8 dấu hiệu thầm lặng của thiếu vitamin K
Vitamin K1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, trong khi K2 quan trọng hơn đối với sức khỏe của xương, điều hòa sự phát triển của tế bào và ngăn ngừa vôi hóa động mạch.
Theo một nghiên cứu trên Nutrients, có tới 31% số người trưởng thành bị thiếu vitamin K.
Để tránh điều này, hãy ăn thực phẩm giàu vitamin K1, bao gồm rau xanh, bông cải xanh, edamame (đậu lông Nhật), bí ngô và nước ép lựu. Cũng bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin K2, bao gồm thịt gà ác, gan ngỗng, gan bò, bơ và phô mai (từ bò ăn cỏ), lòng đỏ trứng và thịt lợn nếu bạn biết thức ăn của con vật được bổ sung vitamin K tổng hợp.
Vitamin K cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm lên men như phô mai già cứng và natto, một loại thực phẩm Nhật làm từ đậu nành lên men. Bạn có thể nhận được đủ vitamin K bằng cách uống một ly sinh tố vani, salad xà lách bông cải xanh tốt, hoặc cho sức khỏe, hoặc ăn gan xào hành tây.
Vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu, vì vậy nó dễ hấp thu nhất trong bữa ăn có chứa chất béo. Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên cần 90mcg vitamin K mỗi ngày và nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 120mcg mỗi ngày.
Hầu hết mọi người đều nhận được đủ vitamin K hàng ngày, theo Viện Y tế Quốc gia (NIH). Nhưng bạn có thể bị thiếu vitamin K, tùy thuộc vào những gì bạn ăn. Dưới đây là 9 dấu hiệu hàng đầu của thiếu vitamin K.
Triệu chứng thiếu vitamin K
Những dấu hiệu này có thể có nhiều ý nghĩa, nhưng khi có một vài dấu hiệu kết hợp với nhau thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ về khả năng bị thiếu vitamin K.
Vết đứt không cầm máu hoặc bạn bị chảy máu quá nhiều
Khi vết thương không cầm máu nhanh chóng, bạn có thể mất một lượng máu nguy hiểm và nguy cơ tử vong do chấn thương tăng lên, theo báo cáo của Đại học Florida. Dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, máu trong nước tiểu hoặc phân và chảy máu chân răng. Vitamin K hoạt động đồng bộ với một enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp prothrombin, một loại protein liên quan đến quá trình đông máu.
Xương bị yếu
Vitamin K có thể đóng vai trò trong sức khỏe xương – một số nghiên cứu đã liên hệ giữ việc nhận được lượng vitamin K lớn hơn với mật độ khoáng xương cao hơn và nguy cơ gãy cổ xương đùi thấp hơn, theo NIH. Thiếu hụt xảy ra khi cơ thể không có đủ vitamin K để hỗ trợ tối ưu các chức năng như sức khỏe của xương và tim.
Video đang HOT
Có vấn đề về tim
Khi mức vitamin K thấp, canxi có thể lắng đọng trong các mô mềm như động mạch, thay vì xương. Điều này có thể không chỉ góp phần làm yếu xương; vôi hóa mạch máu là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Những người mắc bệnh thận mãn tính có nguy cơ vôi hóa mạch máu cao hơn đáng kể.
Có các triệu chứng viêm khớp
Khi nồng độ vitamin K giảm quá thấp và bạn bị thiếu vitamin K, xương và sụn của bạn có thể không nhận được tất cả các khoáng chất cần thiết. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn – mặc dù nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn còn sơ bộ, theo một nghiên cứu đánh giá trên tạp chí Journal of Nutrition and Metabolism.
Các nguyên nhân gây thiếu vitamin K
Thuốc và các bệnh nội khoa có thể ngăn không cho cơ thể hấp thụ vitamin K cần thiết. Cảnh giác với các triệu chứng nếu một trong những điều sau đây đúng với bạn.
