8 loại game thủ eSport điển hình tại Việt Nam và Châu Á hiện nay
Nếu bạn là một game thủ hâm mộ eSport thì hãy thử xem xem mình thuộc nhóm nào trong số 10 loại dưới đây nhé. Ngày nay, khi mà eSport đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới thì cộng đồng fan hâm mộ của các trò chơi, các team thi đấu cũng theo đó ngày càng tăng theo. Hãy cùng GameK điểm qua 8 loại game thủ hâm mộ eSport điển hình tại Việt Nam và Châu Á hiện nay.
1, Fan-boy
Tranh cãi không dứt giữa fan DOTA 2 và LoL là một ví dụ điển hình
Một dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất về các Fan-boy đó chính là việc họ liên tục nói rằng những tựa game mà người khác chơi là dở và chỉ có những trò mà họ đang chơi mới là đẳng cấp. Họ có thể dành hàng giờ liền ngồi tranh luận với bạn về việc game họ chơi hay ra sao, game của bạn dở như thế nào. Nói chuyện với những Fan-boy như vậy chỉ phí thời gian mà thôi bởi trong đầu họ không hề có khái niệm logic mà chỉ có… “game mình chơi là nhất”
2, Những “kẻ yêu nước”
Chắc hẳn ai chơi DOTA 2 cũng biết được cụm từ Pynoy và hàm ý sau nó
Video đang HOT
Thông thường bạn sẽ có thể nhận ra những thành phần này ngay khi nhìn vào… avatar của họ bởi đa phần chúng thường sẽ là quốc kì nước họ mà thôi. Đối với những con người này, khi team eSport của nước họ chiến thắng, họ chắc chắn sẽ rất tự hào và liên tục nhai đi nhai lại bài ca chiến thắng của mình với game thủ khác còn ngược lại, họ sẽ lăng mạ đội chơi này không tiếc lời do đã “làm nhục” quốc thể. Những game thủ dạng này đối khi còn tỏ ra khó chịu nếu một team nước họ thu nhận các thành viên người nước ngoài, dù cho họ có đánh hay như thế nào đi chăng nữa.
3, “Kẻ nóng tính”
Những kẻ nóng tính có thể giống đôi chút với Fan-boy kể trên, tuy nhiên họ khác nhau ở chỗ Fan-boy thường chỉ kêu gào ầm ỹ về những tựa game, những đội chơi mà họ không thích, còn những Kẻ nóng tính lại… kêu gào và phàn nàn về mọi thứ. Chỉ cần kết quả trận đấu không đi theo đúng ý của họ thì mọi thứ sẽ trở nên cực kì tồi tệ, nào là giọng ông bình luận viên dở vậy hay trận đấu tổ chức chả ra làm sao… Nói chung là có lý do để họ kêu gào cho thỏa cơn tức giận, vậy là đủ rồi.
4, Một mình một ngôn ngữ
Có lẽ khi chơi game tại các sever quốc tế, bạn sẽ bắt gặp trường hợp như thế này khá nhiều. Trong khi mọi người đang thảo luận với nhau bằng tiếng Anh thì sẽ có một hoặc hai thành viên trong team cứ nhất quyết chat bằng một thứ ngôn ngữ khác. Điều này thực sự gây khó chịu cho người chơi khác bởi nó giống như việc bạn thì thầm sau lưng họ vậy, tuy chỉ là một hành động nhỏ nhưng lại gây ra sự thiếu tôn trọng rất lớn.
5, Kẻ thích “dạy đời”
Khi chơi Liên Minh Huyền Thoại, chắc chắn bạn đã không ít lần gặp phải những “kẻ dạy đời” kiểu như thế này.
Những game thủ thuộc thể loại này thường luôn ra vẻ mình là một cao thủ eSport, thường xuyên đưa ra những phân tích rất… hay về gameplay, về team thi đấu, về việc người này phải chơi ra sao, người kia phải làm thế nào. Đa phần những lời khuyên này đều… sai, thế nhưng họ vẫn cứ nói liên tục bởi họ cho rằng mình làm như vậy là đang cống hiến và giúp đỡ cho người chơi khác. Tất nhiên, nhiệt tình cộng với sự ngu dốt thì sẽ cho kết quả là gì thì ai trong số chúng ta cũng đều đã biết.
6, Anti-fan
Team DOTA 2 Newbee từng có khá nhiều… Anti-fan
Những game thủ thuộc loại Anti-fan khác khá nhiều so với các anh chàng Fan-boy ở trên. Nếu như các Fan-boy luôn tìm cách bảo vệ tựa game mà mình đang chơi hay theo dõi team mà mình yêu thích thì các Anti-fan đơn giản chỉ xem các trận đấu vì họ… ghét một đội nào đó và muốn họ thua cuộc. Những Anti-fan thường sẽ biến mất ngay lập tức khi đội mà họ ghét bỏ bị loại khỏi giải.
7, Game thủ lão làng
Là những người gắn bó với game lâu dài nhất, từ lúc các trò chơi này bắt đầu ra bản test cho đến khi hoàn thiện và giành được thành công vang dội. Những game thủ lão làng thường hiểu rất rõ về tựa game mà họ đang chơi hay có thể đọc chiến thuật rất tốt. Những “Kẻ dạy đời” được liệt ra ở trên luôn cố gắng để tỏ ra cho mọi người biết rằng mình là một game thủ lão làng, tất nhiên, không phải lúc nào chúng cũng thành công.
8, Game thủ “bình dân”
Game thủ “bình dân” chẳng cần quan tâm giải đấu nọ kia gì cả, họ chỉ chơi để vui
Có lẽ đây là lượng game thủ chiếm đa số trong cộng đồng eSport hiện nay. Họ là những người chơi đơn thuần, không cần quan tâm đến việc team nào đang mạnh, đang yếu, game thủ nào đang nổi đang chìm… Tất cả những gì họ quan tâm chỉ là chơi game và tận hưởng niềm vui mà tựa game này mang lại cho họ mà thôi.
Theo VNE