8 chiếc tàu ngầm Mỹ đang ở gần biển TQ
Trung Quốc đừng tưởng bở sẽ đánh thắng Mỹ trong một trận chiến, vì quan niệm như thế là một sai lầm tai hại, không biết sức mạnh quyết định của hạm đội tàu ngầm chạy bằng hạt nhân của Mỹ.
Ảnh: Sức mạnh tàu ngầm Mỹ
Đây là nội dung bài viết “China thinks it can defeat America in Battle” của tác giả David Axe trên trang War is Boring ngày 8.7. Một Thế Giới xin lược dịch:
Tin xấu trước: TQ nay tin họ có thể thành công trong việc ngăn chặn Mỹ can thiệp vào tình huống TQ xâm chiếm Đài Loan hoặc một cuộc tấn công quân sự nào khác của Bắc Kinh.
Kế đến là tin tốt: TQ sai lầm vì một lý do chính: xem ra họ không biết sức mạnh quyết định của tàu ngầm hạt nhân Mỹ.
Hơn nữa, vì những lý do kinh tế – địa chính, Bắc Kinh chỉ có cửa hẹp trong việc sử dụng quân sự để thay đổi cơ cấu trật tự thế giới. Nếu TQ không có động thái quân sự nào trong 20 năm tới, có lẽ họ sẽ không bao giờ động binh.
Hạm đội tàu ngầm của hải quân Mỹ – lực lượng lặng lẽ bảo vệ trật tự thế giới hiện tại – phải giữ thế chặn TQ trong 20 năm nữa. Sau đó, Mỹ có thể tuyên bố một dạng chiến thắng ngầm trong cuộc Chiến tranh Lạnh ngày càng lạnh với TQ.
TQ làm sao chiến thắng ?
Tin xấu đến từ Lee Fuell thuộc Trung tâm tình báo không gian và vũ trụ của không quân Mỹ, khi ông giải trình trước Ủy ban xem xét an ninh – kinh tế Mỹ-Trung tại Washington D.C ngày 30.1.2014.
Suốt nhiều năm, kế hoạch quân sự TQ nhận định bất kỳ cuộc tấn công nào của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) lên Đài Loan hoặc một hòn đảo tranh chấp đều sẽ bắt đầu bằng một cuộc tấn công tên lửa phủ đầu kiểu Trân Châu Cảng, chống lại quân Mỹ ở Nhật và đảo Guam.
Vì PLA rất sợ một cuộc can thiệp ồ ạt của Mỹ, nên họ tin họ không thể thắng, trừ khi Mỹ bị loại khỏi cuộc chiến ngay từ trước khi chiến dịch chủ lực bắt đầu.
Không cần phải nói nhiều, một cuộc tấn công phủ đầu là một lựa chọn rất liều lĩnh. Nếu thành công, PLA chỉ có thể có đủ không gian – thời gian để đánh bại quân phòng thủ, chiếm địa bàn rồi tự lập thế có lợi cho một cuộc hòa giải hậu chiến.
Nhưng nếu TQ không thể làm tê liệt quân Mỹ bằng một cuộc tấn công bất ngờ, Bắc Kinh sẽ thấy mình tham gia một cuộc chiến tổng lực trên hai mặt trận: chống lại nước mà họ đang xâm lược, cộng với sức mạnh của Bộ chỉ huy Mỹ tại Thái Bình Dương vốn trang bị đầy đủ và có thể nhận sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Đó là trước đây. Nhưng sau 20 năm hiện đại hóa quân sự, PLA đã thay đổi hẳn chiến lược chỉ từ năm ngoái. Theo Fuell, các bài viết gần đây của các sĩ quan PLA chỉ ra “sự tin tưởng ngày càng lớn trong PLA rằng họ có thể dễ dàng đương cự sự dính líu của Mỹ”.
Chuyện đánh phủ đầu bị loại vì dễ bị Mỹ phản công tổng lực. Thay vào đó, Bắc Kinh tin họ có thể đánh Đài Loan hoặc một nước láng giềng khác đồng thời ngăn chặn được sự can thiệp của Mỹ mà không bị đổ máu.
Họ sẽ làm thế bằng cách triển khai ồ ạt lực lượng quân sự – tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, chiến đấu cơ mà Washington không dám nhảy vào.