Bạn bị bệnh celiac hoặc rối loạn dạ dày ruột khác
Những người bị rối loạn tiêu hóa hoặc hội chứng kém hấp thu có thể gặp vấn đề về hấp thu vitamin K. Những tình trạng này bao gồm xơ nang, viêm loét đại tràng, viêm tụy mãn tính, bệnh viêm ruột, hội chứng ruột ngắn và tắc ruột. Nếu đã từng phẫu thuật, bạn cũng có nguy cơ thiếu vitamin K cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ về nguy cơ bị thiếu vitamin K và liệu bạn có cần bổ sung vitamin K hay không.
Bạn đang dùng kháng sinh
Các kháng sinh nhóm Cephalosporin như Cefobid có thể tiêu diệt vi khuẩn trong ruột sản sinh vitamin K. Nếu sử dụng các kháng sinh này quá một vài tuần, bạn có thể muốn xem xét bổ sung vitamin K.
Bạn đang sử dụng thuốc ngăn tái hấp thu axít mật (bile acid sequestrant)
Các loại thuốc như cholestyramine và colestipol giúp giảm mức cholesterol bằng cách ngăn chặn tái hấp thu axit mật. Trong quá trình này, thuốc cũng có thể làm giảm mức độ hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin K. Nếu bạn đang sử dụng thuốc ngăn tái hấp thu axít mật, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc có cần bổ sung để tránh thiếu vitamin K hay không.
Trẻ sơ sinh có thể bị thiếu vitamin K khi sinh
Hội Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng mỗi trẻ sơ sinh nên được nhận một liều duy nhất 0,5 đến 1 miligam vitamin K1 khi sinh. Điều này là do vitamin K được vận chuyển kém qua rau thai và thiếu vitamin K trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh có thể gây ra một tình trạng gọi là chảy máu do thiếu vitamin K (VKBD). Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc VKBD cao hơn vì kho dự trữ vitamin K rất thấp khi sinh, nồng độ vitamin K thấp trong sữa mẹ và đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa có những vi khuẩn đường ruột sản sinh vitamin K. Nếu VKDB xuất hiện dưới dạng chảy máu trong hộp sọ, nó có thể đe dọa tính mạng.
Xét nghiệm phát hiện thiếu vitamin K
Có thể kiểm tra mức vitamin K thông qua xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu có thể đánh giá tỷ lệ % protein phụ thuộc vitamin K chưa hoạt hóa. Tỷ lệ cao hơn là một dấu hiệu tiềm năng cho thấy tình trạng vitamin K thấp, vì vitamin K là cần thiết để carboxylate, hoặc hoạt hóa, các protein này.
Những loại nước ép rau củ tuyệt vời cho mùa hè nóng bức
Trong những ngày hè nóng bức, bạn có xu hướng chọn một chai nước ngọt có ga ướp lạnh để giải khát mà đôi khi không nghĩ đến những hậu quả mà nó có thể gây ra cho sức khỏe của bạn.
Nước ép bí ngô sẽ khiến bạn phải mê mẩn. Loại nước ép chứa nhiều vitamin D, B1, B2, B6, C, E và các khoáng chất như đồng, magiê, sắt và phốt pho - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đó là lý do bạn nên chuyển sang thưởng thức những loại nước ép rau củ vốn được đánh giá là lành mạnh hơn.
Sau đây là một số loại nước ép nên dùng trong mùa hè mà bạn có thể tham khảo, theo The Times of India.
1. Nước bí ngô
Điều này nghe có vẻ khác thường, nhưng lợi ích sức khỏe của loại nước ép bí ngô sẽ khiến bạn phải mê mẩn. Loại nước ép chứa nhiều vitamin D, B1, B2, B6, C, E và các khoáng chất như đồng, magiê, sắt và phốt pho.
Vì vậy, mùa hè này bạn hãy dùng loại nước ngọt hấp dẫn này, để tăng hương vị bạn có thể thêm vào một ít mật ong, nước cốt chanh và thậm chí một vài lá bạc hà. Dùng loại quả này ở dạng tự nhiên giúp giữ lại các lợi ích sức khỏe dồi dào của nó.
Thêm một ly đầy nước ép này không chỉ giúp cải thiện khả năng miễn dịch của bạn mà còn đem lại điều kỳ diệu cho những người bị bệnh sỏi gan, thận hoặc túi mật. Các chất chống ô xy hóa có trong nước bí ngô góp phần giải tỏa tắc nghẽn động mạch đồng thời giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Bên cạnh đó, chất xơ trong bí ngô có tác dụng giảm táo bón.
