8 loại thực phẩm ‘tối kỵ’ nếu bạn bị gan nhiễm mỡ
Có thể nhiều loại được liệt kê sau đây không mới đối với bạn, nhưng điều quan trọng là lời nhắc nhở, với mục đích giúp bạn chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh hơn và bắt đầu chú ý đến những gì bạn đưa vào cơ thể, theo chuyên trang của Chương trình Khắc phục bệnh gan nhiễm mỡ Fix Your Fatty Liver.
1. Tránh rượu
Tất nhiên rồi, điều đầu tiên cần nhắc lại với bạn là nên tránh hoàn toàn rượu. Nếu gan đã bị tổn thương, hoặc nhiễm mỡ, hoặc nếu bị viêm gan, xơ gan, xơ hóa hoặc sẹo dưới bất kỳ hình thức nào, rượu thực sự là chất độc.
Uống rượu nguy hiểm vì nó làm giảm chức năng của phần gan còn hoạt động.
Hầu hết các bác sĩ và chuyên gia về gan khuyên nên nghỉ rượu ít nhất trong thời gian phục hồi sức khỏe từ 6 – 12 tháng, đặc biệt để đảo ngược những tổn thương hiện có.
2. Tránh đường
Nước ngọt, kẹo, khoai tây chiên là những thứ có hại nhất đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đường thậm chí còn nguy hiểm cho gan còn hơn chất béo bão hòa.
Có đến 80% thực phẩm chế biến sẵn được thêm đường.
Ngoài nước ngọt và bánh ngọt bạn đã biết, đừng mất cảnh giác với những thức ăn mặn như súp, bánh quy giòn, nước trộn salad và khoai tây chiên, chúng đều được thêm đường.
Đường gây viêm, kháng insulin, tiểu đường, bệnh tim và nhiều bệnh nghiêm trọng khác, tất cả đều tàn phá gan và khiến gan bị nhiễm mỡ, theo Fix Your Fatty Liver.
3. Tránh ngũ cốc đã qua chế biến
Bánh mì trắng làm từ bột mì đã qua tinh chế cũng là thực phẩm bạn nên hạn chế. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các loại ngũ cốc nguyên hạt (còn gọi là ngũ cốc nguyên cám, ngũ cốc toàn phần) rất tốt, nhưng các sản phẩm ngũ cốc đã qua chế biến và tinh chế – bao gồm mì gói, bánh mì, gạo – thì không đảm bảo.
Video đang HOT
Nên tránh các loại thực phẩm làm từ bột mì, như bánh quy, đồ ăn vặt, bánh ngọt và ngũ cốc ăn sáng có đường.
Bột mì được tinh chế rất cao, khiến nó có tác hại đối với gan cũng giống như đường.
4. Tránh nước ngọt
Một số nghiên cứu cho thấy những người uống nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn.
Cần lưu ý rằng nước ngọt dành cho người ăn kiêng cũng có hại cho gan.
5. Hạn chế chất béo bão hòa
Nếu bạn bị gan nhiễm mỡ, mỡ động vật rất có thể làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết các loại thịt và sản phẩm từ sữa đều gây hại cho gan. Đặc biệt tránh bơ thực vật, mỡ heo, shortening, bơ và sốt mayonnaise.
Loại bỏ các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt cừu, đồ chiên, phô mai và kem. Bất cứ chất béo nào đông đặc lại khi gặp lạnh như để trong tủ lạnh, đều cần tránh xa cho đến khi gan khỏe mạnh trở lại, theo Fix Your Fatty Liver.
Chất béo bão hòa làm cho gan làm việc nhiều hơn trong quá trình tiêu hóa.
6. Tránh kem
Kem có hại cho gan nhiễm mỡ gấp 4 lần vì chất béo, đường, bơ sữa và nhiệt độ thấp. Ảnh SHUTTERSTOCK
Gan không thích sữa vì khó tiêu hóa, gan ghét đường vì làm tăng insulin. Đó là lý do tại sao nên tránh ăn kem.
Nhưng cũng còn một lý do nữa: Thức ăn lạnh làm giảm độ ấm tự nhiên của ruột trên, từ 37 độ C xuống còn khoảng 15 – 16 độ C. Điều này ảnh hưởng đến tiêu hóa, buộc gan phải thực hiện nhiệm vụ kép vì thức ăn không bị phân hủy hoàn toàn khi đến gan.
Trong khi nước lạnh, nước ép rau và trà vẫn uống được, thì kem có hại cho gan nhiễm mỡ gấp 4 lần vì chất béo, đường, bơ sữa và nhiệt độ thấp.
7. Hạn chế lượng muối ăn vào
Cẩn trọng khi nêm muối vào thực phẩm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Điều này dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tim, rối loạn não và hơn hết là tỷ lệ mất nước cao hơn bình thường, có thể khiến gan nhiễm mỡ thậm chí còn tồi tệ hơn bình thường.
Gan cần nước, để giúp nó tự đào thải muối, đó là lý do tại sao người bị gan nhiễm mỡ nên uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày.
