8 món bạn không nên ăn khi đến Côn Đảo vì sẽ bị “nghiền”
Côn Đảo – Hòn đảo xinh đẹp thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi có những bãi biển xanh rì với sóng vỗ bạc đầu nơi bãi đá, nơi có làn không khí trong lành nguyên sơ chẳng nhuốm mùi khói bụi, và cũng là nơi có những loại đặc sản vô cùng độc đáo, rất dễ gây nghiện cho du khách vì chúng quá ngon và đặc biệt.
Mứt hạt bàng – một thức ăn đặc sản vừa lạ tai, vừa lạ miệng từ Côn Đảo. Bàng ở Côn Đảo là loại cây rừng, lá và quả rất to. Tết đến, người dân còn có thể gói bánh chưng bằng lá cây bàng. Người dân nơi đây đến mùa sẽ thu hoạch quả bàng đem phơi cho khô vỏ, sau đó đem ra chẻ lấy hạt rang với muối hoặc đường tùy ý.
Hương vị mứt thường giòn, bùi, thơm và ngậy một cách rất thú vị dù rang muối hay rang đường cũng đều không quá mặn hay quá ngọt.
Mứt bàng là đặc sản chỉ có ở Côn Đảo
Tôm hùm đỏ
Tôm hùm đỏ còn có tên gọi khác là tôm hùm lửa bởi màu đỏ sậm rất đặc trưng của loài tôm vùng này. Tôm hùm đỏ Côn Đảo không to nhưng thịt cua rất dai, ngọt và săn chắc. Thịt tôm hùm không chỉ ngon, mà ở dọc sống lưng và đầu của nó còn có một lớp gạch tôm rất giàu dinh dưỡng. Tôm hùm đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như sushi, hấp, gỏi, nướng hay làm cháo.
Đến Côn Đảo bạn không thể bỏ qua món tôm hùm đỏ đặc biệt này
Video đang HOT
Sá sùng là một trong những loại hải sản quý hiếm bởi rất khó đánh bắt và chỉ xuất hiện nhiều vào đầu tháng 3 cho đến tháng 7 hàng năm. Sá sùng có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau như xào rau, nấu cháo, canh, nướng vàng, chiên giòn, làm gỏi… nhưng được ưa chuộng nhất là sá sùng nướng chấm tương ớt. Sá sùng vừa giòn, dai dai, béo bùi lại còn là món ăn rất bổ dưỡng.
Sá sùng Côn đảo chỉ có từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm
Cháo hàu là món ăn du khách thường truyền tai nhau nhất định phải thử khi đến Vũng Tàu nói chung và Côn Đảo nói riêng.
Nguyên liệu chính của một bát cháo hàu là gạo ngon, hạt tròn mẩy, thêm một chút gạo nếp để tạo độ đặc và sánh. Hàu tươi được đánh bắt từ biển, sau đó làm sạch, tẩm ướp gia vị và xào qua cho ngấm. Khi cháo chín, người nấu đổ hàu đã xào vào rồi nêm gia vị cho vừa ăn.
Món cháo hàu là món nhất định phải thử khi đến Côn Đảo
Ốc Vú nàng
Ốc vú nàng cũng là một đặc sản hấp dẫn du khách. Loài ốc mang tên này bởi hình dáng giống với đôi gò bồng đào của phụ nữ. Đây là một trong những món ăn hấp dẫn nhất từ tên gọi cho đến hương vị. Ốc vú nàng có hình chóp nhọn thẳng, với thịt bên trong ốc trắng nõn và đầy đặn, được chế biến bằng cách nướng, luộc, xào hay làm gỏi… cũng đều hấp dẫn.
Ốc Vú Nàng Côn Đảo là một trong những món ăn độc đáo của ẩm thực nơi đây
Một món ăn đặc sắc khác cũng đã hút hồn thực khách đó là gỏi cá mập. Vị mềm, thơm của thịt cá tươi kết hợp cùng với gia vị tự nhiên của lá mơ, ngổ, chuối xanh, dứa, khế… chấm cùng bát “phỗng” cay cay, chua chua… làm nên nét độc đáo cho món gỏi mập Côn Đảo.
Gỏi cá mập món ăn độc đáo ở Côn Đảo
Cá thu một nắng có thể được tìm thấy ở rất nhiều khu du lịch biển, nhưng loại cá thu ngon nhất có lẽ bạn chỉ có thể tìm thấy ở Côn Đảo. Tuy là hải sản nhưng cá không hề có mùi tanh của cá tươi do đã được ngư dân sẽ rửa nước muối rồi phơi qua một lần nắng, cũng không hề bị quá khô làm mất đi độ chắc thịt của cá.
Đặc biệt, cá thu một nắng tại Côn Đảo không tẩm ướp chất bảo quản hay chất tạo vị, vì vậy bạn hãy yên tâm mua về thưởng thức cũng như làm quà cho người thân bạn bè, chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn như kho giềng, sốt cà chua…
Cá thu một nắng ở Côn Đảo không có mùi tanh do được ngư dân rửa bằng nước muối
Cua mặt trăng là một loại cua có hình dáng kỳ lạ, trên lưng có nhiều đốm đỏ mà đậm pha màu hồng tươi. Nếu nhìn kỹ và biết liên tưởng, bạn sẽ thấy nó cũng gần giống với mặt trăng, có lẽ cũng chính vì vậy mà người ta đặt cho nó cái tên này.
