8 loại thảo mộc giúp tăng cường miễn dịch cho gia chủ
Việc trồng và sử dụng những loại thảo mộc có hương thơm này vừa ngon miệng vừa tăng cường sức đề kháng cho gia chủ.
Trồng các loại thảo mộc trên ban công, sân sau hoặc bệ cửa sổ là một cách tuyệt vời để đuổi muỗi, mang đến hương tinh dầu nhẹ nhàng cũng như… góp phần tạo ra các món ăn ngon. Không chỉ vậy, một số loại thảo mộc là chất tăng cường miễn dịch tổng thể, trong khi những loại khác có thể giúp giảm căng thẳng, nâng cao tâm trạng của chúng ta.
Sáu loại thảo mộc này rất dễ trồng từ hạt và chúng chỉ cần chăm sóc tối thiểu. Trong một thời gian ngắn, bạn có thể gặt hái được những phần thưởng cho cả khẩu vị và sức khỏe của mình.
1. Húng quế
Nếu bạn đang đối phó với lo lắng hoặc căng thẳng, bạn có thể vò nát một vài lá húng quế để ngửi tinh dầu hoặc cho vào nước để uống hay thêm vài lá vào món ăn. Với đặc tính kháng khuẩn, húng quế cũng có thể giúp tránh nhiễm trùng và cảm lạnh.
Húng quế cần nhiều ánh sáng mặt trời và phát triển mạnh ở những vùng có khí hậu ấm hơn. Loại cây này khó có thể phát triển tốt nếu bạn trồng ở nơi nhiều bóng mát. Bạn có thể trồng cây bằng hạt hay cây giống (mua tại trại rau giống địa phương). Trong thời gian trồng, bạn nên thuờng xuyên tưới nước cho cây.
2. Cây tía tô
Tía tô là một loại rau gia vị rất phổ biến trong bữa cơm của người Việt. Nó không chỉ là rau gia vị mà còn là vị thuốc quý trị các chứng ho, cảm, đau đầu, đầy trướng, ngộ độc cua cá… Gần đây, loại rau thơm này còn được chứng minh nước nấu từ loại lá này có thể giải độc, chống lão hóa… Bạn có thể trồng tía tô bằng hạt hay cây giống ở khu vực có nhiều nắng, và tưới nước thường xuyên. Lưu ý, khi thời tiết lạnh, tía tô sẽ bị co lá lại.
3. Cây húng lủi
Cây húng lủi thuộc loại cây thảo mộc, cây có nguồn gốc hoang dã nên phát triển rất nhanh, thân dễ mọc bò thành chùm dưới đất. Lá húng lủi tương đối nhỏ, thuôn dài, mép lá hình răng cưa và có mùi thơm đặc trưng.
Video đang HOT
Trong rau húng lủi rất giàu các hoạt chất có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, giúp men tiêu hóa tiết ra nhiều hơn. Loại cây này cũng được chứng minh có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư và là một loại rau lý tưởng cho công cuộc làm đẹp của chị em phụ nữ.
Bạn có thể trồng húng lủi bằng hạt cây con hay rễ chùm trong chậu, li, tách hay ra đất. Cây phát triển nhanh tốt nếu được cung cấp đủ nắng và nước thường xuyên.
Kinh giới còn có tên là khương giới, giả tô có tác dụng giải cảm, giải độc, cầm máu… Tinh dầu kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, trị các bệnh ngoại cảm phong hàn, thanh nhiệt, giải độc, trị dị ứng mẩn ngứa. Cây kinh giới ưa ánh mặt trời và nước, bạn cần trồng sát cửa sổ hay khu vực nhiều ánh nắng.
5. Oregano
Oregano có đặc tính khử trùng
Oregano có đặc tính khử trùng, có lợi cho việc chống lại nhiễm trùng đường hô hấp và các vấn đề tiêu hóa. Loại cây này cũng hữu ích trong việc giảm căng thẳng và cáu kỉnh do căng thẳng và lo lắng.
Gieo hạt trực tiếp vào khay phẳng hoặc thùng có lỗ nhỏ để thoát nước. Hạt giống mất khoảng năm đến mười ngày để nảy mầm. Oregano phát triển tốt ở hầu hết các vùng khí hậu và thích nhiều ánh sáng mặt trời.
6. Hương thảo
Hương thảo giúp kích hoạt hệ thống tuần hoàn.
Vì đặc tính chống trầm cảm, cây hương thảo hay tinh dầu hương thảo được biết đến như một liệu pháp thảo dược với tác dụng nâng cao tinh thần . Đôi khi loại cây này cũng được sử dụng như một phương thuốc để giảm bớt đau đầu.
Hương thảo là một loại cây bụi thân thiện, phát triển tốt trong các thùng chứa hoặc trồng trực tiếp dưới đất. Loại cây này có thể thích ứng với mọi điều kiện thời tiết miễn sao bạn bảo đảm chúng được chiếu sáng ít nhất 3-5 tiếng mỗi ngày.
7. Cây xô thơm
Với đặc tính làm se và khử trùng, cây xô thơm rất tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng, cảm lạnh và chứng bốc hỏa. Loại cây này cũng được biết đến với vai trò như một chất hỗ trợ tiêu hóa tốt và thư giãn hệ thần kinh.
