8 mẹo vặt làm đẹp vừa tiện lợi vừa không tốn tiền
Khi tóc bị xù lên do tích điện, hãy dùng giấy thấm dầu chà nhẹ lên toàn bộ mái tóc từ gốc tới ngọn để giúp tóc dễ vào nếp.
Dùng keo xịt tóc làm ẩm cây mascara cũ, bạn sẽ không cần tốn tiền mua chổi chải lông mi nữa.
Làm trắng móng tay bị ố màu bằng cách ngâm bông cotton vào nước cốt chanh, bọc lên các đầu ngón tay rồi phủ thêm một lớp giấy bạc ra ngoài. Giữ trong 10 – 15 phút, bạn sẽ bất ngờ với bộ móng trắng tinh.
Khi mascara bị khô, hãy nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mắt vào để có thể tiếp tục sử dụng.
Muốn biến son bóng thành son lì, hãy dùng phấn mắt cùng tone màu phủ lên môi sau khi thoa son.
Trước khi sơn móng tay, hãy thoa một chút vaseline lên móng để làm mềm móng, đồng thời bảo vệ móng khỏi bị ố vàng.
Video đang HOT
Nếu bút kẻ mắt nước bị khô, bạn hãy rút đầu cọ lên và cắm ngược lại để tiếp tục sử dụng.
Thoa baby oil trước khi cạo lông sẽ giúp làm mềm da và hạn chế kích ứng.
Khi tóc bị tích điện do mặc áo len vào mùa đông, hãy dùng giấy thấm dầu chà nhẹ lên toàn bộ mái tóc từ gốc tới ngọn để giúp tóc dễ vào nếp.
Theo ngôi sao
Nữ giới có thể 'hấp thụ' 515 hóa chất mỗi ngày vì mỹ phẩm
Các công ty mỹ phẩm ngụy trang cho các chất độc hại có thể gây chết người bằng các từ ngữ "tinh khiết", "từ thiên nhiên" để "dắt mũi" người dùng.
"Tẩy xanh" là cách thức ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cơ thể, nhất là khi các chị em đòi hỏi các sản phẩm làm đẹp an toàn và hoàn toàn không có chất độc hại. Tâm lý này của người tiêu dùng dường như đã "kích thích" các công ty sử dụng hàng loạt cụm từ như "hữu cơ", "từ thiên nhiên", "tinh khiết" trên nhãn mác mặc dù thành phần của các sản phẩm này đều là hóa chất độc hại.
Về cơ bản, "tẩy xanh" là một cách thức quảng cáo để dẫn dắt người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm họ mua đều an toàn cho tóc, da, thậm chí là cơ thể, trong khi thực tế hoàn toàn khác biệt. "Tẩy xanh" không chỉ đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng bởi tác hại nghiêm trọng của hóa chất chứa trong sản phẩm mang lại mà nó còn hủy hoại niềm tin của khách hàng vào những sản phẩm hữu cơ từ thiên nhiên thực sự.
Các chị em đang tự hủy hoại sức khỏe của mình bởi những hỗn hợp hóa chất trong mỹ phẩm sử dụng hàng ngày
Peter Melchett, giám đốc hoạch định chính sách của Hiệp hội Soil đã nhấn mạnh có vô số hóa chất độc hại cho sức khỏe được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp mang nhãn mác "từ thiên nhiên" và "hữu cơ". Hiệp hội Soil đã yêu cầu các công ty mỹ phẩm lược bỏ từ ngữ này hoặc sử dụng chúng một cách chính xác đối với sản phẩm của mình. Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội, một sản phẩm được coi là hữu cơ khi 95% nguyên liệu hữu cơ có trong sản phẩm đó.
Thậm chí Cơ quan tiêu chuẩn quảng cáo khẳng định đối với một sản phẩm mang mác "hữu cơ", thành phần của sản phẩm đó phải chứa một lượng lớn thành phần hữu cơ. Nếu tiêu chuẩn đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp không được siết chặt, những từ như "từ thiên nhiên", "tinh khiết" sẽ được sử dụng một cách tràn lan, khiến cho "từ thiên nhiên" trở nên vô nghĩa khi mà các sản phẩm này chứa các chất độc hại.
Theo luật của EU, việc ghi nhãn mác rất khắt khe đối với thực phẩm nhưng chưa có bất cứ điều luật nào quy định chặt chẽ về nhãn mác đối với các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cơ thể. Các tiêu chuẩn đối với ngành công nghiệp làm đẹp chỉ được dùng trong tiêu chuẩn của ngành, không có một cuộc kiểm tra nào diễn ra, nhưng trong hầu hết các tình huống, các sản phẩm được kiểm tra đều không phải sản phẩm cuối cùng mà chỉ là các thành phần nguyên liệu riêng lẻ. Điều đó không có nghĩa lý gì bởi khi các thành phần này kết hợp với nhau mới khiến cho sản phẩm không còn an toàn với sức khỏe con người.
Ảnh hưởng thực sự của mỹ phẩm với cơ thể
Với những người mới bắt đầu sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần độc hại, máu của họ sẽ nhiễm bất cứ thứ gì bôi lên tóc và da. Và nguy cơ này sẽ gia tăng ở trẻ nhỏ khi mà mỗi ngày cơ thể của chúng phát triển ngày một nhanh, khiến tác hại của các hóa chất này ngày một nặng nề.
