8 điều phụ huynh nên làm nếu muốn tốt cho con
Không chia sẻ quá nhiều về con trên Internet, khuyến khích chúng làm việc nhà, đi du lịch là những gì phụ huynh nên làm.
1. Không che giấu sự thật
Theo một nghiên cứu từ Singapore, những đứa trẻ bị bố mẹ nói dối, ngay cả khi những lời nói dối đó chỉ để che giấu một sự thật có thể gây tổn thương, có thể gặp khó khăn hơn trong việc thích nghi với cuộc sống khi trưởng thành.
Khi đứa trẻ hỏi một câu hỏi hóc búa, nói dối có vẻ là cách dễ dàng nhất. Nhưng điều đó có thể gửi đến đứa trẻ một thông điệp mâu thuẫn, đặc biệt là khi chúng luôn được dạy phải trung thực. Bố mẹ che giấu những sự thật còn dẫn đến việc trẻ có nhiều khả năng nói dối bố mẹ hơn khi chúng lớn lên và bắt đầu có hành vi tiêu cực.
2. Không chia sẻ quá nhiều về con trên Internet
Trong thời đại Internet, nhiều trẻ đã gặp phải hình thức vi phạm quyền riêng tư mới: bố mẹ chia sẻ ảnh và thông tin về chúng trên mạng xã hội. Nhiều người có ảnh hưởng kiểu “bà mẹ trên Instagram” thậm chí đã xây dựng sự nghiệp bằng cách giới thiệu cuộc sống của con với thế giới. Điều này không chỉ gây nguy hiểm bởi những tác động từ bên ngoài mà còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến lòng tự trọng về lâu dài.
Ảnh: Bright Side.
3. Khuyến khích con đi du lịch
Đi du lịch là cách để được gặp gỡ những người mới, thử những món ăn mới, thăm quan những địa điểm mới và trải nghiệm những nền văn hoá mới.
Video đang HOT
Trẻ cũng có thể được hưởng lợi từ việc nhìn ra thế giới. Du lịch khơi dậy trí tò mò của chúng, khả năng thích ứng và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Hoạt động này cũng giúp trẻ độc lập và tự tin hơn. Khi trưởng thành, chúng có xu hướng cởi mở, hướng ngoại và tôn trọng. Điều này đúng với cả du lịch quốc tế và nội địa.
4. Để con làm việc nhà
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên làm việc nhà sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống sau này. Những công việc phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ cho chúng những bài học quý giá như hiểu về tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề. Do đó, chúng có thể trở thành những người biết đồng cảm, có thể hoạt động tốt khi làm một mình và cả khi ở trong một nhóm.
5. Khen ngợi nỗ lực chứ không phải khả năng
Khi con đạt thành tích nào đó, có hai cách bố mẹ thường khen ngợi, gồm: Con thật thông minh” và “Con đã làm việc rất chăm chỉ và đã đạt được kết quả tốt. Cách đầu tiên nuôi dưỡng một tư duy cố định trong khi cách thứ hai sẽ nuôi dương tư duy phát triển.
Một tư duy cố định khiến trẻ cảm thấy không cần cải thiện những khả năng mà chúng sẵn có thì vẫn đạt được những điều tốt đẹp. Điều này dẫn đến việc trẻ dễ bị đè bẹp, không thể đối phó khi khả năng bẩm sinh của chúng không đủ để quản lý vấn đề. Trả sẽ thường nói “Con không thể làm gì hơn được nữa”.
Nhưng khi khen ngợi nỗ lực, bạn sẽ truyền cảm hứng cho trẻ làm tốt hơn và không bỏ cuộc, giúp con có thể dễ dàng bước vào tuổi trưởng thành và không ngại đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn.
6. Làm công việc bên ngoài chứ không chỉ nội trợ
Nghiên cứu từ trường Kinh doanh Harvard (Mỹ) cho thấy con gái của những bà mẹ làm việc bên ngoài có xu hướng hoàn thành năm học nhiều hơn, kết thúc với vị trí quản lý và kiếm được mức lương cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa có mẹ chỉ ở nhà nội trợ. Và con trai của những người làm việc bên ngoài đóng góp nhiều hơn vào công việc gia đình và chăm sóc con cái.
7. Có mối quan hệ lành mạnh với vợ/chồng
Những đứa trẻ có bố mẹ thường xuyên tranh cãi sẽ tệ hơn những đứa trẻ bố mẹ đang có mối quan hệ hạnh phúc, ổn định. Trong các gia đình có mức độ xung đột cao giữa bố mẹ, trẻ có nguy cơ phát triển các vấn đề về cảm xúc, xã hội và hành vi cao hơn. Chúng cũng sẽ gặp khó khăn với sự tập trung và thành tích học tập ở trường.
Những đứa trẻ đó cũng thiếu hình mẫu về mối quan hệ lành mạnh và khi trưởng thành, chúng có thể lặp lại một cách vô thức cách bố mẹ đã cư xử với nhau. Mặt khác, những đứa trẻ từ các gia đình hạnh phúc thường trưởng thành hơn về mặt cảm xúc và ít có nguy cơ bị cuốn vào các mối quan hệ lạm dụng và độc hại.