2. Nước cà rốt
Với hương vị tuyệt vời và nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, cà rốt là một trong những loại rau củ linh hoạt nhất được sử dụng để chế biến kẹo mứt, súp và nước ép.
Cà rốt cũng là loại củ có thể được trồng và thu hoạch quanh năm. Với nhiều dưỡng chất như beta carotene, chất xơ, vitamin K1, kali và chất chống ô xy hóa, có thể nói cà rốt là một trợ thủ đắc lực cho sức khỏe.
Cà rốt giúp chữa bệnh quáng gà, cải thiện thị lực, giảm cholesterol, giúp cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân, theo The Times of India.
3. Nước ép củ cải đường
Dù thường được coi là một loại rau củ mùa đông, nhưng với những tiến bộ trong công nghệ canh tác, củ cải đường giờ đây sẵn có quanh năm. Củ cải đường tạo nên một loại nước ép tốt cho sức khỏe cho mùa hè nhờ nó chứa nhiều chất dinh dưỡng như folate (vitamin B9), mangan, kali, sắt và vitamin C.
Củ cải đường và nước ép củ cải đường đã được chứng minh có thể cải thiện sự lưu thông máu, giảm huyết áp và tăng hiệu quả tập thể dục. Bạn có thể tăng cường hương vị cho loại nước ép này bằng cách thêm chanh và rau mùi tươi. Hương vị đặc trưng của củ cải đường rất đáng để bạn uống thử.
4. Nước ép bầu
Bầu là loại quả phổ biến trong cuộc sống chúng ta nhưng không phải ai cũng thích ăn bầu. Thật ra, loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin K, C, canxi. Một ly nước ép bầu có thể giúp điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể, kiểm soát trọng lượng cơ thể đồng thời cân bằng mức huyết áp trong máu.
Nước ép bầu là một thức uống khác thường, nhưng nó có thể mang lại những lợi ích sức khỏe phi thường, khiến nó trở thành một lựa chọn "thời thượng" cho những người ý thức về sức khỏe.
Từ tác dụng làm mát đối với cơ thể đến việc xử lý các vấn đề về đường tiết niệu, đến việc điều trị táo bón và giảm căng thẳng, một ly nước ép trái cây tươi có thể giúp ích cho cơ thể bạn theo nhiều cách khác nhau. Để tăng hương vị và sức khỏe, bạn cũng có thể thêm một ít dưa leo tươi, nước cốt chanh và lá bạc hà.
5. Nước ép dưa leo
Từ việc thêm hương vị cho món rau trộn đến việc làm cho những chiếc bánh sandwich trở nên ngon miệng hơn, dưa leo là một loại quả kỳ diệu, chứa đầy sự tốt lành của tự nhiên, và việc thêm nó vào chế độ ăn mùa hè có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
Ngoài ra, dưa leo có chứa các chất dinh dưỡng như folate, a xít pantothenic, sắt, silica, các vitamin K, C, B-6, magiê, phốt pho, riboflavin, canxi, kẽm... Chưa hết, thêm dưa leo vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại những bệnh tật và dị ứng theo mùa, hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón do sự hiện diện của chất xơ, cung cấp nước và làm mát cơ thể, kiểm soát cân nặng.
Một ly nước ép dưa leo cao cũng có thể góp phần đáng kể trong việc giải độc cơ thể. Vì vậy, mùa hè này hãy chọn nước ép dưa leo, thêm một ít tiêu đen, muối và nước chanh để làm cho nước ép của bạn ngon miệng hơn, theo The Times of India.
Thứ rau dại được ví như "sâm xanh" dưỡng gan thận nhưng không phải ai cũng biết Rau má là thứ rau dại mọc khắp bờ ruộng, bờ đầm làng quê Việt. Ít ai biết thứ rau mùa hè này là một thảo dược quý trong y học cổ truyền. Theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, rau má là thứ rau "đặc sản" tốt cho cơ thể trong những ngày...