8 điều ít biết về nghề tiếp viên hàng không
Tiếp viên hàng không được đào tạo võ thuật, đỡ đẻ, cứu hỏa… để xử lý các tình huống bất ngờ trong suốt chuyến bay, theo Business Insider.
1. Không chỉ phục vụ đồ ăn và nước uống
Nhiều người cho rằng tiếp viên hàng không là những “hầu bàn trên trời”. Đây là quan điểm sai lầm. Phục vụ đồ ăn và nước uống chỉ là một trong những nhiệm vụ của họ. Tiếp viên hàng không còn có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hành khách trên chuyến bay. Đây là công việc vô cùng căng thẳng khi họ phải chịu trách nhiệm cả một máy bay gồm đủ loại hành khách. Ảnh: Dailymail. 2. Tuân thủ quy định nghiêm ngặt về ngoại hình
Ngoài đồng phục, tiếp viên hàng không, đặc biệt là ở các hãng châu Á và Trung Đông, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về màu tóc, kiểu tóc và trang điểm. Thậm chí, móng tay cũng phải sơn theo quy định còn trang sức thì chỉ được đeo ở mức tối thiểu theo quy định. Ảnh: Getty Images. 3. Cân nặng
Quy định về ngoại hình không chỉ dừng lại ở quần áo và phụ kiện. Một số hãng hàng không còn đưa ra quy định về cân nặng và tỷ lệ mỡ cơ thể. Đây là những tiêu chuẩn không dễ đáp ứng. Các tiêu chuẩn này được đo lại mỗi năm một lần và tiếp viên phải đảm bảo luôn có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) khỏe mạnh. Ảnh: SCMP. 4. Được đào tạo để đỡ đẻ trên máy bay
Ngoài việc được đào tạo để hỗ trợ y tế, tiếp viên hàng không cũng được đào tạo để đỡ để thành thạo trên máy bay. Ảnh: Flickr. 5. Được đào tạo võ thuật
Video đang HOT
Để đề phòng trường hợp gặp không tặc hoặc những hành khách nổi loạn, tiếp viên hàng không được đào tạo để có thể xử lý bằng “nắm đấm”. Đây là kỹ năng phổ biến của tiếp viên hàng không ở một số hãng của châu Á. Ảnh: Dailymail. 6. Có kỹ năng sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt
Tiếp viên hàng không được đào tạo để tự sinh tồn và giúp hành khách trong điều kiện khắc nghiệt khi máy bay gặp nạn. Ví dụ điển hình là những tiếp viên sống sót trong vụ máy bay đâm vào dãy núi Andes năm 1972. Quả không dễ dàng để tồn tại trên núi tuyết không có nhiều thức ăn sau vụ tai nạn. Ảnh: ECNS. 7. Cứu hỏa trên không
Không chỉ có kỹ năng sinh tồn trong môi trường khó khăn, tiếp viên hàng không còn được đào tạo để chữa cháy trên máy bay ở độ cao hơn 3.000 m. Ảnh: flightattendantclub. 8. Thường bay với những đồng nghiệp khác nhau
Đa số phi hành đoàn đoàn là những người bay với nhau lần đầu tiên. Tiếp viên hàng không thường phải bay trên nhiều đường bay tại nhiều quốc gia. Và mỗi lần bay họ phải học cách hợp tác nhanh chóng với đồng nghiệp mới, thậm chí là những người từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Ảnh: Flickr.
Theo Zing News
Những bí mật ít biết về nghề tiếp viên hàng không
Yêu cầu về ngoại hình phải học kỹ năng đỡ đẻ và cả kỹ năng tự vệ là những điều ít biết về nghề tiếp viên hàng không.
1. Yêu cầu về độ tuổi và ngoại hình: Các tiếp viên hàng không luôn phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của hãng về đầu tóc, ăn mặc, trang điểm. Móng tay phải được cắt gọn gàng và sơn theo quy định. Ngoài ra, tất cả tiếp viên hàng không (nam lẫn nữ) đều yêu cầu "về hưu" ở độ tuổi 32.
2. Cân nặng: Nhiều hãng hàng không còn đi kèm các quy định về trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ mà các tiếp viên hàng không phải tuân theo. Họ phải đạt chỉ số BMI khỏe mạnh và một cơ thể đạt chuẩn theo yêu cầu của từng hãng hàng không.
3. Tiếp viên được trả tiền từ khi cửa máy bay đóng: Khi chuyến bay bị trì hoãn hoặc bất ngờ hủy bỏ, họ sẽ chỉ được nhận một khoản trợ cấp nhỏ thường là khoảng 1 euro/giờ, như chính sách của hãng American Airlines và Singapore Airlines.
4. Học quyền tự vệ nếu bị bắt buộc: Ngày nay, tất cả tiếp viên hàng không (nam lẫn nữ) đều phải trải qua một khóa huấn luyện kỹ năng tự vệ cận chiến, theo chính sánh phòng chống không tặc chiếm máy bay. Do đó, nếu hàng khách quá khích, tiếp viên hàng không có thể tự vệ.
5. Được huấn luyện để có thể đỡ đẻ trên máy bay: Bên cạnh những hướng dẫn cơ bản về cấp cứu và y tế, những khóa học tiếp viên hàng không còn dậy cách để đỡ đẻ. Đây không phải là điều hiếm gặp khi đã có nhiều ca đẻ trên máy bay của các sản phụ.
6. Được huấn luyện cách để tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt: Những tiếp viên hàng không được huấn luyện để có thể xử lý trong những tình huống khẩn cấp nếu máy bay không may bị tai nạn hay đâm phải những nơi có điều kiện và hoàn cảnh khắc nghiệt.
7. Các tiếp viên đều là những chuyên gia làm đẹp: Tất cả nữ tiếp viên đều được dạy cách trang điểm và giữ nhan sắc tươi tắn trong suốt quá trình bay chỉ với vài lít nước (để giữ cho da không bị sần), một bộ mỹ phẩm trang điểm, dụng cụ làm tóc, làm móng...
8. Tiếp viên được quyền sử dụng thiết bị điện tử: Mặc dù tất cả hành khách đều được yêu cầu thắt dây an toàn và tắt tất cả thiết bị điển tử thì quy tắc này lại không được áp dụng với đội ngũ tiếp viên. Theo đó, họ vẫn được quyền gọi điện và chụp hình tự sướng rồi gửi lên mạng xã hội.
9. Phải thực hiện những yêu cầu quái gở từ phía hành khách: Ngoài những hành khách liên tục nhấn nút khẩn cấp trong suốt quá trình bay, tiếp viên còn thường xuyên phải đối phó với một số câu hỏi và yêu cầu quái gở từ phía hành khách.
10. Các tiếp viên cũng có thể bị say máy bay: Dù đã quen với cường độ bay và có những khóa tập luyện lâu dài nhưng các tiếp viên vẫn có thể bị say máy bay. Điều này thường xảy ra khi các tiếp viên rơi vào trạng thái mệt mỏi và kiệt sức do lịch bay liên miên và không cố định.
Theo_Kiến Thức
Chém chị gái và anh rể thương vong rồi tự sát Bực tức vì xin tiền chị gái không được, Mạnh cầm dao chém chị gái đứt rời cổ tay. Anh rể vào can bị Manh chém trọng thương dẫn tới tử vong. Mạnh dùng dao cắt cổ tự tử nhưng cảnh sát kịp thời khống chế. Ngày 16.4, Công an TP.Thái Nguyên cho biết, cơ quan này đã khởi tố vụ án Giết...