Tác dụng chữa bệnh của gạo
Giải cảm, chữa chứng đổ mồ hôi trộm, giúp thần trí minh mẫn… là một trong số những tác dụng chữa bệnh của gạo mà ít người biết.
Trong bữa ăn của người Việt Nam và một số nước ở châu Á, gạo là một lương thực quan trọng không thể thiếu. Có ba loại gạo chính là gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt. Mỗi loại có một giá trị dinh dưỡng riêng và có các tác dụng chữa bệnh mà chúng ta không ngờ đến.
Gạo nếp
Đây là loại gạo rất dẻo và có giá trị dinh dưỡng cao. Người ta thường dùng để nấu xôi, nấu chè, làm bánh… Gạo nếp có vị ngọt, mùi thơm, nhiều nhựa và có tính âm. Có tác dụng làm khỏe tì, mạnh phổi, chữa chứng đi phân lỏng, tiểu tiện khó, chứng đổ mồ hôi trộm và giải được một vài độc tính.
Video đang HOT
Gạo nếp nấu xôi là một món ăn rất ngon miệng và phổ biến. Ảnh: N.S.
Gạo nếp còn giúp ấm bụng, có tác dụng tốt với những người bụng yếu, bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, gạo nếp không nên ăn quá nhiều sẽ khiến người nóng, nhất là những người đang bị mụn nhọt, vết thương xưng tấy.
Gạo tẻ
Gạo tẻ phổ biến nhất khi được dùng để nấu cơm ăn hàng ngày. Gạo có vị ngọt, tính mát, giúp điều hòa tì vị, lợi tiểu, trị được chứng đi phân lỏng hoặc tả lỵ. Đặc biệt, khi dùng gạo nấu cháo trắng sẽ giúp giải cảm và giải tỏa cơn khát, tránh mất nước.
Gạo nấu cháo có tác dụng giải cảm rất tốt. Ảnh: N.S.
Gạo lứt
Gạo lứt rất bổ nhờ lớp vỏ cám bên ngoài. Trong lớp cám đó có chứa một chất dần đặc biệt giúp điều hòa huyết áp, làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Ăn cơm gạo lứt giúp điều hòa ngũ tạng, thông phế quản, bổ tì vị, cung cấp can xi giúp xương cứng cáp, cầm được chứng tả lỵ, giúp trí thần minh mẫn. Ngoài nấu cơm, gạo lứt còn dùng để làm cốm, nấu cháo với đậu đỏ…
Theo Phụ nữ Online
Cảm hàn, cảm nhiệt
"Chữa cảm mạo mà không phân hàn nhiệt chẳng khác nào chọn tô phở vừa bò vừa gà".
Nếu gặp thời tiết sáng mới nóng như thiêu chiều lại mưa tầm tã thì chuyện cảm cúm còn có lý do. Đằng này nhiều người nay cảm mai cúm bất kể thời tiết!
Cho dù cảm cúm vì nguyên nhân nào thì vẫn có một điểm chắc hơn đinh đóng cột: đó là sức đề kháng của nạn nhân khó lòng còn đường ăn mà thường chỉ thua ngay trên sân nhà!
Giải cảm khác xa hạ sốt
Tuy bệnh nhân chưa đến độ phải kêu xe cấp cứu nhưng không thể vì thế rồi xem nạn nhân như khỏe mạnh khi "khách hàng" ngày nào cũng phải ghé qua nhà thuốc! Đừng quên khỏe mạnh theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới không đồng nghĩa với không bệnh hay chưa bệnh, mà là cảm giác thoải mái trên cả hai mặt tâm thể nhờ cuộc sống đảm bảo đầy đủ chất lượng.
huốc cảm không thiếu, thừa là khác. Thuốc cảm nào của tây y cũng xoay quanh cơ chế hạ nhiệt giảm đau. Tuy hay nhưng không khéo người bị cảm có thể bị hành hạ vì cảm giác nóng bức hay ớn lạnh nhưng không hẳn lúc nào cũng sốt, lắm khi thân nhiệt vẫn trong định mức bình thường. Nạn nhân nếu không sốt tất nhiên không cần dùng thuốc hạ sốt vì có uống cũng gần như... không!