Tác động “nốc-ao” trong việc chặn Mỹ có thể làm thay đổi thế giới. Học giả Roger Cliff ở Hội đồng Atlantic cũng nói ở cuộc điều trần của Fuell: “Việc chúng ta rút lại sự quyết tâm bảo vệ Đài Loan, Nhật hoặc Philippines sẽ góp phần nhượng Đông Á cho sự thống trị của TQ”.
Video đang HOT
Tệ hơn, trật tự kinh tế tự do của thế giới – cùng với nó là toàn bộ khái niệm dân chủ – có thể phải chịu sự tổn thất không thể nào sửa chữa được. Cliff khẳng định: “Mỹ có đủ lợi ích vật chất và tinh thần trong một thế giới mà các quốc gia dân chủ có thể tồn tại và phát triển”.
Phục vụ lặng lẽ
May mắn cho trật tự tự do ấy, Mỹ hiện sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh nhất thế giới, vốn có thể nhanh chóng đánh chìm bất kỳ hạm đội xâm lược nào của TQ.
Mỹ có nhiều lớp tàu ngầm. Nhiều chiếc thuộc lớp tấn công Los Angeles bắt đầu hoạt động thời Chiến tranh Lạnh, hiện được thay thế bằng lớp tàu Virginia mới hơn vốn được cải thiện khả năng cảm biến và tàng hình.
Toàn bộ 3 chiếc Sói biển đang ở Thái Bình Dương đều to, nhanh và trang bị vũ khí nhiều hơn các tàu ngầm khác.
Tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa là các chiếc mang tên lửa đạn đạo cũ, mỗi chiếc mang 154 tên lửa hành trình. Nhìn chung, tàu ngầm Mỹ to hơn, nhanh hơn, lặng lẽ hơn và mạnh hơn đội tàu ngầm của toàn thế giới.
Tàu ngầm tên lửa Georgia của hải quân Mỹ
Tuy chỉ là một số nhỏ, tàu ngầm có tác dụng chiến lược-chiến thuật hiệu quả cao, với khả năng lặng lẽ lướt dưới biển, đột ngột tấn công bằng thủy lôi và tên lửa.
Khi tuyên bố sẵn sàng chặn quân Mỹ, PLA xem ra quên mất lợi thế dưới biển khổng lồ của Mỹ. Không bất ngờ khi Bắc Kinh xem thường tàu ngầm Mỹ. Đa số dân Mỹ cũng coi thường hạm đội dưới biển của họ và đó hoàn toàn không phải lỗi họ.
Lực lượng tàu ngầm Mỹ đau lòng tránh sự chú ý của giới truyền thông, nhằm tối ưu hóa sự bí mật và tàng hình của họ. Trang web của hải quân Mỹ viết: “Tàu ngầm lướt dưới biển thế giới mà không bị ai thấy”.
Không ai thấy, không ai nghe nói đến. Đó là lý do tại sao lực lượng tàu ngầm tự gọi họ là “Phục vụ lặng lẽ”.
Hải quân Mỹ có 74 tàu ngầm, gồm 60 chiếc là tàu ngầm tấn công hoặc tàu ngầm trang bị tên lửa, được hiện đại hóa để tìm-diệt các tàu khác hoặc đánh các mục tiêu trên bộ. Tính cân bằng là tàu tên lửa đạn đạo mang tên lửa hạt nhân và không tham gia vào các chiến dịch quân sự kiểu Thế chiến 3 bằng hạt nhân.
33 chiếc tàu ngầm tấn công và trang bị tên lửa thuộc Hạm đội Thái Bình Dương với căn cứ chính ở bang Washington, bang California, Hawaii và đảo Guam.
Triển khai hoạt động từ 6 tháng đến một năm rưỡi, các tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương thường cập cảng ở Nhật và Hàn Quốc, đôi lúc đến cả vùng Bắc cực băng giá.
8 tàu ngầm Mỹ ở gần bờ biển TQ
Theo đô đốc Cecil Haney, cựu chỉ huy hạm đội tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương, ngày nào cũng có 17 tàu ngầm lướt dưới đáy biển và 8 chiếc “triển khai tới phía trước”, có nghĩa họ ở gần vị trí có thể xảy ra đánh nhau.
Đối với Hạm đội Thái Bình Dương, điều này có nghĩa là vùng biển gần TQ. 8 chiếc tàu ngầm này có thể hủy diệt kế hoạch quân sự TQ, nhất là do kỹ năng chống ngầm của PLA bị hạn chế.