8. Không quá dễ dãi hay độc đoán
Nhiều bố mẹ quá dễ dãi hoặc quá độc đoán trong nuôi dạy con. Điều này đều không được các nhà tâm lý khuyến khích. Bố mẹ cần nuôi dạy con bằng cách hướng dẫn chúng, khuyến khích sở thích và có trách nhiệm dạy dỗ. Việc không quá dễ dãi hay độc đoàn sẽ khiến con cái lớn lên thành người có kỷ luật nhưng độc lập và tự giác.
Cảnh báo về hành vi tiêu cực do bạo lực học đường
Khoa Sức khỏe vị thành niên - Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) mới đây đã tiếp nhận một bé gái 13 tuổi nhập viện do uống thuốc trừ sâu tự tử, sau thời gian bị bạo lực học đường.
TS Ngô Anh Vinh tư vấn cho một bệnh nhi bị sang chấn tâm lý do bạo lực học đường - ẢNH: K.CHI
Sang chấn tâm lý
Bệnh nhi (BN) được gia đình chuyển đến cấp cứu tại Trung tâm cấp cứu - chống độc, Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư. Tại đây, BN được xử trí cấp cứu: rửa dạ dày, truyền dịch và sử dụng thuốc giải độc... Sau khi ổn định các chức năng sống, BN được chuyển sang Khoa Sức khỏe vị thành niên.
Theo TS Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, thời gian đầu BN này luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Cả ngày dài, hầu như BN chỉ nằm thu mình, tự ti và không muốn trò chuyện với bất kỳ ai.
"Sau khi khám và làm trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ và chuyên gia tâm lý đánh giá BN có những sang chấn về tinh thần. Sau một tuần trị liệu tâm lý, tinh thần của bé đã cải thiện hơn. BN cảm thấy khỏe và vui vẻ hơn, hòa đồng với các bạn trong phòng và với người xung quanh; ăn ngủ tốt hơn và được ra viện sau đó", bác sĩ Vinh cho biết.
Phòng chống bạo lực học đường phải được xem là công việc của toàn xã hội, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, của gia đình và nhà trường.
Trong gia đình, phụ huynh cần dành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề về trường lớp của trẻ. Việc cung cấp các kỹ năng và kinh nghiệm sống cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy cơ trong trường học.
Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện bên cạnh sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp trẻ được học tập và phát triển lành mạnh. Giáo viên cần chú ý không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp và cần khuyến cáo về hành vi bạo lực ngay từ khi học sinh bắt đầu vào học. Giáo viên cũng cần lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
(Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi T.Ư)
Chia sẻ về căn nguyên khiến bé gái 13 tuổi có hành vi tự gây tổn hại sức khỏe, một bác sĩ tham gia điều trị cho biết sự việc bắt đầu vào thời điểm giữa năm học, khi cô giáo xếp học sinh này ngồi giữa hai bạn nam trong lớp. Kể từ đó, em thường xuyên bị hai bạn bên cạnh trêu chọc, giật và ném sách vở.
Nghiêm trọng hơn, tại lớp, em còn thường xuyên bị hai bạn lấy sách đập vào đầu. Ngoài ra còn bị cả lớp ghép đôi với một trong hai bạn nam đó, khiến em luôn cảm thấy xấu hổ, căng thẳng và lo sợ. Học lực của em ngày càng giảm sút. Mỗi khi em không làm được bài hoặc bị điểm kém thì cả lớp lại trêu chọc khiến càng chán nản và không muốn đi học. "Theo lời BN kể lại, em đã luôn sợ hãi khi đến trường và cảm thấy không có ai hiểu hay giúp đỡ mình. Dần dần em không muốn giao tiếp với ai, thậm chí cả bố mẹ hay anh chị em", bác sĩ điều trị cho biết.
Trong gia đình, bé gái này cũng tách khỏi người thân, không ăn cùng gia đình. Sau thời gian dài căng thẳng, sang chấn tâm lý, em đã nhắn tin cho vài người bạn thân về tâm trạng của mình rồi tự đi mua thuốc trừ sâu và uống 2 gói vào lúc nửa đêm, tại nhà. Tình trạng ngộ độc khiến trẻ nôn liên tục rồi ngã gục.
Lo ngại ảnh hưởng lâu dài
Các bác sĩ điều trị cho BN trên nhìn nhận đây là một trường hợp đau lòng về bắt nạt và bạo lực học đường, may mắn là BN đã được cứu sống. "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với em, đặc biệt khi em đi học trở lại, nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn thì em có thể lại tiếp tục có hành vi tự sát và hậu quả có thể còn đau lòng hơn...", một chuyên gia về sức khỏe vị thành niên chia sẻ.
Theo Khoa Sức khỏe vị thành niên (BV Nhi T.Ư), tại VN, số liệu thống kê từ các điều tra gần đây cho thấy sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng của nạn bạo lực học đường, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên. Một báo cáo của Bộ GD-ĐT gần đây cho thấy trong một năm học trên toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày).
Cãi nhau, chồng ném quần áo của vợ ra đường, đuổi không cho về nhà nhưng hành động bất ngờ sau đó của cô mới thật sự làm anh choáng váng "Lão nghe vợ nói liền nổi cùn mắng em lắm lời rồi quát im miệng. Lần này em không nhịn, ngược lại càng lớn tiếng hơn. Thế là vợ chồng cãi nhau...", cô vợ kể. Đôi khi nhờ có cãi vã, vợ chồng mới hiểu nhau hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà đôi bên được phép buông lời gây tổn thương...