Những tiêu chuẩn an toàn đối với mỹ phẩm vẫn còn lỏng lẻo
Những thành phần không đảm bảo có trong các sản phẩm chăm sóc da thường bán ở các siêu thị, bao gồm sản phẩm cho trẻ nhỏ và đôi khi, nhãn mác của các sản phẩm này gây bối rối cho những người tin rằng chúng an toàn. Ví dụ, một sản phẩm được ghi trên nhãn mác là "không mùi", người mua có thể hiểu nhầm là một vài thành phần khác có mùi và một vài hóa chất được thêm vào làm chúng mất mùi. Đối với da nhạy cảm, các sản phẩm này sẽ gây ra phản ứng vô cùng tai hại.
Như đã đề cập ở trên, khi mỹ phẩm hay các sản phẩm làm đẹp được ghi trên nhãn mác là "từ thiên nhiên" hay "hữu cơ", điều đó không có nghĩa nó cũng được đảm bảo như các loại thực phẩm. Vì các sản phẩm chăm sóc da có thể chứa chất tạo hương tổng hợp, paraben, thuốc nhuộm hay chất bảo quản, các chất này đều gây ra dị ứng da, ung thư và gây hại cho hệ thần kinh.
Hiện nay có gần 100.000 hóa chất tổng hợp được tìm thấy trong các loại mỹ phẩm được sử dụng hàng ngày và chưa đến 10% trong số đó được kiểm nghiệm độ an toàn đối với người sử dụng và ít khi phản ứng phụ có thể xảy ra.
Mặc dù hàm lượng các chất này trong các sản phẩm không nhiều nhưng khi tích tụ lại sẽ gây ra hệ quả đáng lo ngại. Trung bình một người phụ nữ sử dụng từ 12 đến 20 sản phẩm làm đẹp một ngày và chúng sẽ trở thành 'cơn bão độc tố' khi tất cả các thành phần này được kết hợp với nhau.
Các hóa chất trong mỹ phẩm khi kết hợp lại với nhau sẽ là 'cơn bão độc tố' đối với cơ thể
Các thành phần nên cảnh giác và tránh xa:
Phenoxyethanol không độc hại khi làm nước rửa nhưng sẽ biến chất khi là thành phần trong nước hoa hồng hay serum. Khi nước rửa trôi đi, serum và nước hoa hồng vẫn còn đọng lại trên da và theo thời gian nó sẽ ngấm vào máu.
Các hóa chất từ dầu như dầu khoáng, paraffin được sử dụng làm mềm da mặt hay như hắc ín được dùng trong các loại dầu gội có thể bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất gây ung thư.
Chất disodium EDTA giúp các thành phần thẩm thấu vào da và có trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da. Nhưng nó sẽ làm gia tăng nguy cơ hấp thụ các loại hóa chất nguy hiểm trong các sản phẩm này. Hãy lưu ý rằng các sản phẩm dưỡng ẩm tốt thì không cần đến chất này. Da có thể hấp thụ nó một cách tự nhiên.
Phthalate được tìm thấy trong các chất tạo mùi nhân tạo, là một chất gây rối loạn hormone và liên quan đến các bệnh về sinh sản, giảm lượng tinh trùng ở nam giới và các chứng dị tật bẩm sinh.
Paraben được dùng để bảo quản và được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp để ngăn chặn nấm mốc, lên men. Nó có thể ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tiết tố nữ estrogen và có thể coi như một chất ung thư. Để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trong sản phẩm, chất paraben có thể hủy diệt vô số vi sinh vật tự nhiên trong da, trong ruột và cho phép các vi khuẩn có hại phát triển cho cơ thể.
Triclosan, một chất là tác nhân kháng khuẩn, làm phá hủy các vi khuẩn trong ruột được tìm thấy trong kem đánh răng, dầu gội, lăn khử mùi.
Diethanolamine và Trithanolamine được dùng trong xà bông tắm, chất nhũ hóa sẽ gây tác hại nghiêm trọng khi kết hợp với nitrites do tạo ra một hợp chất gây ung thư.
Đáng tiếc là nhiều công ty mỹ phẩm không bị bắt buộc ghi trên nhãn mác thành phần nitrites. Vì thế, rất khó để người tiêu dùng có thể biết sản phẩm của mình có chưa nitrites hay không. Đây là lí do vì sao người tiêu dùng nên mua các sản phẩm từ công ty nổi tiếng, được chứng nhận an toàn. Ngoài ra, còn có các chất nên tránh như chì, thủy ngân, nhau thai,...
Theo Alobacsi.vn
Làm gì để chăm sóc da tóc - mắt mũi khi mùa hanh khô tới? Mùa hanh khô đến kéo theo nhiều gió, không khí khô, nhiệt độ lạnh...Đây thực sự trở thành nguyên nhân khiến tóc khô, bong da đầu, da khô. Dưới đây là một số mẹo giữ cho da và tóc khỏe mạnh trong mùa Đông. 1. Đối với da Để tránh tình trạng da khô thì bạn có thể thực hiện theo các cách...