Chuyên gia Cliff giải trình “Dù TQ có thể khống chế mặt biển quanh Đài Loan, khả năng phát hiện và đánh chìm tàu ngầm của Mỹ của họ sẽ rất hạn chế trong tương lai gần. Các tàu ngầm này có khả năng ngăn chặn và đánh chìm các phương tiện đổ bộ của TQ khi họ tiến tới chiếm Đài Loan”.
Vì thế, không thành vấn đề chuyện PLA hiện đại cho rằng họ sở hữu các điều kiện đánh Mỹ trên mặt biển, trên bộ và trên không. Nếu họ không thể di chuyển lực lượng xâm lược trong tham vọng chiếm đoạt lãnh thổ, thì họ không thể thực hiện các mục tiêu chiến lược, như chiếm Đài Loan hoặc vài hòn đảo mà nước láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền dù bằng các phương cách quân sự.
Mỹ sẽ không tạo ra Thế chiến
Thực tế này sẽ định hướng cho chiến lược của Mỹ. Khi Mỹ đã tạo được trật tự thế giới, họ chỉ cần bảo vệ trật tự này. Nói cách khác, Mỹ có chiến lược cao hơn TQ, vì TQ phải tấn công và làm thay đổi thế giới theo trật tự họ muốn.
Về mặt quân sự, điều này có nghĩa Mỹ có thể không cần quan tâm ít nhiều đến khả năng của TQ, gồm những khả năng xem ra đe dọa các lợi thế truyền thống của Mỹ về chiến tranh hạt nhân, không chiến, bộ chiến và hải chiến.
Giáo sư Wayne Hughes của Viện hải quân Mỹ chỉ rõ: “Chúng tôi sẽ không xâm lược TQ, nên không cần đến bộ binh. Chúng tôi sẽ không đánh phủ đầu bằng hạt nhân. Chúng ta không nên chọn kế hoạch phủ đầu bằng không quân-hải quân vào Hoa lục, vì đó là cách gây ra Thế chiến”.
Thay vào đó, Mỹ phải không cho TQ tự do trong vùng biển của họ. Giáo sư Hughes nói: “Chúng ta chỉ cần đủ chỗ để đe dọa một cuộc chiến trên biển”.
Theo ông, một hạm đội tối ưu hóa để chống TQ cần có nhiều tàu nhỏ nổi để tạo một cuộc bao vây thương mại. Nhưng lực lượng chủ chiến sẽ là tàu ngầm, “để đe dọa hủy diệt toàn bộ tàu chiến TQ và tàu thương mại của họ trên biển Đông”.
Chuyên gia Cliff đánh giá nếu xảy ra chiến tranh, mỗi tàu ngầm Mỹ “có thể phóng vài thủy lôi trước khi rút lui để bảo toàn lực lượng”.
Nhưng nếu mỗi trong 8 chiếc tàu ngầm Mỹ phóng 3 thủy lôi, và chỉ cần nửa số thủy lôi này bắng trúng mục tiêu, thì tàu tấn công Mỹ có thể tiêu diệt toàn bộ lượng tàu đổ bộ chủ lực của TQ, từ đó triệt tiêu khả năng chiếm Đài Loan hoặc chiếm đảo tranh chấp của Bắc Kinh.
Chờ Trung Quốc suy tàn
Nếu tàu ngầm Mỹ tạo được hàng rào ngăn chặn trong 20 năm nữa, TQ có thể sẽ chấm dứt thái độ hung hăng hiện tại mà không tấn công được ai.
Vì hướng kinh tế và dân số TQ đang tiến nhanh tới một thế hệ cao tuổi, sức tăng trưởng kinh tế xẹp hẳn, và chỉ còn vài nguồn lực để có thể hiện đại hóa quân sự.
Công bằng mà nói, hầu hết các quốc gia phát triển đều trải qua sự lão hóa của dân tộc, chậm tăng trưởng và ý thức hòa bình ngày càng tăng. Nhưng TQ đã phải thừa nhận tỷ lệ sinh con tụt giảm đáng kể do chính sách một con của Đảng Cộng sản TQ.
Một yếu tố khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh trong 30 năm qua của TQ tỏ ra không bền vững, theo nhà phân tích Andrew Erickson của Học viện Hải chiến Mỹ. Ông còn nói từ năm 2030, TQ sẽ có tỷ lệ người trên 65 tuổi cao nhất thế giới.
