8 điều cần chuẩn bị để giúp khu vườn của bạn tươi tốt trong mùa xuân, đón chào những đợt thu hoạch mới
Hãy tham khảo một vài mẹo vặt nhỏ dưới đây để có khu vườn tươi tốt và bội thu.
Học gì để trồng các loại rau hay phương pháp nào giúp khu vườn của mình thêm tươi tốt dễ dàng hơn bạn nghĩ nhiều.
Nếu bạn có kế hoạch đúng, bạn có thể tận hưởng một khu vườn xinh đẹp, đầy thành quả lao động mà không cần phải dành nhiều thời giờ để chăm sóc.
Hãy tham khảo một số mẹo vặt cho một khu vườn xanh tươi bao gồm các loại rau, quả có ích cho sức khỏe, đồng thời khiến cảnh quan xung quanh nhà thêm xanh tươi, hấp dẫn.
Một vài chuẩn bị sớm sẽ khiến vườn của bạn mang lại lợi ích kéo dài cả năm.
Làm cách nào để vườn nhà bạn phát triển nhanh và tốt nhất.
Trồng một vườn rau không chỉ giúp bạn có đồ ăn sạch, tươi ngon mà cũng là một thú vui nhàn hạ bên gia đình. Những trái cà chua tươi ngon được trẩy từ khu vườn của bạn sẽ khiến tâm trạng ăn uống của cả gia đình trở nên vui vẻ hơn rất nhiều. Nó hơn hẳn những buổi ăn nhanh tại nhà hàng, hay các đồ ăn mua từ của hàng tạp hóa. Những bí quyết làm vườn giỏi sẽ được bật mí ngay sau đây.
1. Kế hoạch là chìa khóa
Trước khi bạn bắt đầu ném các hạt giống xuống đất thì trước tiên bạn hãy lên kế hoạch cụ thể cho khu vườn nhà mình. Bạn nghĩ mình cần sử dụng loại rau, củ nào, mùa này thì loại nào sẽ tốt và ngon, bạn có thời gian nào để chăm sóc để tìm giống, loại cho phù hợp. Viết tất cả lên một tờ giấy và đừng quên mục tiêu khi mùa hè trôi qua.
2. Chuẩn bị đất
Cỏ dại có lẽ đã ngóc đầu lên trong đất vườn của bạn rồi, nên xử lý chúng càng nhanh càng tốt và di chuyển chúng ra xa. Nếu có thể hãy ủ làm phân hữu cơ để bón trong thời gian trồng rau, quả. Công việc này phải xử lý nhanh vì cỏ mọc rất nhanh sẽ khiến cả khu vườn bạn toàn cỏ phân bón bạn gieo xuống đất sẽ là thức ăn ngon cho bọn chúng chứ không phải cho rau, củ nhà bạn.
3. Cách chọn loại phân bón tốt
Tất cả các sản phẩm “phân bón” phải được dán nhãn với chất lượng đảm bảo ba chất dinh dưỡng chủ yếu của cây là: nitơ, phốt pho và kali (NPK). Hầu hết các loại phân bón hữu cơ sẽ cồng kềnh hơn các sản phẩm hóa chất tổng hợp, do đó tỷ lệ NPK của họ thường thấp hơn so với sản phẩm tổng hợp, và tỷ lệ ứng dụng của nó là cao.
4. Bắt đầu thực hiện chọn hạt giống
Bạn đã lên các danh mục hạt giống và thực vật chưa, ngoài các loại rau ăn thường ngày đáp ứng được yêu cầu đã nêu ở trên bạn cũng nên tham khảo một số loại thực phẩm sau đây vì nó cũng có tác dụng cải tạo đất tốt như Hardy, hành tây, khoai tây, atisô, và một số rau diếp.
5. Kiểm tra các dấu hiệu tăng trưởng
Bạn nên thường xuyên kiểm tra độ tăng trưởng của các loại cây trong vườn nhà mình. Thời gian đầu còn nhỏ, chúng dễ mắc sâu bệnh và chậm lớn vì thế để có cây trồng khỏe mạnh, cao lớn thì việc chăm sóc từ nhỏ là không thể xem nhẹ.
6. Sử dụng hiệu quả các loại dụng cụ làm vườn
Các dụng cụ làm vườn là công cụ tốt nhất giúp bạn làm vườn hiệu quả. Một số dụng cụ đáng ngạc nhiên mà bạn chưa từng nghĩ nó có thể giúp ích cho việc làm vườn của bạn đấy. Bạn có thể sử một bàn chải sắt để làm sạch bất cứ rỉ từ các bộ phận kim loại, làm sạch những công cụ di chuyển bằng nhựa thông…
7. Ánh nắng mặt trời
Chọn nơi đặt khu vườn của bạn phải đầy đủ ánh nắng mặt trời – có nghĩa là ít nhất 6 giờ mặt trời chiếu sáng trực tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng cho “đậu quả” các loại cây như cà chua, ớt và bí. Một vài cây trồng như rau diếp và rau bina, sẽ phát triển với chỉ 3 hoặc 4 giờ mặt trời trực tiếp, nhưng nói chung chọn chỗ nhiều nắng nhất là tốt nhất cho khu vườn của bạn.
