8 huyện ở Kon Tum có dịch tả lợn châu Phi, tiêu hủy hơn 1.000 con lợn
Tính từ đầu năm đến này, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại 8/10 huyện thành phố tại tỉnh Kon Tum.
Tổng cộng, đã có 1.151 con lợn với tổng trọng lượng hơn 39,5 tấn lợn hơi bị tiêu hủy.
Ngày 13/12, ông Đoàn Thanh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum cho biết, tính từ đầu năm 2021 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 112 hộ thuộc 43 thôn trên địa bàn 25 xã thuộc 8/10 huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy 1.151 con lợn bị mắc bệnh với tổng trọng lượng 39,563kg.
Video đang HOT
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã tiêu hủy khoảng 1.151 con lợn bị mắc dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum
Theo ông Mai, nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn châu Phi bùng phát, lây lan tại tỉnh Kon Tum là do một số hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn sinh học. Ngoài ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu cộng với việc vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao đối với điều kiện ngoại cảnh, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát.
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum đã yêu cầu các địa phương thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ tại các khu vực có dịch. Đồng thời, các chốt kiểm dịch động vật phải kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển động vật sống đưa vào tiêu thụ.
Chính quyền chức năng tiêu hủy số lợn chết do dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum
“Đối với các hộ chăn nuôi khi sử dụng thức ăn cho lợn phải sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Đặc biệt, khi thực hiện việc tái đàn, các hộ chăn nuôi phải tuân thủ nguyên tắc và các bước nuôi tái đàn lợn và lựa chọn con giống phải có nguồn rõ ràng, từ các cơ sở an toàn dịch bệnh và tiêm phòng đầy đủ vắc xin theo quy định”, ông Mai khuyến cáo.
Đắk Lắk: Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14/15 huyện, thành phố, gần 7.000 con heo đã bị tiêu hủy
Ngày 1/12, ông Thủy Lệ Vũ, Phó Chi Cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 14/15 huyện, thành phố, đã có gần 7.000 con heo bị tiêu hủy...
Theo ông Thủy Lệ Vũ, hiện đã có 14/15 huyện trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, trong đó số heo mắc bệnh và tiêu hủy lên đến gần 7.000 con.
Ngành thú y tỉnh Đắk Lắk tiêu huỷ số heo mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: CCTY
Hiện nay Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị các địa phương có dịch tả lợn châu Phi thực hiện nghiêm công tác tiêu độc, khử trùng.
Đối với các trang trại nuôi heo đang có dịch phải khoanh vùng, cách ly, cấm người ra vào đồng thời thường xuyên phun hóa chất tiêu độc, khử trùng để hạn chế dịch lây lan.
Đối với các hộ dân có heo mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi phải báo ngay cho chính quyền địa phương, tiến hành tiêu hủy heo bệnh, chết, tuyệt đối không được bán, mổ thịt...
"Chi cục đã cấp cho 15 huyện, thành phố trên địa bàn 6.000 lít hóa chất để tiến hành phun tiêu độc, khử trùng để hạn chế thấp nhất dịch tả heo châu Phi lây lan. Đối với các chốt kiểm dịch động vật phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vận chuyển heo không rõ nguồn gốc...", ông Thủy Lệ Vũ nói.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình, dân rắc vôi bột trắng xóa chuồng Tính đến ngày 26/11, dịch tả lợn châu Phi bùng phát 8/8 huyện, thành phố tại tỉnh Ninh Bình, trên 15.000 con lợn mắc bệnh đã chết và tiêu hủy. Nhiều hộ lợn nuôi bị dịch tả lợn châu Phi tiến hành khử khuẩn, rắc vôi bột trắng xóa chuồng... Cụ thể, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 2.557 hộ, trên...