8 chứng bệnh mới liên quan tới công nghệ
Dưới đây là 8 chứng bệnh liên quan tới công nghệ rất khó phát hiện mặc dù khá phổ biến: Ảo giác chuyển động, phản xạ “Undo”, gù lưng vì tablet..
Các nhà nhân chủng học đã phát hiện ra rằng có những chứng bệnh kỳ lạ đã bắt đầu xuất hiện trong thế giới hiện đại. Trong khi máy móc giúp giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc và tăng khả năng tiếp cận tri thức, cuộc sống hiện đại cũng chứa đựng nhiều thứ gây cản trở việc phát triển trí tuệ và thể lực.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 8 căn bệnh liên quan tới công nghệ rất dễ mắc phải, và nghiêm trọng hơn, đôi khi bệnh nhân khó ý thức được là mình đã mắc phải chứng bệnh này.
1. Mắt bị ảo giác chuyển động
Triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn xem một video có hình ảnh liên tục chuyển động từ phải sang trái. Kết quả là mắt bạn sẽ quen với hướng chuyển động này, và khi hình ảnh dừng lại, bạn vẫn tiếp tục đảo mắt về bên phải. Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi bạn xoay tròn tại chỗ.
Chứng ảo giác này không gây ra hậu quả ngay lập tức, nhưng về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới thị giác, làm bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, đặc biệt đối với những người thường xuyên chơi game chuyển động.
2. Tổn thương ngón tay vì màn hình cảm ứng
Ngón tay trỏ của bạn dễ dàng bị kích thích khi bị dùng quá nhiều để điều khiển màn hình cảm ứng trên smartphone, tablet. Các triệu chứng thường gặp: tê, tấy đỏ, đau nhức, và trong các ca nghiêm trọng có thể bị phồng rộp.
Hầu hết các triệu trứng trên thường xuất hiện vào những ngày đầu tiên làm quen với thiết bị – khoảng thời gian mà người dùng hào hứng khám phá sản phẩm nhất.
3. Chuột rút vì máy chơi game
Video đang HOT
Bạn có thể mắc phải chứng chuột rút đau đớn trên bàn tay và ngón tay nếu cầm nắm và điều khiển máy chơi game (game controller) liên tục trong một thời gian dài. Không có cách điều trị cụ thể, ngoại trừ lời khuyên là bạn nên chơi game một cách điều độ, đứng dậy nghỉ ngơi và vận động sau khoảng 1 tiếng chơi game.
4. Gù lưng vì máy tính bảng
Tư thế sử dụng máy tính bảng phổ biến nhất là khom lưng, cúi đầu – một số người ví tư thế này với hình dáng của một bào thai trong bụng mẹ. Việc duy trì trạng thái này trong thời gian dài có thể gây ra bệnh gù lưng, đau lưng, đau cổ và thậm chí là chứng đau nửa đầu.
Cách tốt nhất là điều chỉnh tư thế sử dụng máy tính bảng, hoặc tối thiểu là thư giãn sau khoảng 1 tiếng sử dụng thiết bị. Một số nhà vật lý trị liệu đã gợi ý bài tập dựa lưng thẳng vào tường, kéo cằm ra phía trước để cho giãn gân cốt và cơ bắp.
5. Chấn thương vì máy chơi game bằng chuyển động
Tương tự như chứng đau cổ tay vì chơi quần vợt, người dùng máy chơi game Wii – game controller điều khiển bằng chuyển động của Nintendo – dễ có biểu hiện viêm gân, đau ở cánh tay (đặc biệt là xung quanh khuỷu tay).
Hiện tượng này thường xuất hiện ở những người dùng máy Wii để chơi tennis hoặc các trò yêu cầu vận động mạnh cánh tay. Có lẽ Nintendo cần nhanh chóng nghiên ứng dụng kiểm tra sức khỏe cho người chơi dùng game controller.
6. Phản xạ “undo”
Hầu hết các chương trình phần mềm đều ghi lại quá trình soạn thảo và chỉnh sửa tài liệu của người dùng, từ đó cho phép bạn hủy bỏ những thao tác gần nhất bằng cách thực hiện lệnh “undo” (nhấn tổ hợp phím Ctrl Z).
Đã bao giờ bạn bị thói quen “undo” gây ảnh hưởng ngoài đời thật? Ví dụ như, khi điền sai thông tin vào một tờ văn bản, đi sai làn đường giao thông, nhỡ miệng phát ngôn trong lúc tức giận bạn vô thức định nhấn “undo” để đảo ngược tình thế.