Cua mặt trăng có nhiều ở vùng biển Côn Đảo, có thịt thơm ngon nhất vào kỳ trăng mọc. Điều này hoàn toàn trái ngược với các loại cua khác, thịt thường xốp trong thời kỳ này. Có lẽ đây cũng là nguyên do mà người ta đặt cho nó cái tên cua mặt trăng. Món này không cần phải làm gì nhiều, chỉ việc hấp hay luộc là đã có ngay một món ăn ngon tuyệt vời.
Cua mặt trăng ngon nhất là vào những ngày trăng mọc
Mắm hàu nơi chân phá
Nhắc đến mắm hàu nhiều người sẽ nghĩ đến vùng Côn Đảo xa xôi, thế nhưng tại những miền quê nghèo ven chân phá, thứ mắm này như nét chấm phá giữa mênh mang con nước.
Hàu tự nhiên là một trong nhiều sản vật mà phá Tam Giang ban phát cho con người. Từ giữa tháng chạp âm lịch, khi nước phá trở nên "rặc" (thủy triều xuống), những chiếc thuyền nhỏ xuôi theo dòng bắt hàu bên những ghềnh đá.
Mắm hàu, thứ nước chấm bình dân nhưng không phải nơi nào cũng có
Người viết từng có dịp lênh đênh trên thuyền cùng ngư dân xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) lúc mặt trời chưa tỏ để mò hàu trên đá. Thao tác bắt hàu khá gian truân và có thể mô tả ngắn gọn như thế này, người bắt tự trang bị cho mình một chiếc vợt, chiếc dao, xuôi thuyền đến vùng nước cạn để phát hiện những con hàu sữa lộ mình trên đá, sau đó lấy dao đục từng con hàu chuyển lên thuyền. Đến khi thủy triều lên, thuyền cập bờ, hàu được mang về nhà cho các thành viên trong gia đình tiến hành tách vỏ. Dẫu gian truân nhưng công việc này mang lại thu nhập khá cao cho người dân.
Nhắc đến loại sản vật này, nhiều người liên tưởng đến các món ăn quen thuộc, dân dã như, hàu nướng mỡ hành, cháo hàu, hàu chấm mù tạt, hàu hấp sả... và cả những món ăn có phần cao sang như, hàu sữa phủ phô mai đốt lò, mì Ý sốt hàu... nhưng với những ngư dân bên phá, mắm hàu mang nét đặc trưng riêng, "lênh đênh" như cuộc đời của chính họ.
Hàu xuất hiện theo mùa, mắm hàu cũng vậy và không nhiều người có thể làm được thứ nước chấm này. Làm mắm hàu khá đơn giản, sau khi tách vỏ, chọn lựa những con hàu không quá to, rửa sạch, để ráo nước, trộn đều với muối sống, ớt bột, ớt trái, đậu phụng, rượu, riềng.. với tỉ lệ hợp lý rồi đóng chai mang ủ. Độ hơn một tuần sau, mắm đổi màu đỏ tươi, thịt hàu nổi lên phần trên là có thể ăn được.
Đơn giản là thế, nhưng theo chị Nở (xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc), để làm được thứ nước chấm bình dân, mang vị chua cay ngọt mặn này, người làm phải có "tay", trộn gia vị sao cho vừa đủ để có thể giữ vị ngọt đậm đà nguyên bản của con hàu. "Hàu xuất hiện trên phá từ độ tháng chạp đến khoảng tháng 7 âm lịch. Nguyên liệu làm mắm phải là hàu tự nhiên. Để có được loại hàu này khá vất vả nên khi bắt được hàu, người dân thường bán cho khách để kiếm thêm thu nhập chứ ít làm mắm vì phải mất thêm khá nhiều công đoạn. Những ai đặt hàng trước tôi mới làm. Cách làm loại mắm này cũng tương tự như làm các loại mắm cá khác nhưng để mắm không quá chua và giữ được vị ngọt của hàu thì quả không đơn giản", chị Nở chia sẻ.
Để thưởng thức mắm hàu, người dùng chỉ cần lấy đũa vớt phần xác mắm phía trên, rồi cho thêm nước mắm ở phần đáy chai ra chén. Sau đó, tùy khẩu vị mỗi người mà nêm vào chén mắm thêm một ít tỏi ớt, chanh, đường, bột ngọt để làm tăng thêm vị chua ngọt của mắm.
Mắm hàu không phổ biến nên ít người biết đến. Dọc theo những tuyến đường ven phá, thi thoảng lắm mới bắt gặp những chai mắm hàu chín đỏ tươi được người dân bán bên vệ đường với giá rất bình dân, chỉ từ 30-35 ngàn đồng/chai. Thứ mắm này sẽ có mùi vị đặc trưng khi được ăn kèm với thịt ba chỉ luộc, đó là sự kết hợp giữa vị ngọt của hàu, chua cay của chanh tỏi ớt, mặn của mắm và vị béo của thịt. Hay sẽ rất thơm ngon, nồng nàn khi được ăn với một chén cơm nóng hổi.
Sá sùng - vua của các loại hải sản Sá sùng là loài hải sản quý, thường được khai thác để tiến vua quan thời xưa, nhưng ngày nay tại các nhà hàng, khu chợ bày bán rất nhiều loại hải sản này, đặc biệt du khách không thể không một lần nếm thử món sá sùng đặc biệt khi tới Quảng Ninh. Sá sùng hay còn gọi là con trùn biển,...