để xử lý quần áo bẩn và giường nếu bạn có thể.
Các triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng thường gặp của cúm dạ dày là đau bụng, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, sốt, rét run. Hầu hết những người bị bệnh đều có thể hồi phục tự nhiên, không cần điều trị. Tình trạng nguy hiểm nhất khi bị viêm dạ dày là mất nước do nôn và tiêu chảy. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu…
Mặc dù khi bị cúm dạ dày, tình trạng mất nước là rất quan trọng và bạn cần giữ cho cơ thể tránh mất nước nhưng không có nghĩa là bạn uống nhiều nước càng tốt. “Uống quá nhiều nước vào cơ thể sẽ làm giảm sự cân bằng điện giải trong cơ thể, điều này sẽ không có lợi cho cơ thể”, Tiến sĩ Rogg giải thích. Đặc biệt, bạn không nên uống nhiều nước ngọt vì tăng lượng đường mà không có muối vào cơ thể có thể làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Một số lưu ý khác:
- Nếu bạn thấy có máu trong phân hoặc nôn mửa, hãy đi khám sớm. Nếu tình trạng tiêu chảy diễn ra liên tục, ngày càng trầm trọng hơn thì bạn cũng cần đi khám sớm vì nó có thể là nguyên nhân khiến cho cơ thể mất nước nghiêm trọng.
Bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày ruột có khả năng sẽ dựa trên triệu chứng, khám và đôi khi về sự hiện diện của các trường hợp tương tự trong cộng đồng. Xét nghiệm phân có thể nhanh chóng phát hiện rotavirus hay norovirus, nhưng không có xét nghiệm nhanh virus khác gây viêm dạ dày ruột.
- Bất cứ ai bị bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, hen suyễn, ung thư, hoặc bệnh thận, những người đã nhiễm HIV hoặc là dùng thuốc ức chế miễn dịch… nên đề phòng với bệnh cúm dạ dày vì họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.
Theo VNE
5 lý do không nên ngồi lâu hơn 3 giờ mỗi ngày
Những người ngồi nhiều có nguy cơ cao bị béo phì. Một nghiên cứu mới công bố còn nhấn mạnh, người thường xuyên ngồi lâu xem tivi thuộc nhóm nguy cơ cao nhất bị béo phì.
Một nghiên cứu cho thấy người Mỹ trung bình dành hơn một nửa thời gian thức dậy của họ để ngồi, đó chưa kể thời gian ngủ. Cuộc khảo sát đăng trên tạp chí y khoaBMJ cho thấy trung bình, những người trưởng thành dành gần 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày để ngồi. Các nhà khoa học cho rằng những con số này thật đáng sợ.
Vậy mỗi ngày bạn ngồi bao nhiêu giờ đồng hồ? Thực chất, trong xã hội hiện đại, con người dành hầu hết thời gian để ngồi khi làm việc, xem tivi, ngồi trong xe hơi, ngồi trước màn hình máy tính. Trong khi một số người lại chủ quan cho rằng miễn là có tập thể dục thì sẽ có sức khỏe tốt, còn việc ngồi bao lâu sẽ chẳng có hại gì. Song điều này không đúng. Các nhà khoa học khẳng định việc ngồi nhiều sẽ rút ngắn tuổi thọ của bạn bởi hàng loạt căn bệnh tiềm ẩn dù cho bạn có dành ít thời gian trong ngày để tập thể dục.
1. Ngồi làm bạn béo hơn
Điều này có lẽ là không quá ngạc nhiên với bạn: Ngồi càng nhiều thì khả năng tăng cân càng cao. Một nghiên cứu cho thấy, những người ngồi nhiều có nguy cơ cao bị béo phì, tình trạng này không phụ thuộc vào việc tập thể dục. Trong đó, nhóm người thường xuyên ngồi để xem xem tivi có nguy cơ béo phì cao nhất.
Ảnh minh họa: wp.
2. Ngồi nhiều dễ bị bệnh tiểu đường tuýp 2
Ngồi lâu không chỉ ảnh hướng đến thân hình của bạn. Nghiên cứu lần này cho thấy những người ít vận động trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hơn nữa bệnh tiểu đường thường đi kèm với tình trạng béo phì.
3. Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch
Tất cả chúng ta đều có tĩnh mạch ở chân. Giãn tĩnh mạch là tình trạng đoạn tĩnh mạch giãn to, dài ra và có thể nhìn thấy ngoằn nghèo trên da. Thường thì nó chỉ làm mất thẩm mỹ trên đôi chân của bạn, song bệnh nó cũng gây đau và rất khó chịu. Do đó hãy xem lại, nếu bạn thường xuyên ngồi từ 8 tiếng trở lên mỗi ngày thì bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này đấy.
4. Ngồi nhiều không tốt cho tim
Thói quen ngồi ít và vận động nhiều, bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu, những người ngồi nhiều, ít vận động sẽ gia tăng 90% nguy cơ mắc các bệnh về tim.
5. Ngồi nhiều làm giảm lượng cholesterol tốt
Ngồi quá lâu không chỉ tăng nguy cơ bị các biến chứng sức khỏe, mà còn lấy đi những yếu tố tốt trong cơ thể bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy thấy lối sống thụ động làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL). Trong khi người có nhiều HDL thì giảm được nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Nếu HDL ít quá, sẽ gia tăng nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não.
Tóm lại, mọi người đều biết tập thể dục là tốt cho sức khỏe, nhưng không mấy ai dành nhiều thời gian trong ngày để luyện tập. Trong khi lối sống thụ động sẽ rút ngắn tuổi thọ của bạn thông qua việc làm gia tăng nguy cơ gây bệnh béo phì, tiểu đường, các vấn đề về tim, cũng như là giảm cholesterol tốt, gây suy giãn tĩnh mạch...
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo mọi người nên ngồi ít hơn 3 tiếng mỗi ngày để có sức khỏe tốt và tăng thêm tuổi thọ. Do đó lời khuyên cho bạn là hãy cố gắng đứng dậy và nghỉ giải lao, hoặc gặp gỡ mọi người bằng cách đi dạo lòng vòng quanh khu phố, không nên ngồi quá lâu tại nơi làm việc hay phòng xem tivi.
Theo VNE
Táo bón ở người cao tuổi: Không nên chủ quan Phần lớn người cao tuổi rất hay than phiền về tình trạng táo bón gây khó khăn trong sinh hoạt dẫn đến chán ăn, sút cân, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. "Đầu vào thì dễ mà sao đầu ra lại khổ thế", ăn được nhưng giải quyết ra lại khó và chứng bệnh này đã gây không ít phiền toái cho người...