7. Ảo tưởng vì thiết bị cảm ứng
Hội chứng này dễ xuất hiện ở những người sử dụng màn hình cảm ứng quá nhiều, để rồi khi sử dụng các thiết bị có màn hình không cảm ứng, họ vẫn có xu hướng giơ ngón tay trỏ lên để vuốt, quẹt, nhấn..
8. Phát cuồng vì thương hiệu
Thí nghiệm lâm sàng cho thấy việc tiếp xúc quá nhiều với các thông điệp quảng cáo như của Apple có thể dẫn tới chứng bệnh phát cuồng vì thương hiệu.
Bạn mong mỏi được trải nghiệm các tính năng mới của iPhone và iPad, tham gia xếp hàng chờ mua sản phẩm mới, để rồi nếu không đạt được mục đích, người ta dễ dàng rơi vào trạng thái hối tiếc, thất vọng, hụt hẫng và thậm chí là bực tức.
Triệu chứng này rất dễ mắc phải và không có phương pháp phòng tránh vì bản chất con người luôn có ham muốn điều mới lạ.
Theo ICTnew
Hội chứng ống cổ tay: một loại dịch bệnh nghề nghiệp
Một sai lầm phổ biến hiện nay là nhiều người bị hội chứng ống cổ tay với cảm giác tê các ngón tay khi đi xe máy hoặc khi thức dậy buổi sáng, đến mức làm rơi đũa ăn, nhưng cứ nghĩ mình bị tê thấp, phong thấp...
Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chậm chữa trị có thể gây tàn tật do tổn thương thần kinh, teo cơ gò cái.
Dấu hiệu mắc bệnh
Hội chứng ống cổ tay là một trong những chấn thương thầm lặng liên quan đến công việc nhiều nhất, khiến hơn 2 triệu người phải khám bác sĩ hàng năm ở Mỹ. Tại Việt Nam, số người mắc bệnh này cũng khá cao.
Thần kinh giữa ở mặt lòng cẳng bàn tay chui qua đường hầm ở cổ tay, nằm chung với chín gân gập ngón tay. Các gân này nằm trong những bao nhớt, gọi là bao hoạt dịch. Gân bị viêm sưng to lên và lấn lên rễ thần kinh giữa thần kinh giữa mềm mại bị chèn ép nặng hơn bởi những gân cứng như dây thừng do sưng nề, gây ra bệnh.
Các triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau, tê nhức, châm chích ở các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón hai, ba và phân nửa ngoài ngón áp út, không bị một ngón rưỡi còn lại có thể thấy đau lan cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay, nhất là về đêm cầm nắm trở nên vụng về đôi khi đau lên tới cẳng tay. Người bệnh nhẹ cảm thấy tê buốt như bị kim châm ở bàn tay nặng hơn thì thấy rất đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức nhối cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng. Bệnh lâu ngày có thể gây teo cơ gò cái, khả năng cầm nắm yếu đi. Đo cơ điện đồ nơi tin cậy giúp thêm bằng chứng xác định chẩn đoán này. Gõ nhẹ vào nếp gấp lòng cổ tay - bàn tay cảm giác đau tê tăng lên.
Ai dễ mắc bệnh?
Dễ mắc bệnh này nhất là những người làm công việc đòi hỏi phải cầm nắm hay gập lòng cổ tay thường xuyên: thợ mộc, nhân viên văn phòng, nhà văn, nhà báo, người thu tiền quầy tạp hoá, vận động viên bóng bàn... Người dùng máy vi tính thường xuyên cũng dễ mắc hội chứng này, khi cầm nắm con chuột thường xuyên trong tư thế sai khiến sự căng giãn lặp đi lặp lại ở vùng cổ tay gây vi chấn thương. Tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ thời kỳ mãn kinh, có thai, đang dùng thuốc uống tránh thai hoặc những người mắc bệnh mạn tính như viêm khớp, tiểu đường, suy thận...
Để phòng ngừa bệnh, cần cho các cơ bắp nghỉ ngơi thư giãn, năng xoa bóp để giúp phục hồi khả năng tuần hoàn, tăng tưới máu cho các nhóm cơ vùng vai, cổ, tay. Thường xuyên tập thể dục, nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay.