8. Đất
Sau ánh nắng mặt trời, yếu tố quan trọng nhất trong làm vườn là đất khoẻ và nhiều chất dinh dưỡng. Hãy chắc chắn rằng cống thoát nước nhà bạn hoạt động tốt vì phần lớn đất vườn tốt là từ các chất hữu cơ, đặc biệt là phân ủ. Các chất hữu cơ có thể bị trôi đi vì hệ thống thoát nước cũng như khả năng giữ nước và cung cấp một số chất dinh dưỡng quá kém
Video đang HOT
Chúc bạn thành công với công việc làm vườn của mình.
Khu vườn sai trĩu của chàng trai bị liệt hai chân, ngồi trên xe lăn chăm rau, quả mỗi ngày
Dù trải qua biến cố cuộc đời khiến đôi chân không còn có thể tự đi lại nhưng Phan Vũ Minh luôn bản lĩnh, nghị lực, sống hết mình.
Không may gặp một biến cố của cuộc đời đã làm cho việc di chuyển của Phan Vũ Minh (31 tuổi, hiện sống tại Vĩnh Long) gặp chút khó khăn. Cùng bố mẹ chuyển lên TP.HCM sống từ khi còn nhỏ, Minh có một tuổi thơ hạnh phúc. Thế nhưng, rủi ro bỗng nhiên ập đến với Minh khi năm 11 tuổi cậu phát hiện mình mắc căn bệnh hiếm gặp.
" Lúc đầu, cả nhà đưa mình đi khám rất nhiều nơi nhưng không phát hiện ra bệnh. Sau này, bố lên mạng tìm hiểu và thấy dấu hiệu của mình khá giống với bệnh dị dạng mạch máu tủy. Bố quyết định đưa mình đến đúng bệnh viện từng phát hiện căn bệnh hiếm đó. Kết quả, mình đã mắc bệnh dị dạng mạch máu tủy", Minh cho hay.
Phan Vũ Minh (31 tuổi, hiện sống tại Vĩnh Long) trong vườn rau của mình.
Khu vườn trong nắng sớm.
Giàn bầu sao nhìn từ trên cao.
Minh chăm sóc vườn và hái rau dền để chuẩn bị bữa chiều.
Anh chàng mua cà chua tươi về ăn rồi lấy hạt gieo trực tiếp luôn và giờ đã có một vườn cà chua.
Toàn cảnh vườn rau trong nhà lưới của Minh.
Minh chia sẻ, một năm cậu phải phẫu thuật 1 lần, có năm làm 2 lần. Cho đến năm 20 tuổi, trong quá trình phẫu thuật Minh bị phù tủy dẫn đến việc không thể đi lại được. Tuy nhiên, Minh chưa nản lòng, gia đình vẫn tiếp tục điều trị và phục hồi chức năng.
Bác sĩ cũng nói Minh nên hòa nhập cuộc sống, chờ điều kì diệu xảy ra. Lời nói của bác sĩ khiến Minh hiểu rằng mình không còn khả năng đi lại nữa. Dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước nhưng cậu vẫn hụt hẫng. Thương bố mẹ, Minh cố gắng rất nhiều bởi cậu hiểu bố mẹ đã vất vả và kiên trì thế nào vì mình.
Sau chuyến đó, Minh và mẹ quyết định dọn về quê Vĩnh Long sinh sống để thay đổi môi trường, giúp Minh thoải mái hơn. Bố Minh thì vẫn làm ở thành phố để kiếm tiền trang trải cho cả nhà. Cuộc sống của Minh từ đây đều gắn liền với sân vườn, thiên nhiên.
Minh tận dụng những cái khay rồi đục lỗ cho thoát nước, cho đất trộn vào rồi trồng cây, bên dưới mình để chậu cây để dễ dàng di chuyển.
Vườn rau bên hông nhà , có rau muống, rau mồng tơi, cải ngọt và bắp cải.
Những luống rau nhìn từ hàng bắp cải qua.
Giàn dưa leo sai trĩu.
Những chậu trồng cải hoa hồng, xà lách, cải bẹ tím.
Phan Vũ Minh chia sẻ: " Không may gặp một biến cố của cuộc đời đã làm cho việc di chuyển của mình gặp chút khó khăn nhưng không phải vì điều đó có thể ngăn cản được sự yêu thích làm vườn của mình. Mình đã thực hiện và duy trì sở thích tới tận bây giờ.