Loại cây này cần ánh nắng trực tiếp và độ ấm. Nếu có không gian và điều kiện thích hợp, thảo mộc này sẽ phát triển thành một bụi có kích thước vừa phải. Ngoài trồng từ hạt, cây con, bạn có thể cắt một cành từ cây lớn, dâm xuống đất ẩm, từ 5-10 ngày, cành cây sẽ đâm rể rồi dần phát triển thành cây con.
8. Cỏ xạ hương
Có nhiều loại cỏ xạ hương, nhưng loại dễ tìm nhất là cỏ xạ hương vườn thông thường hoặc cỏ xạ hương chanh (Thymus Citriodorus ) – có mùi thơm chanh rất dễ chịu. Do đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống nấm, cỏ xạ hương chống lại nhiễm trùng và cảm lạnh cùng tác dụng làm dịu hệ thần kinh và làm dịu cơn đau bụng.
Bạn có thể bắt đầu từ hạt giống hoặc mua một chậu cây để bắt đầu nhanh hơn. Bạn có thể trồng trong thùng chứa hoặc trồng trực tiếp ra đất. Cỏ xạ hương là một loại cây cứng cáp, ưa nắng và phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu. Nhìn chung, nó là một loại thảo mộc có khả năng bảo dưỡng thấp và sẽ mọc cây con hàng năm từ hạt.
Nhà bếp có 2 thứ lộc khí gia chủ ngày càng giàu, 2 điều tán tài cả năm xui xẻo làm đâu hỏng đấy
Nhà bếp không chỉ là nơi nấu nướng, nó còn ảnh hưởng rất nhiều tới tài vận trong gia đình bạn.
Chính vì vậy, gia chủ nên tránh những sai lầm dưới đây nhé.
2 thứ tốt cho phong thủy nhà bếp
Trồng loại thảo mộc trong nhà bếp: Những loại cây thảo mộc ở cửa sổ nhà bếp là một sự lựa chọn tốt nhất giúp gia chủ hút tài lộc vào nhà. Khi bạn trồng các loại cây thảo mộc giúp cho không gian bếp nhà bạn thêm mát mẻ có mùi hương thơm dễ chịu.
Đồng thời, các loại thảo mộc không chỉ trang trí nhà bếp của bạn mà còn giúp bạn chuẩn bị các món ăn ngon và tiện lợi hơn. Đồng thời, loại cây thảo mộc này còn giúp hút phong thủy tài lộc vào nhà khiến gia chủ phất lên nhanh chóng.
Trồng loại rau ăn được trong bếp: Nếu bạn muốn xua đuổi vận khí xấu thu hút vận khí tốt vào nhà, bạn nên trong các loại cây dễ sống và ăn được. Trong tất cả các loại rau sống thì các loại cây như cây bạc hà, rau thơm, húng quế... đều dùng được và rất dễ sống. Ngoài ra, các loại cây này còn có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người, chúng còn có tác dụng tỏa mùi hương xua đuổi muỗi và kiến làm thơm mát không gian bếp nhà bạn.
2 điều kiêng kỵ trong nhà bếp
Đặt bếp trung tâm nhà: Khi đặt bếp trong nhà bạn nên đặt ở phía Đông, Đông Nam. Vì đây là hai hành thuộc Mộc trong khi nhà bếp thuộc hành Hỏa và Thủy. Theo quan niệm ngũ hành tương sinh tương khắc thì Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa. Bởi vì vậy ba hành này có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau - Hành mộc ở giữa sẽ cân bằng cho hành Hỏa và Thủy vốn khắc nhau. Không nên đặt ở phía Nam là hành Hỏa, sẽ tương ứng với lửa ở trong bếp. Lửa thêm vào lửa sẽ gây ra hỏa hoạn, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên đặt bếp ở trung tâm nhà sẽ làm tăng hỏa khí khiến cho các thành viên trong nhà nảy sinh mâu thuẫn. Đồng thời, hỏa khí quá mạnh sẽ khiến cho tài lộc trong nhà dễ bị hao hụt.
Ảnh minh họa.
Không bếp nấu dưới xà ngang ngôi nhà: Trong phong thủy thì khu vực bếp lửa tượng trưng cho hơi ấm, hạnh phúc, sức khỏe của cả một gia đình. Không nên đặt bếp nấu ở nơi không có chỗ dựa không để bếp nấu ở giữa nhà bếp giữa phòng khách thẳng cửa chính.
Đặc biệt, bạn không nên đặt bếp đun dưới xà ngang nhà sẽ đè lên người ông Táo dẫn đến ngăn chặn đè nén sự phát triển và những tài vận may mắn đến với cả gia đình. Nhất là, nếu phần không gian nhà bếp luôn mở, hút gió thì sẽ cuốn tài lộc trong nhà đi.
Tuy nhiên, khi thiết kế nhà bếp bạn cũng không nên để kín mít quá, điều này sẽ tạo sự u ám, theo đó âm khí càng nặng nề, không hề tốt cho sức khỏe của mọi người trong gia đình. Một không gian thoáng đãng giúp căn bếp hấp thụ được nhiều ánh sáng, tạo sự ấm áp, cuốn đi những điều không tốt lành. Bạn có thể thiết kế máy hút mùi trong khu vực bếp để không khí thông thoáng.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Vườn hữu dụng cho nhà bếp Sau quãng ngày dài giãn cách xã hội, ít nhiều trong chúng ta đã hình thành thói quen sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe tích cực, bền vững. Song song đó, sự trở lại của những khu vườn trong cuộc sống đô thị đã không còn xa lạ những năm gần đây, việc xuất hiện thường xuyên các loại vườn cây cảnh...