Khi làm việc, cần chọn tư thế hợp lý, chẳng hạn ghế ngồi phải vừa tầm, mông cao hơn gối, lưng thẳng hay hơi ngả ra sau, tựa thắt lưng vào lưng ghế có ụ nhô ngang thắt lưng (lưng quần), hai chân chấm đất trong tư thế vững vàng nhưng thoải mái. Màn hình máy tính nên đặt ngang bằng hoặc thấp hơn tầm mắt một chút. Khi làm việc, những ngón tay có thể cong nhẹ hoặc duỗi ra mà không cần phải vặn cổ tay. Nếu được, để cổ tay tựa nhẹ lên tấm thảm chuột có một phần nhô lên bằng gel mềm. Bàn phím tốt nhất nên đặt thẳng hoặc thấp hơn khuỷu tay. Thực hiện chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.
Điều trị cách nào?
Dễ mắc bệnh này nhất là những người làm công việc đòi hỏi phải cầm nắm hay gập lòng cổ tay thường xuyên: thợ mộc, nhân viên văn phòng, nhà văn, nhà báo, người thu tiền quầy tạp hoá, vận động viên bóng bàn... Người dùng máy vi tính thường xuyên cũng dễ mắc hội chứng này.
Phần lớn các trường hợp hội chứng ống cổ tay có thể khỏi khi người bệnh thay đổi môi trường làm việc, thay đổi cách sống cho khoa học và hợp lý. Những trường hợp hội chứng ống cổ tay thể nặng phải được điều trị nội khoa tích cực, nếu không chuyển biến thì phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Điều trị bảo tồn bao gồm ý thức tránh các động tác sai, gập lòng cổ bàn tay lặp đi lặp lại mang nẹp lòng cẳng bàn tay vào đêm để tránh cổ tay gập uống thuốc kháng viêm không phải corticoid cho những ca nhẹ. Sử dụng hết sức dè dặt thuốc corticoid chích tại chỗ nếu thấy bệnh nặng không đáp ứng trị liệu bảo tồn nêu trên. Khi tê nặng ảnh hưởng công việc hay khi đã thấy teo cơ gò cái thì nên phẫu thuật giải ép cắt dải dây chằng mặt lòng cổ tay để giải phóng thần kinh giữa. Tập luyện lại bàn, ngón tay để sớm phục hồi vận động các ngón, đặc biệt làm nở lại cơ gò cái.
Cảnh giác với gãy đầu dưới xương quay Gãy đầu dưới xương quay hay "gãy cổ tay"- một loại gãy nếu được điều trị không tốt sẽ bị can lệch, gây ra hội chứng ống cổ tay - thường gặp ở vận động viên hay người có tuổi bị loãng xương. Đây là loại gãy đầu xa xương quay cùng phía ngón tay cái. Gãy đầu dưới xương quay xảy ra khi té chống bàn tay đang duỗi hay gập. Gãy có thể đơn giản thành hai đoạn, hay gãy phức tạp với nhiều mảnh xương bể. Điều trị cho gãy đơn giản thường là nắn và bó bột. Gãy phức tạp phải được điều trị bằng phẫu thuật, mổ nắn và cố định dụng cụ. Thời gian lành xương là sáu đến tám tuần lễ. Phải chăm sóc kỹ khi đang bó bột. Nếu bột lỏng có nguy cơ xương nắn rồi lại bị di lệch, tạo can lệch sau này vì thế phải giữ bột khô, dùng bao nilông che chắn kỹ khi lau mình hay tắm đừng kéo gòn bao che da trong bột đừng dùng vật lạ chọc vào trong bột để gãi ngứa giữ không cho bụi, cát rơi vào trong bột mời bác sĩ xem nếu bị ngứa hay da bị kích thích đừng bẻ gãy hay xén rìa bột mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Khám bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng sau: đau gia tăng và cảm giác bột bó quá chặt tê và có cảm giác châm chích ở bàn tay cảm giác nóng, châm chích do da quá căng sưng quá mức bàn, ngón tay do mạch máu lưu thông kém mất điều khiển ngón tay.
Theo PGS.TS.BS Võ Văn Thành
Sài Gòn tiếp thị
Tác hại của việc làm đêm Những giờ làm việc ban đêm đã được cơ quan quốc tế Nghiên cứu về bệnh ung thư (IARC) đưa vào danh sách những tác nhân gây ung thư. Điều này cũng có nghĩa người lao động có quyền đòi hỏi trợ cấp bệnh nghề nghiệp khi họ phải làm ban đêm. Những nghiên cứu đáng tin cậy Các nhà khoa học Nhật...