Lúc khởi đầu trồng mình chỉ trồng trong chậu cho dễ việc chăm sóc, di chuyển, tưới, bắt sâu bằng tay... Tới khi cảm thấy việc chăm bón thành thạo hơn mình đã từ từ cải tạo đất trồng, lên luống cho khu vườn. Nơi mình sống rất nhiều sâu bọ nên mình có làm thêm một nhà lưới, tự làm nên không được đẹp cho lắm nhưng kết quả đem lại rất cao, giúp cho cây phát triển tươi tốt.
Việc chăm sóc cây giúp cho mình hiểu được giá trị của một khu vườn giúp ta cải thiện cân bằng được những thứ trong cuộc sống. Đó cũng là những thành quả, là niềm vui của mình với khu vườn nhỏ mỗi ngày".
Góc nhìn từ nhà Minh nhìn ra khu vườn nhỏ.
Một góc nhìn khác của khu vườn.
Chậu trồng cải bẹ dún và bông cải.
Thường khi chăm sóc cây là phải gập người về trước, mỗi lần làm mà quá lâu sẽ khiến cơ thể Minh mệt mỏi.
Vụ mùa súp lơ.
Đây là loại cây Minh thích trồng nhưng chỉ trồng được vào những tháng cuối năm do lúc đó thời tiết mát cây mới phát triển được.
Chuyển về quê, đất rộng, Minh có điều kiện thỏa sức với đam mê cây cối và trồng trọt. Minh đã bàn với mẹ lập một khu vườn rau riêng biệt rộng 60m2 trong tổng số diện tích vườn 800m2 ở quê. Thời gian đầu, Minh khá vất vả với việc làm vườn. Từ đổ đất, đào xới đất, gieo hạt, bón phân đều do Minh tự tay làm. Mẹ cũng phụ giúp nhưng Minh luôn muốn bản thân phải nỗ lực, không muốn phụ thuộc vào người khác quá nhiều.
Giữa các luống rau Minh đều để khoảng trống rộng và bằng phẳng đủ để xe lăn đi vào. Mỗi sáng, cậu đều dậy sớm để tưới, tỉa rau. Buổi tối, Minh lại ra vườn bắt sâu vì Minh xác định vườn rau phải sạch, không phun thuốc.
Súp lơ được rrồng chậu nên không to như trồng ở đươi đất.
Cà tím giống trái nhỏ rất dễ thương.
Ở miền Tây thời tiết nóng nên ớt chuông khó đậu quả. Cả cây chỉ được một trái.
Giàn chanh leo.
"Vì ngồi xe lăn nên lúc làm việc mình phải cúi người xuống thật sâu. Có lúc cúi quá lâu, hai đầu gối ghì vào nhau chặt, cọ xát làm mình rất đau, chảy cả máu. Nhiều khi do cúi liên tục, mình thấy rất chóng mặt. Mỗi ngày chỉ có thể làm được một lúc rồi nghỉ ngơi chứ không thể làm được quá lâu.
Chi phí cho vườn rau cũng không quá nhiều. Ngoài việc mua màn phủ, giống cây, phân bón thì mọi thứ khác có thể tận dụng vì trồng ở quê. Đất đai ở quê cũng tơi xốp hơn nên có nhiều thuận lợi", Minh cho biết.
Hiện tại, vườn rau của Minh khoảng 60m2, trồng đa dạng cây. Minh cũng trồng rất nhiều cây ăn quả xen kẽ vào vườn cây cối của mẹ. Các loại cây Minh trồng là cam, quýt, táo, bưởi, xoài... và các loại dâu, mận (roi), bắp cải, su hào...
Rau củ, cây trái thu hoạch theo mùa khá nhiều. Phần lớn Minh dùng cho gia đình, số còn lại cậu mang biếu hàng xóm. Đối với Minh, vườn rau củ, cây ăn trái là để thỏa mãn đam mê, vui vẻ, giúp bản thân giải tỏa những mệt nhọc trong cuộc sống.
Những chậu trồng ngò rí và rau cần ta.
Hàng chậu cải ngọt.
Góc nhìn trong nhà lưới của Minh.
Bắp cải đang lớn. Minh không có dùng thuốc trừ sâu nên toàn dùng tay bắt sâu.
Thu hoạch hoa thiên lý.
Cây cà tím trồng tốt nên phát triển rất cao to, còn lại sai trái nữa. Minh đã thu hoạch một lứa, còn chừa lại trái non mà trái vẫn còn nhiều.
Anh chàng thường tự mình thu hoạch rau quả trong vườn.
Ảnh: NVCC
Nghỉ dịch, mẹ đảm Đà Nẵng làm vườn rau xanh trên mái tuyệt đẹp, cả nhà ăn mãi không hết Khu vườn vừa cung cấp rau xanh trong mùa dịch Covid-19, vừa tạo sân chơi cho các con trong những ngày giãn cách xã hội. Chỉ còn vài ngày nữa, năm 2021 sẽ khép lại, mở ra một trang mới đầy hy vọng. Thế nhưng những ký ức về mùa đại dịch năm vừa qua vẫn in đậm trong tâm trí mỗi người....