8 món ăn bài thuốc cổ truyền trị thận dương hư
Nếu thận dương hư, người bệnh có triệu chứng liệt dương, di tinh, hưng phấn giảm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh. Dùng nhân sâm, nhung hươu, dâm dương hoắc… chế biến thành món ăn hay uống để trị.
Theo y học cổ truyền, thận có thận âm, thận dương, nương tựa vào nhau, chế ước lẫn nhau, giữ thế quân bình về âm – dương. Nếu thận dương hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương, di tinh, hưng phấn giảm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh. Sau nhiều nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm, y học cổ truyền đã cho ra đời rất nhiều bài thuốc có tác dụng tốt với những người bị suy giảm tình dục do thận dương hư.
Bài 1: Thục địa, thỏ ty tử, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh, lộc giác giao mỗi thứ 120 g, làm viên hoàn, ngày uống 30 g.
Bài 2: Nhân sâm, nhung hươu, nhục quế mỗi vị 6 g; kỷ tử, thục địa, sơn thù nhục, ba kích, dương khởi thạch mỗi vị 10 g; hoàng kỳ 30 g, dâm dương hoắc 15 g, cam thảo ( sao) 3 g. Nhân sâm và nhung hươu sấy khô tán bột, chia uống 2 lần sáng chiều với nước ấm; các vị thuốc khác cho vào sắc kỹ lấy nước cốt, chia uống 2 lần trong ngày.
Bài 3: Nhân sâm, nhục quế, bạch thược, cam thảo sao, hoàng kỳ, đương quy, xuyên khung, bạch truật, bạch linh, thục địa, liều lượng mỗi vị bằng nhau. Tất cả đem sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 15 g, chia làm hai lần khi bụng đói với nước sắc của 2 quả đại táo và 3 lát gừng tươi.
Bài 4: Nhân sâm, bạch linh, bạch thược, nhục quế, bạch truật, ngũ gia bì mỗi vị 30 g, cam thảo sao 15 g, bào khương 6 g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g khi bụng đói với nước sắc đại táo 3 quả và gừng tươi 2 lát.
Bài 6: Nhân sâm, nhung hươu, ba kích, phúc bồn tử, dâm dương hoắc mỗi vị 50 g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g với nước muối nhạt.
Video đang HOT
Bài 7: Nhân sâm, nhung hươu mỗi vị 50 g, thục địa, quy bản mỗi vị 300 g, hà thủ ô chế, đỗ trọng mỗi vị 200 g, tử hà xa 250 g, dâm dương hoắc 100 g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 g khi bụng đói với nước sôi để nguội.
Bài 8: Hoài sơn, hà thủ ô mỗi thứ 40 g, hạt sen, khiếm thực, nhục thung dung, mẫu lệ, hạt lẹ mỗi thứ 30 g, ba kích, phá cố chi mỗi thứ 20 g, phụ tử chế 8 g. Làm hoàn mật ong, mỗi hoàn 5 g, ngày uống 4 viên, chia làm 2 lần trước 2 bữa ăn chính 30-60 phút.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Dưỡng sinh mùa xuân theo thể chất
Dùng thực phẩm bồi bổ cơ thể cần phải dựa vào thể chất và trạng thái sức khoẻ của mỗi người theo từng giai đoạn. Với mùa xuân, chủ yếu theo nguyên lý tăng cường dương khí cho cơ thể.
Thể chất âm suy
Đặc điểm: Cơ thể gầy mòn, dễ khô họng, khát nước, thích uống đồ lạnh, lòng bàn tay chân dễ ra mồ hôi, hay táo bón, nước tiểu vàng, da khô, nhìn mọi vật không rõ ràng, ngủ kém, thường ù tai hoa mắt.
Cách bồi bổ tinh thần: Người thể chất âm suy tính tình dễ lo lắng, cáu giận. Do đó nên tăng cường rèn luyện thói quen giữ bình tĩnh, hạn chế tham gia các hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh.