Mà một xã hội lão hóa với quá nhiều kỳ vọng, bị đè nặng vì tỷ lệ bị bệnh kinh niên của lối sống ru rú trong nhà chắc chắn sẽ buộc TQ phải giảm chi quân sự và giảm chi phát triển kinh tế để xử lý vấn đề này.
Tàu tấn công – đổ bộ Type 071 của TQ
Khôn ngoan hơn, các chính khách cùng lãnh đạo quân đội Mỹ đã đầu tư cần thiết để duy trì sức mạnh dưới đáy biển trong một thời gian dài như vậy.
Sau giai đoạn giảm sản xuất tàu ngầm đến đáng ngại, kể từ năm 2012, Lầu Năm Góc đã đề xuất và Quốc hội Mỹ thông qua, hải quân Mỹ đã có 2,5 tỉ USD để đóng hai chiếc tàu ngầm lớp Virgina/năm, một sức mua thích hợp để duy trì vĩnh viễn hạm đội tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới.
Lầu Năm Góc cũng cải thiện mẫu thiết kế lớp tàu này, tăng thêm máy bay không người lái phóng từ dưới biển, lắp thêm tên lửa và khả năng có một loại tên lửa chống tàu mới.
Trần Trí
Theo Một thế giới
Thủ tướng Nhật tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 8/7 đã khẳng định luôn để ngỏ cửa đối thoại với Trung Quốc, đồng thời cho rằng hai nước có những "mối liên hệ không thể tách rời", bất chấp những căng thẳng gần đây.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Từ lâu mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đã trong cảnh lạnh nhạt do những tranh chấp trên biển Hoa Đông, với sự thiếu tin tưởng ngày càng tăng sau khi Nhật có bước đi nới lỏng sự ràng buộc của quân đội nước này.
Hiện ông Abe đang có chuyến thăm Úc, để cùng người đồng cấp nước chủ nhà Tony Abbott ký các thỏa thuận hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, một động thái có thể khiến Trung Quốc càng thêm giận dữ.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới địa phương, ông Abe khẳng định luôn quan tâm tới việc vun đắp cho mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với Bắc Kinh, đồng thời hối thúc Trung Quốc có vai trò xây dựng hơn đối với an ninh khu vực.
"Nhật Bản và Trung Quốc có mối liên hệ không thể tách rời nhau. Việc các quốc gia láng giềng có những vấn đề chưa thể giải quyết không phải hiếm thấy", ông Abe nói. "Trung Quốc là một nước lớn, mà cùng với Nhật và Úc, phải có vai trò vững chắc hơn trong việc đảm bảo hòa bình và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tôi kỳ vọng mạnh mẽ rằng Trung Quốc sẽ tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, và giữ vài trò xây dựng trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực. Trên nguyên tắc một mối quan hệ cùng có lợi, dựa trên những lợi ích chung chiến lược, tôi muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc theo một cách giúp gìn giữ triển vọng rộng lớn hơn".
"Cánh cửa của tôi luôn để mở cho đối thoại. Tôi chân thành hy vọng rằng Trung Quốc cũng có cách tiếp cận tương tự", vị thủ tướng Nhật khẳng định.
Hồi tuần trước, Trung Quốc đã chỉ trích ông Abe sau khi nội các của ông chính thức phê chuẩn việc diễn giải lại một điều khoản trong hiến pháp, cấm việc sử dụng lực lượng vũ trang, ngoại trừ những tình huống được quy định rất chặt chẽ.
Bắc Kinh cho rằng việc này có thể mở đường cho quá trình tái quân sự hóa một quốc gia họ xem là chưa bày tỏ sự hối hận đúng mức về các hành động của mình trong Thế chiến II.
Căng thẳng cũng tiếp tục leo thang tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Nhật kiểm soát còn Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Anh "khoe" tàu sân bay mới dài tương đương 28 chiếc xe buýt Tàu sân bay mới của hải quân hoàng gia Anh đã được đặt tên tại một buổi lễ có sự tham gia của Nữ hoàng Anh Elizabeth II ở Scotland hôm qua 4/7. Nữ hoàng Anh và chồng tham dự lễ đặt tên cho tàu sân bay mới. Nữ hoàng Elizabeth II đã đập một chai rượu whiskey vào tàu chiến lớn nhất...