8. Thực phẩm có thể chứa độc tố Aflatoxin
Aflatoxin là độc tố có trong nấm mốc (nếu có) từ bắp, đậu phộng và các loại hạt (như quả óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạt dẻ cười). Chúng là chất độc làm đột biến ADN trong gan và đường tiêu hóa, phá hủy mô ở cấp độ tế bào.
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ còn cảnh báo: “Tiếp xúc với aflatoxin làm tăng nguy cơ ung thư gan”, theo Fix Your Fatty Liver.
Nếu bạn có vấn đề về gan, bạn nên kiểm tra nấm mốc thật kỹ khi ăn các loại hạt này.
Điều quan trọng nhất là nhận thức được những gì bạn đang đưa vào cơ thể: Bao nhiêu đường? Muối bao nhiêu? Có nhiều thực phẩm chế biến? Đậu phộng có bị mốc không? …
Từ đó, bạn sẽ có ý thức hơn về những vấn đề này.
Cũng nên lưu ý đừng ăn quá no. Ăn quá nhiều và liên tục gây hại cho gan còn nghiêm trọng hơn nhiều so với việc thỉnh thoảng ăn xúc xích, theo Fix Your Fatty Liver.
Bác sĩ nói nhóm người này có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản
Những người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, ăn đồ cay nóng, ăn các thực phẩm chứa nitrit và nitrat như dưa muối, cà muối, thịt muối,... sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
TS.BS Lê Huy Lưu, Phụ trách điều hành khoa ngoại tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết, ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Khi phát triển khối u sẽ xâm nhập vào sâu trong thành thực quản. Theo thời gian, khối u to lên và có thể xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh, di căn hạch, di căn theo đường mạch máu, mạch bạch huyết tới các cơ quan khác: phổi, gan, xương...
Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 8 trên thế giới và khi phát hiện được trên lâm sàng, u thường đã ở giai đoạn tiến triển.
Cũng như các bệnh ung thư khác, cho đến nay các nguyên nhân gây ung thư thực quản vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư thực quản.
Những nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao
Theo bác sĩ Lưu, những người thường xuyên uống rượu có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản, đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao ở những người vừa uống rượu vừa hút thuốc.
Những người thường xuyên uống rượu có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản,. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bên cạnh đó, trong bữa ăn thường xuyên có các thực phẩm chứa nitrit và nitrat như dưa muối, cà muối, thịt muối,...; hoặc chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, rau xanh, hoa quả hoặc thói quen ăn đồ cay, nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ nướng làm tổn thương ở niêm mạc thực quản.
Ngoài ra, các nguy cơ gia tăng ung thư thực quản còn có bệnh nhân bị các tổn thương ở thực quản. Như viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản, sẹo bỏng thực quản, bệnh co thắt tâm vị,...; có người thân mắc ung thư thực quản; thừa cân, béo phì.
Ung thư thực quản thường gặp ở độ tuổi 55 - 80, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới (chiếm 80%).
Triệu chứng ở giai đoạn tiến triển
Ung thư thực quản giai đoạn sớm không gây ra triệu chứng. Khi ung thư tiến triển, các triệu chứng phổ biến nhất là:
Nuốt nghẹn: Cảm giác thức ăn bị vướng trong thực quản và có thể bị nôn trở ra. Nuốt nghẹn tăng dần từ đặc tới thức ăn lỏng. Thường khi có nuốt nghẹn thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Nôn xuất hiện khi biểu hiện nuốt nghẹn đã rõ rệt. Nôn có thể xảy ra trong bữa ăn, ngay sau khi ăn. Chất nôn là thức ăn vừa mới ăn vào không có lẫn dịch vị, có thể có ít máu trong chất nôn.
Khó thở, ho, sặc, khàn tiếng là các triệu chứng cho thấy khối u đã xâm lấn thực quản. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tăng tiết nước bọt: Khi bệnh nhân nuốt nghẹn nhiều thì nước bọt hầu như không xuống được dạ dày nên bệnh nhân luôn phải nhổ nước bọt. Ngoài ra sụt cân, gầy sút, suy kiệt, thiếu máu cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh.
Các triệu chứng khác chứng tỏ khối u đã xâm lấn ra ngoài thực quản như khó thở, ho, sặc, khàn tiếng; Giọng nói khàn kèm ho mà không hết trong vòng 2 tuần; Đau khi nuốt, cảm giác nặng, tức sau xương ức khi nuốt, đau ngực hoặc lưng, đau bụng vùng thượng vị.
Điều trị ung thư thực quản được thực hiện dựa trên giai đoạn và vị trí ung thư, cùng với thể trạng chung của từng người, là sự phối hợp của xạ trị, hóa trị và phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò quyết định.
5 loại thực phẩm tồi tệ nhất đối với gan của bạn Gan đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, gan thực hiện rất nhiều chức năng từ sản xuất mật hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, lưu trữ chất béo và cung cấp khả năng miễn dịch tốt hơn. Nhưng nhiều người không nhận ra tầm quan trọng...