Dùng thực phẩm điều hoà: Nên ăn nhiều các thực phẩm bổ thận âm như vừng, gạo nếp, đậu xanh, hải sâm, thịt vịt, bách hợp, trứng gà, mật ong, tổ yến, mộc nhĩ trắng, đậu phụ, đậu đen, mía, lê, móng lợn, thịt ngan, ngân nhĩ, cua... Nên hạn chế ăn các thực phẩm có tính cay nóng.
Thể chất dương suy
Đặc điểm: Béo bệu, sắc mặt trắng nhợt, tay chân lạnh, tiểu tiện nhiều, đại tiện ít, sợ lạnh.
Cách bồi bổ tinh thần: Người dương suy thường có tâm trạng không ổn định, dễ lo sợ, hoặc dễ bi ai. Do vậy, nên thường xuyên nghe nhạc, giao lưu kết bạn để điều hoà tâm trạng.
Dùng thực phẩm bồi bổ: Nên ăn nhiều các thực phẩm tráng dương như: thịt dê, thịt chó, thịt gà, hạt dẻ, tôm...
Rèn luyện thể chất: 4 mùa trong năm đều nên tích cực vận động. Có thể chọn các loại hình như đi bộ, chạy chậm, tập thái cực quyền...Tắm nắng cũng là 1 cách dưỡng sinh cho cơ thể không tồi.
Thể chất máu không lưu thông.
Đặc điểm: Cơ thể gầy mòn, môi thâm, da khô ráp, quầng mắt thâm, sắc mặt xấu.
Cách bồi bổ tinh thần: Cần chú ý bồi dưỡng tinh thần lạc quan, giữ tâm trạng ổn định. Tâm trạng vui vẻ thoải mái sẽ khiến khí huyết lưu thông, có tác dụng cải thiện tình trạng thể chất này.
Dùng thực phẩm bồi bổ: Nên thường xuyên ăn ngó sen, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ, rong biển, đậu đen...Hạn chế uống rượu. Nên ăn nhiều cháo lạc, cháo sơn trà, hoặc canh sườn hầm.
Rèn luyện thể chất: Nên tham gia các hoạt động có ích cho tim mạch như tập thái cực quyền, mát xa dưỡng sinh...để giúp các bộ phận trong cơ thể đều được điều hoà, mang lại tác dụng thúc đẩy tuần hoàn khí huyết cho cơ thể.
Thể chất viêm thấp
Đặc điểm: Cơ thể béo phì, cơ bụng lỏng, da mặt dầu, cơ nhão, luôn thèm ăn đồ ngọt.
Dùng thực phẩm bồi bổ: Nên thường xuyên ăn các thực phẩm có tính ôn bình, vị nhạt, ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các thực phẩm có tác dụng kiện tì lợi thấp, trừ viêm như củ cải trắng, bắp cải, hành tây, đậu đỏ...Cần kiêng uống rượu, mỗi bữa không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều hoặc ăn quá nhanh.
Rèn luyện thân thể: Người viêm thấp thường béo, thể trọng nặng nề. Do đó cần kiên trì luyện tập các hoạt động trong thời gian dài như đi bộ, chạy chậm, các loại vũ đạo, bóng bàn, cầu lông, bóng đá, tennis...Lượng vận động nên tăng dần để giúp các cơ bị nhão, lỏng dần dần săn chắc trở lại.
Phạm Thúy
Theo Dân trí
Món ăn chữa bệnh liệt dương Liệt dương là một bệnh mang tính xã hội, ngày nay người ta gọi một cách tế nhị hơn là "rối loạn cương" hoặc "trên bảo dưới không nghe". Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc bổ thận tráng dương, sinh tinh ích khí, chữa chứng "trên bảo dưới không nghe" rất hiệu nghiệm với các vị thuốc như: hải cẩu, hải...