Với đông y, nhờ có sẵn trong tay nhiều cây thuốc giải cảm được phân vào hai nhóm dựa vào cảm giác sợ lạnh hay sợ nóng của người bệnh, nên cảm cúm dưới mắt thầy lang vì thế được phân vào hai nhóm rõ ràng: cảm hàn và cảm nhiệt.
Tránh cảnh nóng gặp nóng, lạnh gặp lạnh
Người cảm nhiệt có cảm giác nóng bừng, bứt rứt, môi khô, nghẹt mũi, ho khan, đau đầu như búa bổ... và nhất là ghét nóng. Nói cách khác, cảm giác khó chịu càng bực bội hơn nữa nếu trời nóng, nếu ăn nhằm món nóng, nếu uống nước nóng... Chính vì thế thầy thuốc đông y đã mô tả với ngôn ngữ tượng hình là "nóng gặp nóng phát điên"!
Bị cảm theo kiểu này phải nhanh tay tìm thuốc mát như atisô, râu bắp, rau má, đậu xanh, rễ tranh, mã đề, mía lau... đồng thời nên ngâm chân trong nước lạnh cũng như chườm lạnh nếu đo thân nhiệt thấy sốt.
Nạn nhân của tình trạng "huyết nhiệt", có nghĩa là "máu nóng" theo ngôn ngữ tượng hình của đông y, nếu muốn tránh hậu quả dễ "nóng máu" nên giới hạn tối đa trong lúc cảm nhiệt các loại thực phẩm làm máu thêm chua, như thịt mỡ, lòng heo, da gà, rượu bia... Ngược lại, tăng rau quả tươi, nếu được lượng nhỏ nhưng nhiều lần trong ngày càng tốt, là biện pháp giúp mát máu để tránh "cháy máy".
Ngược với người cảm nhiệt, người cảm hàn sợ lạnh đến phát run bên cạnh triệu chứng mệt mỏi, ho có đàm, chảy mũi, đau đầu âm ỉ... Cách xác minh đơn giản là bệnh nhân cảm thấy khỏe ngay khi gặp chỗ nóng, khi ăn uống món nóng.
Để tránh cảnh "lạnh gặp lạnh dám... chết!", thầy thuốc đông y bao giờ cũng dùng thuốc ấm như quế, gừng, hồi... Trong lúc cảm hàn món ăn cay thức uống nóng tất nhiên rất hạp. Cháo cá, miến gà, món nào hạp khẩu thì xơi. Miễn đừng thiếu hành ngò, tiêu gừng, thêm chút thịt càng tốt vì đằng nào nạn nhân cũng thiếu năng lượng dự trữ.
Đánh thức sức đề kháng
Bệnh nào cũng vậy, bệnh khó lòng phát tán nếu sức đề kháng còn... xịn! Paracelsus, y sư nổi tiếng với quan điểm y học toàn diện, đã khẳng định "không có liệu pháp nào phù hợp với cơ thể con người cho bằng tuân thủ quy luật của thiên nhiên".
Chữa cảm mạo mà không phân hàn nhiệt chẳng khác nào chọn tô phở vừa bò vừa gà, tuy ăn rồi cũng xong nhưng nếu gọi là ngon thì "nghe qua ngậm đắng nuốt cay thế nào"!
Trị cảm cúm mà quên tăng cường sức đề kháng thì chỉ chữa cháy cầm canh, đợi lần khác cháy nặng hơn. Đi xa hơn nữa, tuy đúng là hay nếu chữa được cảm cúm bằng cách dùng thuốc nào đó, nhưng khéo hơn nhiều nếu có cách đánh thức sức đề kháng mà không cần dùng thuốc.
Theo SKDS
Đừng tự bổ sung vitamin D cho bé Nhiều bà mẹ thường tự bổ sung vitamin D cho bé sau khi sinh nhưng nếu dùng không đúng liều lượng có thể gây ra một số hậu quả cho sức khỏe của bé... Hỏi Tôi mới sinh bé được 26 ngày, tôi được bạn bè truyền kinh nghiệm rằng: trẻ sơ sinh cần phải cho uống mỗi ngày 2 giọt vitamin D...